Khái quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội và giáo dục của

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT huyện nghi xuân tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 52 - 57)

GIÁO DỤC CỦA HUYỆN NGHI XUÂN

2.1.1 Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Nghi Xuân

Nghi Xuân là huyện ven biển bãi ngang, nằm về phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh. Phía Bắc giáp thành phố Vinh, Nghệ An; phía Nam giáp huyện Can Lộc và huyện Lộc Hà; phía Tây giáp thị xã Hồng Lĩnh và huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An; phía Đông giáp biển Đông; cách sân bay Vinh cũng như Ga Vinh trên 10 km, cách thành phố Hà Tĩnh 45 km, cách biên giới nước bạn Lào hơn 60km. Địa phận huyện Nghi Xuân được khép kín bằng các chỉ giới tự nhiên: phía tây và tây nam là dãy núi Hồng Lĩnh; phía bắc là sông Lam, phía đông là biển. Như vậy vùng đất được kiến tạo có sông, biển, đồng bằng, núi đồi, hải đảo - một địa thế "tam hợp" sơn thuỷ hữu tình.

Diện tích tự nhiên 22.000 ha, với chân núi trải dài gần 50 km có nhiều hồ đập lớn nhỏ,Nghi Xuân có 32 km bờ biển, với bãi cát trải dài, thoải mịn, sạch sẽ, hoang sơ; có 28 km bờ sông Lam gồm có một Cảng Biển, hai Cảng Sông.

Khí hậu, mùa nắng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu khô nóng nhất là từ tháng 5 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình từ 24,70C (tháng 4) đến 32,90C (tháng 6). Mùa này thường nóng bức, nhiệt độ có thể lên tới 38,5 - 400C. Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 18,30C (tháng 1) đến 21,80C (tháng 11) với nhiều ngày có nhiệt độ trung bình thấp 8,60C (tháng 2);

Dân số toàn huyện gần 100.000 người, nhân dân có truyền thống cần cù chịu khó lao động và học tập, 75% dân số sống chủ yếu bằng nghề nông, một nắng hai sương bám chắc ruộng đồng để tồn tại và phát triển.

Toàn huyện có 19 đơn vị hành chính cấp xã và hai thị trấn. Thị trấn Nghi Xuân là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của huyện, cách thành phố Vinh 10 km về phía nam, cách thị xã Hà Tĩnh 50 km về phía Bắc. Huyện có nhiều di tích lịch sử trong đó có 43 di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, cấp tỉnh; có khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du gắn với tác phẩm Truyện Kiều bất hủ; di tích Danh nhân Nguyễn Công Trứ, Nghi Xuân cũng là một trong những nôi Ca Trù của cả nước, đã được UNESCO công nhận di sản văn hoá phi vật thể cần bảo tồn khẩn cấp của nhân loại; có đền Hoàng Mười (đền Củi), đền Huyện, chùa Phong Phạn, chùa Đà Liễu, chùa Thanh Lương, đình Hội Thống, di chỉ khảo cổ Bãi Cọi Xuân Viên, ... tạo nên một Nghi Xuân không chỉ thơ mộng mà còn là vùng địa linh nhân kiệt, ẩn chứa nhiều trầm tích văn hoá qua nhiều địa tầng văn hoá.

Trong những năm gần đây thực hiện công cuộc đổi mới, do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ và nhân dân Nghi Xuân đã mở ra nhiều hướng đi để phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà từ khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, như nghề mộc ở Xuân Phổ, nghề trồng đay dệt chiếu ở Xuân Giang 2, nghề sản xuất gạch ngói ở Cổ Đạm, nghề xây dựng ở Tiên Điền, Xuân Mỹ, xuất khẩu lao động ở Cương Gián, nghề mây tre đan ở Xuân Yên, Xuân Viên, phát triển các doanh nghiệp .... các mô hình này đã góp phần tạo cho bộ mặt Nghi Xuân ngày càng khởi sắc. Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế, Nghi Xuân còn đầu tư phát triển du lịch và coi du lịch là một mũi nhọn kinh tế của địa phương. Ngoài thu hút các nguồn vốn đầu tư của nhà nước và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, Nghi Xuân luôn có những cơ chế mở, thuận lợi cho công tác đầu tư để thực hiện công tác xã hội hoá về phát triển du lịch và dịch vụ thương mại.

