Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 85)

8 Những đóng góp khoa học của đề tài

3.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

a) Mục tiêu của giải pháp:

Để đánh giá đúng thực trạng, kết quả của công tác bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng TBDH thì công tác thanh tra, kiểm tra là rất cần thiết.

Nếu làm tốt công tác này theo định kỳ có đánh giá, khen thưởng, kỷ luật kịp thời sẽ là giải pháp mang tính pháp chế, đem lại hiệu quả cao giúp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng TBDH ở các trường THPT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

Thanh tra, kiểm tra TBDH cần tập trung vào các nội dung sau đây: -Thanh tra, kiểm tra tình trạng, mức độ trang bị, sự đảm bảo an toàn, điều kiện bảo quản sử dụng.

- Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chuyên môn gồm: nề nếp, cách tổ chức, chỉ đạo và việc sử dụng TBDH vào công tác chuyên môn.

Kết quả thanh tra, kiểm tra cần chỉ ra những nhân tố tích cực để phát huy, phát hiện những hiện tượng chưa tốt để khắc phục. Kết quả kiểm tra là cơ sở cho việc điều chỉnh cần thiết về chu trình quản lý tiếp theo.

Kiểm tra có tính chất tổng hợp đó là kiểm kê. Tiến hành kiểm kê toàn bộ trang thiết bị hàng năm, hoặc kiểm kê đột xuất một tổ, một phòng bộ môn nào đó sẽ giúp lãnh đạo trường nắm được tình trạng TBDH hiện thời sau một thời gian sử dụng, bảo quản và nghiên cứu hướng giải quyết, đầu tư tiếp theo. Đặc biệt lưu ý công tác “hậu kiểm kê’, đó là các công việc phải giải quyết qua tổng hợp của kiểm kê và tổng hợp sau kiểm kê là một căn cứ rất quan trọng cho việc lập kế hoạch tiếp theo.

c) Điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp:

Nhà trường thành lập bộ phận thanh tra, kiểm tra hàng năm về công tác thiết bị (có đại diện Ban giám hiệu, phòng kế toán, các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn) và tuỳ thuộc tính chất của từng lần thanh tra, kiểm tra để điều thêm GV cốt cán của các bộ môn có liên quan.

Sau mỗi lần thanh tra, kiểm tra, kiểm kê phải có kết luận cụ thể, công khai về: nội dung thanh tra, kiểm tra, kiểm kê; kết quả, đánh giá ưu khuyết điểm; khen thưởng, kỷ luật các tập thể, cá nhân có liên quan.

3.2.6. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng trong quản lý, sử dụng TBDH

a) Mục tiêu của giải pháp

Thực hiện tốt giải pháp này sẽ có tác dụng khuyến khích, động viên cán bộ, GV nhà trường trong công tác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa

TBDH, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH ở các trường THPT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

b) Nội dung của giải pháp:

- Lãnh đạo nhà trường yêu cầu cá bộ phận, các tổ chuyên môn căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để thảo luận, xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng của bộ phận, của tổ chuyên môn, trên cơ sở đó tiến hành xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng của đơn vị. Quy chế phải đảm bảo cụ thể, chi tiết và dựa trên những văn bản chỉ đạo của cấp trên để thuận lợi cho việc đưa quy chế vào hoạt động sau này.

- Sau khi dự thảo xong quy chế thi đua, khen thưởng của trường cần được thông qua Hội nghị cán bộ, viên chức để bỏ phiếu tán thành và ra quy chế.

- Việc khen thưởng, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác bảo quản, sử dụng TBDH là điều rất cần thiết. Song cần phải thực hiện công khai, công bằng, đúng quy chế đã ban hành.

- Xây dựng các điển hình trong lĩnh vực quản lý, sử dụng TBDH để thúc đẩy phong trào trong cán bộ, GV, nhân viên.

- Hàng kỳ, hàng năm tiến hành sơ kết, tổng kết, tổ chức khen thưởng, rút kinh nghiệm.

c) Điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp:

Xây dựng được quy chế thi đua, khen thưởng của đơn vị đảm bảo cụ thể, chi tiết, không trái với các văn bản chỉ đạo của cấp trên.

3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp được đề xuất

Các giải pháp được đề xuất có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Hoàn thiện cơ cấu quản lý TBDH trong nhà trường là giải pháp mang tính tổng thể, giúp cho việc thực hiện các giải pháp còn lại; Thực hiện tốt giải pháp bồi dưỡng nhận thức, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ phụ trách TBDH sẽ giúp nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng TBDH; Lập kế hoạch xây dựng, đầu tư, bổ sung TBDH và thực hiện tốt kế hoạch sẽ bổ sung

đầy đủ TBDH cho nhà trường và từ đó tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt giải pháp; Công tác bảo quản , bảo dưỡng, sửa chữa được thực hiện tốt cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH, tiết kiệm kinh phí cho Nhà nước; Công tác thanh, tra, kiểm tra; công tác thi đua, khen thưởng cũng là các giải pháp bổ trợ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH trong các trường THPT.

