Những yêu cầu của công tác quản lý TBDH trong trường THPT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 31 - 33)

8 Những đóng góp khoa học của đề tài

1.4.3 Những yêu cầu của công tác quản lý TBDH trong trường THPT

1.4.3.1. Yêu cầu về quản lý TBDH

- Đối với các trường THPT có phòng học bộ môn chuẩn theo quy định tại Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày16 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, thì phòng học bộ môn phải đạt được các yêu cầu sau:

+ Nền và sàn nhà phòng học bộ môn đảm bảo dễ làm vệ sinh, không trơn trượt, không có kẽ hở, không bị mài mòn, không bị biến dạng, chống được ẩm, tránh được hiện tượng nồm ướt và chịu được tác động của hoá chất.

+ Cửa ra vào và cửa sổ phòng học bộ môn phải phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn xây dựng hiện hành. Phòng học bộ môn phải bố trí 02 cửa ra vào phía đầu và cuối phòng, chiều rộng đảm bảo yêu cầu thoát hiểm; có cửa liên thông giữa phòng học bộ môn và phòng chuẩn bị.

khi HS ngồi hướng lên bảng. Các cửa phòng vừa phải đáp ứng yêu cầu chiếu sáng tự nhiên, thông gió thoáng khí cho phòng, vừa phải che chắn được gió lạnh, mưa hắt, nắng chiếu xuyên phòng, đồng thời đảm bảo thuận tiện, an toàn trong sử dụng, dễ làm sạch. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo trong phòng học bộ môn trong phòng học bộ môn phải tuân thủ các yêu cầu quy định về tiêu chuẩn chiếu sáng hiện hành.

+ Phòng học bộ môn phải đạt yêu cầu an toàn và kỹ thuật; các trang thiết bị phòng chống cháy nổ được thiết lập theo đúng quy định về tiêu chuẩn xây dựng và lắp đặt hiện hành; phù hợp với yêu cầu khai thác, vận hành theo các hoạt động giáo dục đặc trưng của mỗi bộ môn. Đường cấp điện, khí ga, đường cấp thoát nước, thoát khí thải, mùi và hơi độc cùng các trang thiết bị đi kèm gắn trực tiếp với vị trí sử dụng, vận hành, đảm bảo sự thuận tiện trong việc sử dụng và trong công tác bảo trì, sửa chữa.

- Trang TBDH trong các trường THPT phải được sắp đặt khoa học trong hệ thống tủ, giá, kệ chuyên dùng, thuận tiện cho việc sử dụng và bảo quản; vật che phủ; phương tiện chống ẩm; chống mối, mọt; dụng cụ chữa cháy. Tuỳ theo tính chất, quy mô của thiết bị mà bố trí diện tích phòng và địa điểm thích hợp, đảm bảo cho GV và HS thao tác, đi lại thuận tiện và an toàn khi sử dụng. Các thí nghiệm có độc hại, gây tiếng ồn phải được bố trí và xử lý theo tiêu chuẩn quy định để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

- TBDH phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục.

- TBDH phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng; định kỳ bảo dưỡng bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao.

- Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài sản. Việc kiểm kê bất thường phải được tiến hành trong các trường hợp sau:

+ Khi thay đổi địa điểm, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường;

+ Khi xảy ra thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn, trộm cắp; + Khi cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền yêu cầu.

1.4.3.2. Yêu cầu đối với Hiệu trưởng trường THPT trong việc quản lý TBDH

- Cần nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn của khoa học quản lý

- Nắm vững các chức năng và nội dung quản lý TBDH, biết phân lập và phối hợp các nội dung quản lý TBDH

- Hiểu rõ những đòi hỏi của chương trình dạy học các bộ môn và những điều kiện, phương tiện, TBDH cần thiết để thực hiện chương trình

- Có ý tưởng, chiến lược phát triển nhà trường, đổi mới và thực hiện bằng một kế hoạch khả thi

- Có biện pháp hiệu quả để tập trung mọi tiềm năng vật chất vào một hướng thống nhất là xây dựng, bảo quản và sử dụng TBDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục HS.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w