MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HÀN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy nghề ở trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp việt nam hàn quốc, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 52 - 68)

25 Hệ thống điều hoà khí trung tâm Cái

3.2MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HÀN

NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - HÀN QUỐC, TỈNH NGHỆ AN

3.2.1 Giải pháp thứ 1: Đổi mới việc nâng cao hiệu quả quản lý TBDN của nhà trường

3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của giải pháp

- Phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong công việc của đội ngũ GV và CBNV nhà trường.

- Tạo cơ sở pháp lý và làm căn cứ để các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của nhà trường triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả, đồng thời có định hướng cho kế hoạch tiếp theo.

- Tránh sự ỷ lại, làm việc chồng chéo, đáp ứng nhu cầu sử dụng trang thiết bị để phục vụ mọi hoạt động đào tạo của nhà trường.

- Tạo không khí hăng say làm việc cho GV, CBGV và học sinh nhà trường. - Làm tăng hiệu quả, chất lượng công việc, làm thước đo giá trị cho các lĩnh vực hoạt động về TBDN.

3.2.1.2. Nội dung giải pháp.

Đổi mới việc xây dựng việc quản lý thiết bị dạy nghề theo hướng lâu dài và khả thi.

Đổi mới khâu tổ chức phân công nhân lực hợp lý, phân bổ kinh phí hợp lý, mua sắm trang thiết bị hợp lý kịp thời.

Đổi mới công tác chỉ đạo xây dựng quản lý TBDN theo cách giao việc, giám sát, động viên khích lệ cán bộ giáo viên để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng và quản lý TBDN bằng việc xây dựng tiêu chí cụ thể.

3.2.1.3. Qui trình thực hiện giải pháp

Nhìn chung giải pháp quản lý nói chung và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý TBDN nói riêng là một dạng hoạt động quản lý, cho nên qui trình thực hiện giải pháp quản lý TBDN thường được thực hiện theo các bước của một chu trình quản lý (kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra).

Bước 1: Xây dựng kế hoạch. - Đánh giá thực trạng

+ Nội dung kế hoạch quản lý TBDN đã có của trường và mức độ thực hiện các kế hoạch đó.

+ Việc thực hiện và trách nhiệm của từng thành viên trong Hội đồng nâng cao chất lượng trang thiết bị, TBDN nhà trường việc chi tiêu mua sắm trang thiết bị ra sao?

+ Tinh thần thái độ làm việc của GV, CBNV nhà trường như thế nào? + Kết quả giám sát, động viên của cán bộ quản lý cấp khoa, các bộ phận đối với việc thực hiện kế hoạch đề ra.

+ Thiết lập quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ giáo viên và nhân viên nhà trường.

+ Đề ra được những tiêu chí, tiêu chuẩn phù hợp với tình hình thực tiễn nhà trường.

- Dự kiến nhân lực, tài chính, thời gian, phương pháp tiến hành các hoạt động quản lý về TBDN đã nêu trên.

Bước 2: Tổ chức thực hiện.

+ Họp đảng uỷ - ban giám hiệu, giao ban, chi bộ để dự thảo thông qua và thảo luận về yêu cầu chung của đổi mới nội dung kế hoạch về phương pháp thực hiện kế hoạch, về phương thức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch theo hướng lâu dài, khả thi, soạn thảo, phổ biến kế hoạch.

+ Dự kiến nhân lực, tài chính, thời gian để triển khai có hiệu quả việc phân công nhân lực, việc phân bổ tiền và mua sắm TBDN một cách hợp lý, kịp thời.

+ Yêu cầu các khoa, các tổ chức, đoàn thể dự kiến phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân để thông qua ở họp giao ban, chi bộ và Hội nâng cao chất lượng TBDN.

+ Thiết lập quyền hạn về trách nhiệm của đội ngũ CBQL, GV, CBNV trong giám sát việc thi hành các kế hoạch, qui định về quản lý TBDN.

Bước 3: Chỉ đạo thực hiện.

Thông qua kế hoạch theo hướng dẫn mới khả thi ở họp giao ban và Hội đồng nâng cao chất lượng TBDN. Hiệu trưởng quyết định việc bố trí và phân công nhiệm vụ cho GV, CBNV theo nhu cầu công việc của hoạt động nâng cao hiệu quả quản lý TBDN. Thông qua kế hoạch phân bổ tiền và sự kiện mua sắm trang bị ngắn hạn và dài hạn.

