Yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông hiện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 33 - 39)

8 Những đóng góp khoa học của đề tài

1.5.1 Yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông hiện

hiện nay

Trong bối cảnh thế giới, các nước trong khu vực cũng như nước ta hiện nay đang đặt ra cho giáo dục phổ thông những yêu cầu mới, cách nhìn nhận về vấn đề đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu về nhân lực trong giai đoạn hiện nay.

Theo đánh giá của BCHTW Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng về lĩnh vực giáo dục đào tạo có đoạn: " Chất lượng GD&ĐT chưa

đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, PPDH lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội."[17, tr.168].

Thực tiễn đòi hỏi ngành GD&ĐT nói chung và giáo dục phổ thông phải kịp thời đổi mới mục tiêu, nội dung, phương thức đào tạo. Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi phải nhìn nhận lại những vấn đề cơ bản của giáo dục phổ thông hiện nay: Cần khắc phục và giải quyết sự sa sút về chất lượng, sự thiếu trung thực trong thi cử, sự không phù hợp với tình hình biến đổi khoa học – xã hội của đất nước ta hiện nay. Những bức xúc thể hiện ở chỗ:

- Chất lượng học tập của HS nhìn chung còn thấp, không đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước.

- Những điều kiện phục vụ cho dạy học còn thiếu, còn thấp kém như CSVC, tài liệu, TBDH,....đã ảnh hưởng không tốt đến kết quả giảng dạy và học tập.

- Việc đổi mới PPDH diễn ra còn chậm, thiếu đồng bộ; việc chênh lệch về trình độ dân trí rất khác nhau giữa các vùng miền khiến cho việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông gặp nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói chung và chất lượng giáo dục THPT nói riêng là nhiệm vụ hết sức cấp bách. Vì giáo dục phổ thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế xã hội, thực hiện ba mục tiêu giáo dục là "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài"

1.5.2. Định hướng của Đảng, Nhà nước ta về quản lý TBDH để nâng cao chất lượng dạy học

Báo cáo của BCHTW Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng có đoạn: "Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đầu tư hợp lý, có hiệu quả xây dựng một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt trình độ quốctế", "Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [17, tr.216].

Nghị quyết 40/2000/QH 10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội khoá X cũng chỉ rõ: "Việc đổi mới chương trình, SGK, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá tiêu chuẩn hóa trường sở, đào tạo bồi dưỡng GV, công tác QLGD,..."[30, tr.01].

Công tác quản lý TBDH ở các trường THPT được quy định tại Quy chế thiết bị giáo dục trong trường mầm non, trường phổ thông, ban hành kèm theo Quyết định số 41/2000/QĐ-BGDĐT ngày 07/9/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;

Quy định trong Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT )

1.5.3. Định hướng phát triển giáo dục phổ thông và quan điểm chỉ đạo về quản lý TBDH các trường THPT tại huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa

1.5.3.1. Định hướng phát triển giáo dục phổ thông của huyện Vĩnh Lộc đến năm 2015

Báo cáo của Ban chấp hành đảng bộ huyện Vĩnh Lộc khoá XXIII trình Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ XXIV định hướng phát triển giáo dục của huyện trong giai đoạn 2010-2015: "Phát triển quy mô trường, lớp , học sinh ổn định; Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và THCS. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,...Đổi mới phương pháp giáo dục, coi trọng giáo dục cả ba mặt: dạy chữ, dạy nghề và dạy làm người. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giáo dục; xây dựng môi trường học tập lành mạnh đủ các điều kiện về CSVC, trang thiết bị dạy học; quan tâm nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ GV; đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo, đảm bảo kỷ cương, nề nếp, nâng cao đạo đức học đường, đẩy lùi những tiêu cực trong giáo dục."

Về CSVC, trang thiết bị dạy học: Đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học từ nguồn ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương và các nguồn xã hội hoá giáo dục cho các nhà trường theo hướng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu tới năm 2015 huyện có 2 trường THPT đạt chuẩn Quốc gia; Các trường THPT trong huyện đều có đủ số lượng phòng học bộ môn, kho chứa thiết bị và trang bị phòng học bộ môn đạt chuẩn theo quy định tại Quyết định số 37/2008/ QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

1.5.3.2. Quan điểm chỉ đạo về công tác quản lý TBDH của Sở GD&ĐT Thanh Hoá

Với mục tiêu Sở GD&ĐT Thanh Hoá đặt ra trong năm học 2009-2010 và 2010-2011 về công tác đổi mới PPDH là: "Khai thác, sử dụng triệt để TBDH và ứng dụng CNTT&TT trong quản lý giáo dục và đổi mới PPDH, thực hiện có hiệu quả nội dung đổi mới PPDH theo hướng dạy học phù hợp với đối tượng học sinh" đã đạt được kết quả, đó là việc ứng dụng CNTT&TT trong quản lý, đổi mới PPDH đã trở thành nhu cầu đối với mỗi nhà giáo và cán bộ

QLGD. Muốn đạt được điều này công tác quản lý nói chung, công tác quản lý TBDH nói riêng ở các nhà trường phải toàn diện và triệt để.

