8 Những đóng góp khoa học của đề tài
2.4 Thực trạng khai thác, sử dụng TBDH phục vụ giảng dạy và học tập
học tập
Hiện tại có hơn 3107 HS học tập tại các trường THPT trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Nhu cầu sử dụng phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, phòng học có máy chiếu tăng nhanh vượt quá khả năng đáp ứng của các trường, trong khi đó các trường chỉ có quá ít phòng học chức năng, chưa kể đến một số GV sử dụng phương tiện dạy học đơn lẻ như máy chiếu qua đầu, máy chiếu vật thể...
Khả năng sử dụng phòng học bộ môn, phòng đa chức năng của một số GV chưa thuần thục, chưa đúng thao tác kỹ thuật nên hiện tượng làm hư hỏng máy móc hoặc giảm tuổi thọ của thiết bị xẩy ra, làm giảm hiệu suất sử dụng phòng học.
Một số GV chưa nghiên cứu kỹ các điều kiện để sử dụng hiệu quả PTDH và phòng học chức năng dẫn đến hiện tượng lạm dụng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy một số môn khoa học cơ bản mang tính lý thuyết đã thường xuyên sử dụng máy chiếu trong giờ giảng thay cho việc dùng bảng phấn; ngại nhớ nội dung bài giảng nên khi giảng bài nặng về trình chiếu chữ viết như giáo án mà lẽ ra phải trình bày bài giảng dưới dạng sơ đồ, đồ thị hay mô hình có âm thanh, hình ảnh sinh động khi cần thiết.
Các trường phải quản lý CSVC - TBDH, lên kế hoạch mua sắm, tiếp nhận, bảo quản sửa chữa, cấp phát vật tư kỹ thuật, phân phối điều hành hệ thống phòng học, hệ thống điện, nước, quản lý tổ chức thực hiện công tác vệ sinh phòng học. Với nhiệm vụ được giao, cần phải bố trí sắp xếp điều hành phòng học theo kế hoạch thời gian đào tạo của nhà trường; đóng mở, quản lý, vệ sinh phòng học. Với cách tổ chức và điều hành như hiện nay, các phòng học vẫn hoạt động bình thường và đã phát huy gần như tối đa hiệu suất sử dụng. Tuy nhiên, bộ phận quản lý PTDH chưa hoàn thiện, còn ở dạng thử nghiệm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, thiếu đội ngũ chuyên trách có trình độ kiến thức và kỹ năng bảo quản, bảo dưỡng, cho nên trong quá trình làm việc, biện pháp xử lý các tình huống chưa nhất quán, mang tính tạm thời, chủ yếu đối phó tình huống mà chưa có biện pháp thống nhất từ trên xuống dưới, dẫn đến tình trạng chưa đáp ứng kịp thời, gây ảnh hưởng đến giờ lên lớp có sử dụng thí nghiệm thực hành, máy chiếu. Hiện tại các trường chưa xây dựng được cơ chế quản lý phòng học một cách cụ thể, rõ ràng cho các cá nhân, tổ chức phối hợp làm việc; chưa thực hiện triệt để việc kiểm tra đánh giá việc quản lý sử dụng phòng học bộ môn, phòng có máy chiếu. Quản lý phòng học bài giảng điện tử là công việc mới mẻ, lại thiếu văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý phối hợp chưa đồng bộ, nên trong quá trình điều hành giải quyết các công việc có lúc còn lúng túng, dẫn đến tình trạng mất mát, hỏng hóc thiết bị, phòng học xuống cấp nhanh mà không đơn vị nào chịu trách nhiệm. Bộ phận bảo quản phòng học làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo các trường, người trực tuân thủ mọi nội quy làm việc, giao, nhận thiết bị và bảo quản thiết bị theo lịch học tập, sinh hoạt của nhà trường, trực thường xuyên trong thời gian quy định để giao, nhận thiết bị, mở máy các giờ lên lớp cho GV, giải quyết các tình huống hỏng hóc xẩy ra trong quá trình sử dụng PTDH, sửa chữa nhỏ các thiết bị, bảo dưỡng thiết bị trong phòng học, giải quyết kịp thời các sự cố trùng phòng học bộ môn, phòng đa chức năng, phòng thí nghiệm .... Đội ngũ này chưa được các cấp trong nhà trường quan
tâm thoả đáng, kể cả bồi dưỡng kiến thức kỹ thuật cũng như các mặt liên quan đến cuộc sống tinh thần vật chất, nên công việc hằng ngày gặp nhiều khó khăn (chưa tạo điều kiện định kỳ bổ túc nghiệp vụ, chuyên môn về sử dụng và bảo quản phòng học mà họ nắm giữ trong tay một tài sản tương đối lớn của nhà trường, công việc của họ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ giảng dạy hằng ngày của GV). Các trường nên có chế độ hợp đồng lao động phù hợp, cần có mức lương thoả đáng vừa bảo đảm nguyên tắc quản lý nhân sự vừa có sự ràng buộc, gắn bó với công việc mà họ đang làm.
Việc khai thác sử dụng trang thiết bị trong giảng dạy của GV chưa đồng đều. Để có một bài giảng tốt trên các TBDH hiện đại, GV phải huy động tối đa sức lực và trí tuệ của mình, nhưng điều này không phải GV nào cũng dễ dàng làm được. Đặc biệt đối với thiết bị mới, những thiết bị công nghệ cao thì việc sử dụng để đổi mới PPDH lại càng khó khăn hơn nhiều.
Đối với HS, ý thức, khả năng nhận thức, năng lực thực hành, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp rất đa dạng, bởi vậy mức độ sử dụng thiết bị cũng khác nhau. Mặc dù phong trào bảo vệ của công thường xuyên được chú trọng, nhưng vẫn có một số trường hợp sử dụng thiết bị không đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật.