3.4. Khảo sát về tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp nângcao hiệu quả quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh cao hiệu quả quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá

Để có được kết quả khảo sát về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá; chúng tôi xin ý kiến của 4 đồng chí phòng Giáo dục Trung học - Sở GD&ĐT Thanh Hoá, 9 phiếu dành cho CBQL, 39 phiếu cho tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, 6 nhân viên(GV) phụ trách thiết bị ở các trường THPT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

Kết quả tổng hợp phản ánh ở bảng sau:

Bảng 3.4. Khảo sát về tính cần thiết của các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý TBDH

Các giải pháp Tính cần thiết Rất cần thiết Tỷ lệ % Cần thiết Tỷ lệ % Không cần thiết Tỷ lệ %

1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý TBDH

1.1. Hoàn thiện cơ cấu quản lý TBDH trong nhà trường

58 100% 0 0% 0 0%

1.2. Bồi dưỡng nhận thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ phụ trách TBDH

2. Nhóm giải pháp đổi mới công tác kế hoạch trong xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH

2.1. Đổi mới xây dựng kế hoạch

56 96.6% 2 3.4% 0 0%

2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH

54 93.1% 4 3.4% 0 0%

2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH

56 96.6% 2 3.4% 0 0%

2.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH

54 93.1% 2 6.9% 0 0%

3. Đổi mới công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa TBDH

54 93.1% 4 6.9% 0 0%

4. Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng TBDH

58 100% 0 0% 0 0%

5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

56 96.6% 2 3.4% 0 0%

6. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng

51 87.9% 7 12.1% 0 0%

Bảng 3.5. Khảo sát về tính khả thi của các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý TBDH

Rất khả thi Tỷ lệ % Khả thi Tỷ lệ % Không khả thi Tỷ lệ % 1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý TBDH

1.1. Hoàn thiện cơ cấu quản lý TBDH trong nhà trường

54 93.1% 4 6.9% 0 0%

1.2. Bồi dưỡng nhận thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ phụ trách TBDH

52 89.7% 6 10.3% 0 0%

2. Nhóm giải pháp đổi mới công tác kế hoạch trong xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH

2.1. Đổi mới xây dựng kế hoạch

50 86.2% 8 13.8% 0 0%

2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH

51 87.9% 7 12.1% 0 0%

2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH

52 89.7% 6 10.3% 0 0%

2.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH

54 93.1% 2 6.9% 0 0%

quản, bảo dưỡng, sửa chữa TBDH

4. Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng TBDH

54 93.1% 4 6.9% 0 0%

5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

52 89.7% 6 10.3% 0 0%

6. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng

50 86.2% 8 13.8% 0 0%

Qua kết quả tổng hợp 3.4 và 3.5, ta thấy 100% các ý kiến đều nhận xét là cần thiết, rất cần thiết, khả thi và rất khả thi. Trong đó tỷ lệ % rất cần thiết và rất khả thi cao. Đồng thời, nếu so sánh tính cần thiết và tính khả thi trong từng giải pháp thì các ý kiến thường đánh giá tính cần thiết lớn hơn hoặc bằng tính khả thi. Có nghĩa là trong thời điểm hiện nay các giải pháp này là hết sức cần thiết, song trong quá trình thực hiện có giải pháp sẽ gặp phải một số khó khăn khách quan hoặc chủ quan nhất định.

Đối với giải pháp mà hầu hết các ý kiến cho ràng có tính khả thi cao là do chúng ít bị chi phối bởi yếu tố chủ quan của con người, cho nên dễ thực hiện. Với các giải pháp này chỉ cần có sự quan tâm, chỉ đạo đúng mức của các cấp, các ngành, đặc biệt là lãnh đạo ở các trường THPT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

Như vậy, 10 giải pháp được đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi cao, điều đó cho phép khẳng định nếu đưa các giải pháp này áp dụng vào thực tế quản lý thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH ở các trường THPT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Nghiên cứu lý luận cho thấy

- TBDH là một trong những thành tố của quá trình dạy học, hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới PPDH ở các trường phổ thông và là một trong những điều kiện cơ bản, không thể thiếu của GV, HS nhằm thực hiện mục tiêu dạy học. Hơn nữa, TBDH còn là phương tiện để huy động năng lực nhận thức của HS, rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành, nâng cao năng lực tự học cho HS để góp phần xây dựng xã hội học tập. Dưới sự điều khiển của GV, TBDH thể

hiện khả năng sư phạm của nó: chuyển tải thông tin, tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn người học, làm cho giờ học trở nên sinh động và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, TBDH chỉ thực sự phát huy hết khả năng khi được quản lý và sử dụng tốt.