- Phân công nhân lực phụ trách các phần việc hợp lý để đảm bảo thực thi nhiệm vụ có hiệu quả. Tổ chức mua sắm trang thiết bị đúng như dự kiến phù hợp với ngân sách đã phân bổ để phục vụ tốt hoạt động dạy và học của nhà trường.

- Hướng dẫn CBQL cấp khoa và cán bộ - giáo viên phụ trách TBDN (trưởng khoa, kế toán, thư viện, phòng thực hành, phòng máy tính,…) thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của họ để thực thi nhiệm vụ được giao.

- Giám sát, động viên bằng tinh thần và vật chất đối với lực lượng tham gia vào việc nâng cao hiệu quả quản lý TBDN của trường. Yêu cầu các bộ phận, các khoa chuyên môn khi đánh giá GV, CBNV phải căn cứ và bám sát các tiêu chí, tiêu chuẩn đã đề ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 4: Kiểm tra đánh giá.

- Họp hội nghị liên tịch (Đảng, chính quyền đoàn thể và hội đồng nâng cao chất lượng trang TBDN) để đánh giá về hiệu lực của kế hoạch nâng cao hiệu quả quản lý TBDN, về việc phổ biến kế hoạch về sự phối hợp của các tổ chức, đoàn thể, cán bộ - giáo viên phụ trách TBDN.

- Đối chiếu tiêu chí, tiêu chuẩn với hiệu quả công việc của tập thể và cá nhân có thành tích trong việc nâng cao hiệu quả quản lý TBDN, sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học, để định ra mức độ tuyên dương, khen thưởng. Từ đó ban hành các quyết định hoặc có các giải pháp để điều chỉnh sai lệch nếu có.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Kế hoạch của nhà trường không được trái với luật và văn bản dưới luật và văn bản chính sách Nhà nước và của địa phương.

- Kế hoạch phải thực sự mang tính đổi mới: Không dập khuôn máy móc theo kế hoạch cũ, có tính sáng tạo, kế thừa phát huy và dài hạn khả thi ngoài ra khâu tổ chức phân công mua sắm công tác chỉ đạo xây dựng, quản lý TBDN đánh giá cũng phải mang tính kế thừa và phát huy và khả thi áp dụng lâu dài.

3.2.2. Giải pháp thứ 2: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên HSSV nhà trường về nâng cao hiệu quả quản lý TBDN

3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa của giải pháp

Phát huy được tác dụng của Hệ thống các quy định mới về công tác đào tạo dạy nghề trong việc thực hiện mục tiêu quản lý hoạt động TBDN nhà trường. Cụ thể:

- Duy trì kỷ cương và đảm bảo sự thích ứng của Hệ thống các quy định mới về công tác đào tạo dạy nghề về nâng cao hiệu quả quản lý TBDN đối với giáo viên và học sinh sinh viên nhà trường.

- Huy động được sức mạnh tổng hợp của các cá nhân, đơn vị, các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường vào công tác nâng cao hiệu quả quản lý TBDN.

- Thực hiện phân cấp quản lý, phát huy được trách nhiệm và quyền hạn của đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, khoa và các thành viên trong việc nâng cao hiệu quả quản lý TBDN của nhà trường.

Làm cho Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành về hoạt động dạy nghề có tác động đến suy nghĩ và thể hiện trong hành động của giáo viên và học sinh, sinh viên và các thành viên trong nhà trường.

3.3.2.2. Nội dung giải pháp

Phổ biến Hệ thống các quy định mới về công tác đào tạo dạy nghề: Luật, Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành về hoạt động dạy nghề, qui định, kế hoạch cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, HSSV.

Xây dựng những qui định của nhà trường về quản lý TBDN phù hợp với tình hình thực tiễn.

Phát huy chức năng của các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường để phối hợp thực hiện các qui định về quản lý TBDN.

Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý cấp phòng, khoa và giáo viên phụ trách cũng như học sinh, sinh viên trong nhà trường về quản lý TBDN.