Hiện nay, nhà nước và tỉnh đang triển khai đầu tư xây dựng khu công nghiệp Gia Lách; khu du lịch bãi biển Xuân Thành, vành đai đê ven sông lam…đây là thời

cơ để Nghi Xuân phát huy những tiềm năng lợi thế của mình. Nghi Xuân đang nỗ lực phấn đấu để trở thành trung tâm công nghiệp, du lịch phía bắc tỉnh nhà trong đó các yếu tố được tập trung xây dựng là cơ sở vật chất hạ tầng, văn hoá, dân trí, chất lượng nguồn nhân lực cho hiện tại và tương lai. Điều này đang đặt ra cho giáo dục Nghi Xuân những yêu cầu bức thiết về chất lượng giáo dục - đào tạo.

2.1.2. Khái quát về giáo dục Nghi xuân

Theo quan niệm người xưa, ở nơi nào có truyền thống học hành chữ nghĩa, nơi đó mới đáng trân trọng để làm biểu trưng cho đất nước quê hương. Truyền thống học hành phải được thể hiện bằng thực tế: những người đi học phải có năng lực có thể tranh lèo giật giải, so với các nơi. Được như vậy, ngày xưa gọi là được thành vùng khoa bảng.

Đất khoa bảng ở nước ta có nhiều. Có nơi có dòng học kế truyền: "họ Ngô một bồ tiến ". Có nơi: Một làng có đến gần 30 ông tiến sĩ, cả nước không thể nào theo kịp như làng Mộ Trạch (Hải Dương). Nhưng huyện Nghi Xuân lại có một thành tựu cũng khá độc đáo:

+ Cả huyện có đủ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Bảng nhãn là ông

Trần BảoTín (thế kỷ XV) ở làng Xuân Hải. Thám hoa là ông Ngụy Khắc Đản (thế kỷ XIX) ở làng Xuân Viên. Còn Trạng nguyên? Có cả hai cha con ông Hồ Đốn vốn ở Nghệ An di cư sang làng Khải Mông từ thế kỷ XIII. Nguyên gốc họ Hồ ở làng Quỳnh Lưu, nhưng Hồ Đốn, Hồ Thành cư ngụ lâu đời ở Nghi Xuân. Trước đây, mỗi khi làm lễ ở Văn thánh hàng huyện, các cụ đọc văn vẫn phải nhắc đến hai ông Trạng này.

+ Còn điều này thì ít có ở nhiều huyện trong cả nước ta. Ấy là thành tích khoa bảng này được phân bố đều cho cả huyện Nghi Xuân. Trước cách mạng tháng tám, Nghi Xuân có 36 xã, trang, sau 1945 còn lại 13 xã, thì lạ một điều là xã nào cũng có người đỗ tiến sĩ. Dọc đường hữu ngạn sông Lam, trên cùng là làng Quả Phẩm có tiến sĩ Thái Danh Nho, dưới cùng là xã Hội Thống có tiến sĩ Vũ Thời Mẫn. Phía trong giáp biển, Phan Xá có tiến sĩ Phan Chính Nghị; Xuân Viên giáp núi có tiến sĩ Ngụy

Khắc Tuần. Còn các xã khác, xã nào cũng có cử nhân, tú tài. Các huyện ở nhiều nơi, thường chỉ thấy tập trung ở một vài điểm chứ không rải ra như vậy. Gọi Nghi Xuân là đất khoa bảng, quả là không gượng ép, là sự thực chứ không phải đề cao. Người Nghi Xuân - và nhất là ngành giáo dục, nhớ đến truyền thống ấy, chắc chắn thầy trò phải cố gắng dạy tốt, học tốt hơn nữa.

Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, sự hỗ trợ đầy trách nhiệm ngày càng cao của nhân dân, toàn ngành giáo dục đã quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Đảng, phát huy mạnh mẽ truyền thống hiếu học của quê hương, đẩy mạnh phong trào thi đua, tạo được sự chuyển biến toàn diện, đảm bảo cho sự nghiệp Giáo dục& Đào tạo huyện nhà ổn định và phát triển.