Việc quản lý và sử dụng TBDH tốt sẽ phát huy tối đa vai trò và tác dụng của TBDH trong việc nâng cao chất lượng GD&ĐT HS ở trường THPT. - Nội dung cơ bản của công tác quản lý TBDH ở các trường THPT là: Quản lý công tác xây dựng hệ thống TBDH; quản lý công tác bảo quản TBDH và quản lý công tác sử dụng TBDH.

1.2. Nghiên cứu thực trạng:

Thực trạng công tác quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá cho thấy:

- Đội ngũ CBQL, nhân viên (GV) làm công tác thiết bị thiếu về số lượng, chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, yếu về năng lực quản lý.

- Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động còn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là kế hoạch xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH. Công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa TBDH làm chưa tốt, chưa kịp thời. Năng lực sử dụng TBDH của phần lớn GV bộ môn chưa tốt nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và thời gian sử dụng của thiết bị trong quá trình vận hành; Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng TBDH tiến hành chưa thường xuyên; công tác thi đua , khen thưởng trong quản lý, sử dụng TBDH chưa được chú trọng.

- Nguyên nhân của thực trạng: Các cấp quản lý chưa quan tâm đúng mức công tác TBDH; chưa phân công, phân nhiệm cụ thể về quản lý TBDH. Lãnh đạo các nhà trường chưa thực sự quan tâm đến công tác xây dựng, đầu tư, bổ sung TBDH; Đầu tư tài chính cho TBDH còn hạn chế; Công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn về bảo quản, bảo dưỡng cho cán bộ (GV) làm công tác thiết bị chưa đạt hiệu quả; Năng lực sử dụng TBDH còn yếu ở phần lớn GV bộ môn dẫn đến hiệu quả sử dụng TBDH chưa cao.

Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất 6 nhóm giải pháp với 10 giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH ở các trường THPT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, đó là:

1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý TBDH

1.1. Hoàn thiện cơ cấu quản lý TBDH trong nhà trường

1.2. Bồi dưỡng nhận thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ phụ trách TBDH

2. Nhóm giải pháp đổi mới công tác kế hoạch trong xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH

2.1. Đổi mới xây dựng kế hoạch

2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH 2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH 2.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH

3. Đổi mới công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa TBDH 4. Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng TBDH

5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra 6. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng

10 giải pháp được đề xuất đều có tính cần thiết và tính khả thi cao, điều đó cho phép khẳng định nếu đưa các giải pháp này áp dụng vào công tác quản lý và sử dụng TBDH thì sẽ nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng TBDH ở các trường THPT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

Với kết quả nghiên cứu trên, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã được giải quyết, đồng thời chứng minh cho giả thuyết khoa học của đề tài.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

Bộ GD&ĐT cần xây dựng một chiến lược chung về công tác TBDH. Ban hành hệ thống văn bản phù hợp với việc đầu tư TBDH. Đặc biệt quan

tâm đầu tư thích hợp về TBDH trong các trường học, trong đó lưu tâm đến các trường THPT.

Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo và khoa học, tranh thủ vốn và công nghệ tiên tiến để hiện đại hoá CSVC-TBDH, phát triển tiềm lực đào tạo và khoa học công nghệ của các nhà trường.

Đầu tư thiết bị phải có trọng tâm trọng điểm, đồng bộ, tránh rải rác vụn vặt. Chú ý tập trung đầu tư các thiết bị mới, tiên tiến phù hợp với sự đa dạng của thực tiễn để phối hợp giữa lý thuyết và thực hành ở các cơ sở sản xuất.

Việc xây dựng nội dung, chương trình và đầu tư cung cấp thiết bị dạy học cần được phối hợp chặt chẽ trong một chiến lược thống nhất, tránh sự chắp vá, lãng phí và kém hiệu quả.

2.2.Đối với Sở GD&ĐT Thanh Hóa

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn cho đội ngũ GV và cán bộ thực hành nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm, tạo khả năng tiếp cận với PPDH mới, tiên tiến trên thế giới và khai thác sử dụng được những TBDH tiên tiến, hiện đại phù hợp với nội dung chương trình sách giáo khoa.

Hàng năm nên tổ chức hội nghị tổng kết công tác TBDH, đánh giá về tình hình đầu tư, khai thác sử dụng, bảo quản, sửa chữa TBDH ở các cấp, từ cấp nhà trường đến cấp Sở, làm cho TBDH ngày càng phục vụ có hiệu quả cho quá trình dạy học, chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao.

Tham mưu với UBND tỉnh và Sở Tài chính tăng tỷ lệ phần trăm ngân sách cho mua sắm trang thiết bị cho các nhà trường theo hướng xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia.

2.3. Đối với các trường THPT huyện Vĩnh Lộc

Quy hoạch lại hệ thống các phòng học theo đặc thù của từng môn học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w