3.2.2.3. Quy trình thực hiện giải pháp.

Bước 1: Xây dựng kế hoạch. - Đánh giá thực trạng về:

+ Nội dung các quy định về nâng cao nhận thức quản lý TBDN đã có của nhà trường và mức độ hiệu lực của chúng;

+ Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh về yêu cầu của xã hội đối với đào tạo nghề của các trường nghề hiện nay;

+ Mức độ phát huy vai trò của các tổ chức và đoàn thể trong nhà trường đối với việc thi hành Luật Dạy nghề, Luật Giáo dục về nâng cao hiệu quả quản lý TBDN;

+ Kết quả giám sát của đội ngũ quản lý chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm lớp, người quản lý TBDN.

- Xác định các mục tiêu chủ yếu về :

+ Soạn thảo, ban hành và tổ chức thực hiện quy định giáo dục và đào tạo nghề về nâng cao hiệu quả quản lý TBDN.

+ Phát huy vai trò của các đoàn thể trong nhà trường đối với việc thi hành Luật Dạy nghề, Luật Giáo dục

- Về quản lý TBDN:

+ Thiết lập quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ quản lý cấp phòng, khoa, và cán bộ giáo viên phụ trách phòng thực hành và giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên bộ môn với việc giám sát theo quy định của nhà nước về nâng cao hiệu quả quản lý TBDN.

- Dự kiến nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực), thời gian, phương pháp tiến hành các hoạt động nâng cao hiệu quả quản lý TBDN của nhà trường đã nêu ở trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 2: Tổ chức thực hiện

Bố trí nhân lực, thời gian và phân bổ tài lực, vật lực để:

- Dự thảo qui định, thông qua qui định tại khoa và tại hội đồng sư phạm), chỉnh lý và ra quyết định ban hành quy định chính thức.

- Soạn thảo nội dung tuyên truyền, tổ chức in, chụp các tài liệu và tổ chức phổ biến các quy định của nhà nước về đào tạo nghề.

Xây dựng Nghị quyết liên tịch (Đảng, chính quyền, các đoàn thể) về tăng cường hiệu lực của Luật Dạy nghề, Luật Giáo dục trong nâng cao hiệu quả quản lý TBDN của nhà trường.

Thiết lập quyền hạn và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý cấp phòng, khoa và giáo viên trong việc thi hành Luật Dạy nghề, Luật Giáo dục để nâng cao hiệu quả quản lý TBDN.

Bước 3 : Chỉ đạo thực hiện

- Hướng dẫn triển khai Luật Dạy nghề, Luật Giáo dục nói chung và quy định của trường nói riêng tới từng đơn vị và cá nhân trong trường.

- Hướng dẫn cho các tổ chức và cá nhân thực thi việc phổ biến Luật Dạy nghề, Luật Giáo dục để nâng cao hiệu quả quản lý TBDN bằng các hình thức thông tin tuyên truyền ( pano, băng zôn khẩu hiệu….).

Phối hợp các tổ chức và đoàn thể thi hành nghị quyết liên tịch của trường về tăng cường hiệu lực Luật Dạy nghề, Luật Giáo dục trong quản lý TBDN nhà trường.

Hướng dẫn CBQL cấp phòng, khoa, giáo viên thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của họ để giám sát việc thi hành Luật Dạy nghề, Luật Giáo dục.

Giám sát, động viên, kích thích các lực lượng tham gia vào cuộc vận động tăng cường hiệu lực của Luật Dạy nghề, Luật Giáo dục trong quản lý TBDN nhà trường.

Bước 4 : Kiểm tra và đánh giá

Họp hội nghị liên tịch (Đảng, chính quyền, đoàn thể và Hội đồng giáo dục) để đánh giá về hiệu lực của Luật Dạy nghề, Luật Giáo dục, về thực hiện quy định quản lý trong nhà trường, về tuyên truyền chế định Luật Dạy nghề, Luật Giáo dục, phối hợp các tổ chức trách nhiệm của đội ngũ CBQL phòng, khoa, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm.