Quan điểm quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá là quản lý từ chủng loại, số lượng thiết bị; quản lý việc khai thác, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng TBDH trong quá trình giảng dạy cho đến quản lý đội ngũ cán bộ, GV liên quan đến công tác thiết bị cũng như hệ thống hồ sơ sổ sách theo dõi TBDH.

Kết luận chương 1

Trong quá trình quản lý nói chung và QLGD nói riêng thì quản lý TBDH không phải là một lĩnh vực mới mẻ, nhưng để thực hiện tốt công tác này thì không phải là điều giản đơn.

Quản lý TBDH ở các trường THPT nhằm phát huy tối đa vai trò và tác dụng của TBDH trong việc nâng cao chất lượng giáo dục HS ở các trường THPT. Việc quản lý tốt TBDH ở trường THPT sẽ giúp các nhà quản lý đạt được mục tiêu giáo dục với hiệu quả cao. Do đó việc nâng cao hiệu quả quản lý TBDH ở các trường THPT là hết sức cần thiết.

Từ cơ sở lý luận của đề tài chúng ta thấy rõ sự cần thiết phải có các giải pháp phù hợp hơn nữa để nâng cao hiệu quả quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG

THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HOÁ

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, giáo dục của huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá

2.1.1. Về điều kiện tự nhiên

Vĩnh Lộc là huyện trung du miền núi phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thanh Hoá 45 Km về phía Tây- Bắc theo quốc lộ 45, cách thị xã Bỉm Sơn 40 km về phía Tây theo quốc lộ 217; phía Bắc giáp huyện Thạch Thành, phía nam giáp huyện Yên Định, đông giáp huyện Hà Trung, tây giáp huyện Cẩm Thuỷ.

Vĩnh Lộc có nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua. Quốc lộ 217 nối từ quốc lộ 1A qua huyện Hà Trung, huyện Vĩnh Lộc, huyện Cẩm Thuỷ, huyện Bá Thước, Lang Chánh, Quan Sơn và tới cửa khẩu quốc tế Na Mèo - Nậm Xôi (giáp với tỉnh Hủa Phăn, Lào). Quốc lộ 45 nối liền hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa có chiều dài 198 km, điểm đầu là điểm giao cắt với quốc lộ 12B tại phố Rịa (xã Phú Lộc, Nho Quan, Ninh Bình), đi qua các huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Thành phố Thanh Hóa, huyện Quảng Xương, Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân điểm cuối là điểm giao cắt với đường Hồ Chí Minh tại ngã ba Như Xuân (thị trấn Yên Cát, Như Xuân, Thanh Hóa). Ngoài 2 con đường chính nói trên, Vĩnh Lộc còn có các đường tỉnh lộ và đường giao thông liên xã, liên thôn nay đã được mở rộng, nâng cấp, bê tông hoá 100% thuận tiện cho giao lưu hàng hoá và đi lại.

Huyện Vĩnh Lộc là nơi hợp lưu của sông Mã và sông Bưởi. Theo dân gian, sông có tên gọi "Mã" vì dòng nước chảy xiết như ngựa phi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu về từ nguyên học thì Mã là âm một chữ Hán để ghi tên thật:

ngữ miền Trung có nghĩa là "mẹ". Và tên gốc con sông có nghĩa là "sông lớn". Vì thế, trước đây về mùa mưa lũ, nước từ thượng nguồn đổ về, huyện Vĩnh Lộc khi đó trở thành "ốc đảo" giữa trời nước mênh mông, toàn bộ các tuyến giao thông với các huyện lân cận bị cắt đứt; mưa lũ đổ về hàng năm thường gây lũ lụt, vỡ đê làm thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Trong những năm gần đây, trên các tuyến giao thông giữa huyện Vĩnh Lộc với các huyện lân cận đã được xây dựng hệ thống cầu kiên cố, phá thế ốc đảo, tạo thuận lợi cho sự phát triển về kinh tế - xã hội, cải thiện bộ mặt nông thôn; Giao thông thuỷ trên địa bàn huyện được duy trì và phát triển trên cả 2 tuyến sông (Sông Bưởi và Sông Mã) tạo cho huyện có mạng giao thông thuỷ bộ khá hoàn chỉnh.

Diện tích tự nhiên toàn huyện là 157,58 km2; dân số trung bình 88.200 người (năm 2006); mật độ dân số 559 người/km2; có hai dân tộc là Kinh và Mường; có các tôn giáo: Phật giáo và Thiên chúa giáo. Huyện Vĩnh Lộc nằm trong vùng đồng bằng sông Mã, là đồng bằng lớn thứ ba ở Việt Nam. Là huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa Hạ khí hậu nóng ẩm và có chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, mùa Đông khô hanh có sương giá, sương muối; xen kẽ giữa hai mùa chính là khí hậu chuyển tiếp: giữa Hạ sang Đông là mùa Thu ngắn thường có bão lụt, giữa Đông sang Hạ là mùa Xuân không rõ rệt thường có mưa phùn; Nhiệt độ không khí trung bình là 23,40C, từ tháng 5 đến 9 nhiệt độ trung bình lớn hơn 250C, cá biệt có những thời điểm nhiệt độ trên 400C; Lượng mưa trung bình năm từ 1600 -1700 mm, hàng năm có khoảng 137 ngày có mưa, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 9 xấp xỉ 400 mm, thấp nhất là tháng 01 dưới 20 mm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w