NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy nghề ở trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp việt nam hàn quốc, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 51 - 52)

25 Hệ thống điều hoà khí trung tâm Cái

3.1NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.

3.1.1. Nguyên tắc tính mục tiêu

Mục tiêu thường cụ thể, rõ ràng có thể đo lường được, có tính khả thi, tính thực tế. Vì vậy, khi tiến hành lựa chọn các giải pháp phải đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra.

3.1.2. Nguyên tắc tính khoa học

Khi xây dựng các giải pháp phải căn cứ trên các văn bản hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, của các cấp Bộ, ngành về công tác quản lý TBDN trong nhà trường, đặc biệt là trong các trường nghề.

Tất cả các giải pháp đều xuất phát từ cơ sở khoa học và bằng mọi cơ sở khoa học kỹ thuật phân tích, đánh giá những mặt mạnh và những hạn chế của giải pháp.

Nội dung các giải pháp đảm bảo tính khoa học, hợp quy luật của hệ thống quá trình giáo dục. Ngoài ra, phải căn cứ trên việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý TBDN ở địa phương, từ đó phát hiện những vấn đề khó khăn trong lĩnh vực hoạt động này và đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý TBDN

3.1.3. Nguyên tắc tính cần thiết

Xây dựng các giải pháp phải cần thiết và đón đầu: cụ thể không thể để tình trạng TBDN đắp chiếu do không có giáo biết vận hành thiết bị, trong khi đó học sinh học chay, hoặc đầu tư TBDN không phù hợp với thực tế. Các giải pháp phải đón đầu so với trình độ phát triển của khoa học công nghệ cũng như sự phát triển của thời đại.

Trang bị đầy đủ đồng bộ các TBDN ở các khoa đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn đối với đầu ra của học sinh. Đạt chuẩn của quốc gia hoặc chuẩn khu vực.

3.1.4 Nguyên tắc tính khả thi

Chất lượng là sự phù hợp với mục đích.

Tính chất lượng và hiệu quả của sự lựa chọn các giải pháp đó là: Giải pháp đề ra khi thực hiện phải đạt hiệu quả và có tính khả thi cao.

Các giải pháp phải có tính khả thi, phải áp dụng được vào thực tiễn quản lý TBDN trong nhà trường.

Tính khả thi của các giải pháp phải được các cấp quản lý, cán bộ, GV, nhân viên các trường đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao, phát huy hiệu quả khi áp dụng vào tình hình thực tế ở các trường nghề.

Các nguyên tắc này có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng cũng có sự độc lập tương đối, điều cốt yếu là các nguyên tắc được sử dụng phải có sự phối hợp hài hoà và hỗ trợ cho nhau.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy nghề ở trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp việt nam hàn quốc, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 51 - 52)