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai lệch của các mặt hoạt động nêu trên (do kế hoạch, do khâu tổ chức, do phương pháp chỉ đạo hay do chính phương

pháp kiểm tra). Từ đó ban hành các quyết định hoặc có những giải pháp để điều chỉnh các sai lệch.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

Nội dung phổ biến phải ngắn gọn, thiết thực và cập nhật thời sự. Hình thức phổ biến phải phù hợp với điều kiện về thời gian của học sinh và của giáo viên trong nhà trường.

Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chước khác trong nhà trường phải lấy việc nâng cao hiệu lực Luật Dạy nghề, Luật Giáo dục và kế hoạch quản lý TBDN trong trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng chủ yếu của mình.

Phải chọn được đội ngũ cán bộ giáo viên của các phòng, khoa, giáo viên phụ trách TBDN có năng lực, uy tín, trách nhiệm. Phải khuyến khích vật chất, tinh thần và bố trí thời gian hợp lý cho họ thực hiện hoạt động giám sát.

3.2.3. Giải pháp thứ 3: Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục quản lý thiết bị dạy nghề

3.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa của giải pháp

Công tác xã hội hoá giáo dục có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động giáo dục của trường học nói chung của hoạt động quản lý TBDN nói riêng. Nếu nhà trường làm tốt công tác này sẽ góp phần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng GD&ĐT. Trong hoạt động quản lý TBDN, giáo viên, cán bộ quản lý làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục thì TBDN góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời phát huy được tác dụng của tài lực và vật lực giáo dục của nhà trường và cộng đồng trong việc thực hiện mục tiêu quản lý TBDN. Cụ thể:

- Có đủ các phương tiện kỹ thuật và điều kiện vật chất cho việc thực hiện dạy và học (các khâu soạn bài, giảng bài và đánh giá kết quả dạy học) nói riêng. Góp phần thực hiện chủ trương “ Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” giáo dục.

- Góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân tham gia giáo dục về cấp phát và đóng góp tài lực và vật lực giáo dục cho nhà

trường. Đồng thời huy động được tài lực và vật lực ngoài trường cùng tham gia vào công tác giáo dục và đào tạo nghề của nhà trường.

- Phát huy được nội lực, tận dụng trí tuệ và sức lực của giáo viên, học sinh và các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể trong nhà trường để tạo ra tài lực và vật lực giáo dục nói chung và đồ dùng dạy học nói riêng.

- Phát huy được ngoại lực, tận dụng được trí tuệ và sức lực, thu hút tài chính của các đơn vị kinh tế địa phương (Công ty, nhà máy, xí nghiệp, …) đóng trên địa bàn có quan hệ hữu quan tới nhà trường nhằm tăng cường TBDN cho trường phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học.

3.2.3.2. Nội dung giải pháp

Vận dụng nguồn ngân sách Nhà nước để xây dựng và trang bị TBDN cho nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vận động các lực lượng tham gia giáo dục trong và ngoài nhà trường nhà trường để họ cùng đóng góp sức lao động, tiền của hiện vật…nhằm tăng cường mua sắm TBDN cho nhà trường, từ đó ý thức được công tác quản lý TBDN là của mỗi một người trong xã hội

Tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong và ngoài trường về quản lý TBDN.

3.2.3.3. Qui trình thực hiện giải pháp

* Bước 1: Xây dựng kế hoạch

Xem xét thực trạng nguồn ngân sách Nhà nước của nhà trường, thiết bị dạy học, thiết bị thông tin, cơ sở vật chất khác (thiếu, thừa, cần bổ sung và thứ tự ưu tiên …). Từ đó vạch ra mục tiêu, nội dung, phương pháp, nguồn huy động, phương tiện thực hiện và thời gian.

Đánh giá khả năng nội lực (điều kiện, phương tiện trên cơ sở vật chất đã có của trường), khả năng ngoại lực - các lực lượng ngoài trường (nước ngoài, nguồn vốn của tỉnh). Từ đó vạch ra mục tiêu, nội dung, phương pháp vận động các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia đóng góp mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học.

Dự kiến mục tiêu sử dụng nguồn ngân sách có hiệu quả nhất. Dự kiến vận động, liên hệ giữa các tổ chức và cá nhân trong trường với ngoài trường để huy động nguồn tài lực và vật lực. Dự kiến nhu cầu sử dụng và khả năng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy nghề ở trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp việt nam hàn quốc, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 52 - 68)