Toàn huyện có 3 trường Trung học phổ thông, 1 Trung tâm GDTX, 12 trường THCS, 23 trường Tiểu học, 21 trường Mầm non. Đội ngũ CBQL và GV đều được tăng cường cả về số lượng và chất lượng; tỷ lệ GV đạt chuẩn ở các ngành học, bậc học từ 98% đến 100%. Công tác tổ chức bồi dưỡng chính trị, công tác phát triển Đảng trong các trường học được quan tâm, tỷ lệ Đảng viên trong các trường học đạt 67 %. Quy mô mạng lớp trường lớp được củng cố và phát triển ngày càng phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế của địa phương. Chương trình kiên cố hoá trường lớp được đẩy nhanh, CSVC, trang thiết bị dạy học tiếp tục được tăng cường, hạ tầng CNTT được cải thiện đáng kể. Ngành đã có những giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện như thực hiện chương trình giáo dục Mầm non mới; giáo dục phổ thông tiếp tục thực hiện đổi mới PPDH, hướng dẫn dạy học dựa trên chuẩn kiến thực kỹ năng. Giáo dục thường xuyên, dạy nghề thực hiện đa dạng nội dung chương trình, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 98%, tốt nghiệp THPT đạt 98,4%, BTVH đạt 97,1%. Củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS. Công tác phổ cập giáo dục THPT đã có những cố gắng, có 13/19 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục THPT.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, sự nghiệp phát triển GD&ĐT huyện Nghi Xuân đã có bước phát triển mới. Chất lượng giáo dục toàn diện ổn định và được nâng lên, song còn chậm và còn chênh lệch giữa các vùng miền trong huyện; HS bỏ học còn nhiều, tỉ lệ HS yếu kém còn cao, vẫn còn HS “ngồi nhầm lớp”, nhiều trường vẫn còn “bệnh thành tích”, chất lượng giáo dục còn thấp…ở một số trường THPT còn một bộ phận không nhỏ HS không chịu học, tỉ lệ HS bỏ học cao (0,5 - 1,5%). Thực tế là chất lượng đầu vào còn thấp, HS không học được và không chịu học, gây lãng phí cho gia đình và xã hội. So với các trường THPT ở các huyện trong tỉnh thì chất lượng giáo dục ở các trường THPT huyện Nghi Xuân vẫn còn thấp thua về nhiều mặt.

Quy mô mạng lưới giáo dục và chất lượng giáo dục cuối năm 2011 của huyện Nghi Xuân như bảng 2.1

*Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới và chất lượng giáo dục năm 2011

(Theo số liệu của UBND huyện Nghi Xuân tháng 12 năm 2011)

Loại hình trường Tổng số (trường) Tổng số HS (em) Chất lượng giáo dục

Xếp loại hạnh kiểm Xếp loại học lực

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém Mầm non 21 5107

Tiểu học 23 7253 7219 34 2294 2648 1530 63 68 THCS 12 6305 5022 1116 162 5 468 2234 3210 390 3 THPT 3 4572 3161 994 350 67 128 2057 2256 131 0

GDTX 1 265 126 125 14 0 0 23 212 30 0

Công tác xây dựng đội ngũ Nhà giáo và CBQL đã được chú trọng. Hầu hết cán bộ, GV đã được chuẩn hoá, nhiều cán bộ, GV có trình độ trên chuẩn, đa số có trình độ, năng lực, tâm huyết, tận tâm với nghề, cống hiến công sức thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của huyện nhà phát triển. Thực trạng đội ngũ Nhà giáo, cán bộ QLGD của huyện Nghi Xuân năm 2011 như bảng 2.2

* Bảng 2.2: Thực trạng đội ngũ Nhà giáo, cán bộ QLGD năm 2011

(Theo số liệu của UBND huyện Nghi Xuân tháng 12 năm 2011)

Loại hình trường Tổng số CBQL và GV (người) Trình độ đạt chuẩn (%) Trình độ đạt trên chuẩn (%) Số lượng thừa, thiếu (người) Mầm non 416 135 (32,5%) 281 (67,5%) Thiếu 28 Tiểu học 481 412 (85,7%) 69 (14,3%) Thiếu 29 THCS 496 150 (30,2%) 346 (69,8%) Thừa 81 THPT 254 207 (81,5%) 47 (18,5%) Thừa 20 GDTX 24 21 (87,5%) 3 (12,5%) 0

CSVC, trang thiết bị dạy học đã được tăng cường theo hướng chuẩn hoá. Nhiều trường học đã được xây dựng mới, đã chấm dứt được tình trạng học 3 ca/ ngày ở tất cả các trường học. Các phòng chức năng, phòng thư viện, phòng thí nghiệm… vẫn còn thiếu nhiều. Tuy đã được cải thiện đáng kể song CSVC, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học theo hướng đổi mới PPDH và sử dụng CNTT vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Thực trạng phòng học của các loại hình trường của huyện Nghi Xuân năm 2011 như bảng 2.3.

* Bảng 2.3: Thực trạng phòng học của các loại hình trường ở huyện Nghi Xuân năm 2011

( Theo số liệu của UBND huyện Nghi Xuân tháng 12 năm 2011)

Loại hình trường Tổng số phòng học TS phòng kiên cố TS phòng cấp 4 TS phòng tranh tre TS phòng mượn, phòng tạm TS phòng làm mới Mầm non 178 81 97 0 0 17 Tiểu học 304 259 45 0 0 12 THCS 186 186 0 0 0 15 THPT 97 97 0 0 0 15 GDTX 19 15 4 0 0 0

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT huyện nghi xuân tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w