Có những thiết bị công nghệ mới, hiện đại đã được đầu tư nhưng chưa đưa vào sử dụng do chưa có phòng lắp đặt, do kiến thức, trình độ sử dụng hạn chế, hoặc không phù hợp với nội dung, chương trình học tập. Việc cải tiến nội dung, chương trình môn học rất hạn chế, việc cập nhật các tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin chưa kịp thời. Quy trình bảo quản phòng học đã được đặt ra nhưng thời gian qua sự phối hợp giữa các tổ, nhóm chuyên môn và cán bộ phụ trách công tác thiết bị chưa tốt nên hiệu quả sử dụng phòng thí nghiệm thực hành và phòng học đa chức năng đạt hiệu quả chưa cao.
- Công tác xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH của từng bộ môn, của nhà trường: Qua tổng hợp ý kiến của 6 CBQL và 24 tổ trưởng chuyên môn, kết quả tổng hợp như sau:
Bảng 2.12. Tổng hợp về việc xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH của từng bộ môn và nhà trường qua ý kiến của CBQL và tổ trưởng chuyên môn Có kế hoạch Tỷ lệ % Không có kế hoạch Tỷ lệ % Kế hoạch riêng biệt Tỷ lệ % Kế hoạch lồng ghép Tỷ lệ % 1. Kế hoạch sử dụng TBDH của từng bộ môn 30 100 0 0 10 33.3 20 66.7 2. Kế hoạch sử dụng TBDH của nhà trường 30 100 0 0 10 33.3 20 66.7
Căn cứ vào bảng 2.12 ta thấy các nhà trường và từng GV bộ môn đã xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH theo năm học. Tuy nhiên trong 3 trường THPT thì mới chỉ có 1 trường xây dựng kế hoạch riêng biệt, 2 trường còn lại kế hoạch sử dụng TBDH của GV bộ môn thì lồng ghép với kế hoạch bộ môn, còn kế hoạch sử dụng TBDH của nhà trường thì lồng ghép trong kế hoạch chuyên môn của nhà trường. Vì xây dựng lồng ghép nên kế hoạch sử dụng TBDH của trường và cá nhân chưa cụ thể, chi tiết nên quá trình thực hiện cũng như kiểm tra đánh giá gặp nhiều khó khăn.
- Việc sử dụng TBDH của GV bộ môn: Qua tổng hợp ý kiến của 6 CBQL và 24 tổ trưởng chuyên môn, kết quả tổng hợp như sau:
Bảng 2.13. Tổng hợp về việc sử dụng TBDH của GV bộ môn qua ý kiến của CBQL và tổ trưởng chuyên môn
Tổng số ý kiến
Mức độ sử dụng TBDH và tỷ lệ
xuyên
30 24 80 4 13.3 2 6.7
Theo kết quả điều tra thì việc sử dụng TBDH của GV bộ môn là khá thường xuyên, chỉ một số ít bộ phận GV là sử dụng chưa thường xuyên và cá biệt có một số GV không sử dụng TBDH.
- Về năng lực sử dụng TBDH của GV bộ môn cũng được các CBQL và các tổ trưởng bộ môn đánh giá như sau:
Bảng 2.14. Tổng hợp về năng lực sử dụng TBDH của GV bộ môn qua ý kiến của CBQL và tổ trưởng chuyên môn
Tổng số ý kiến Mức độ và tỷ lệ Tốt Tỷ lệ % Trung bình Tỷ lệ % Chưa tốt Tỷ lệ % 30 8 26.7 13 43.3 9 30
Theo kết quả tổng hợp ta thấy 30% ý kiến đánh giá cho rằng GV bộ môn sử dụng TBDH chưa tốt. Thực trạng này cho thấy một bộ phận không nhỏ GV bộ môn năng lực sử dụng TBDH còn yếu kém.
- Về thái độ sử dụng TBDH của giáo viên được đánh giá như sau:
Bảng 2.15. Tổng hợp về thái độ sử dụng TBDH của GV bộ môn qua ý kiến của CBQL và tổ trưởng chuyên môn
Tổng số ý kiến Mức độ và tỷ lệ Thích Tỷ lệ % Bình thường Tỷ lệ % Không thích Tỷ lệ % 30 6 20 11 36.7 13 43.3
Theo bảng 2.15 thì còn 43,3% số phiếu cho rằng GV không thích sử dụng TBDH. Qua việc phỏng vấn một số cán bộ, GV về vấn đề GV không thích sử dụng TBDH thì thấy có một số nguyên nhân chính sau:
+ Năng lực sử dụng TBDH của GV còn hạn chế + TBDH chất lượng thấp, không đồng bộ
+ Do CSVC nhà trường không đảm bảo (chưa có phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành tạm bợ, không đảm bảo về nguồn điện, nước,....)
+ Mất nhiều thời gian chuẩn bị TBDH (do nhà trường chưa có GV thực hành)
+ Do sự buông lỏng trong công tác quản lý, chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra của lãnh đạo nhà trường.
- Đánh giá về hiệu quả sử dụng TBDH của CBQL và GV các nhà trường THPT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá thông qua 72 phiếu thanh tra toàn diện CBQL, GV các trường THPT như sau:
Bảng 2.16. Tổng hợp về hiệu quả sử dụng TBDH của GV bộ môn qua các phiếu kiểm tra
Tổng số ý kiến Mức độ và tỷ lệ Tốt Tỷ lệ % Đạt yêu cầu Tỷ lệ % Chưa đạt yêu cầu Tỷ lệ % 72 12 16.7 42 58.3 18 25
Theo kết quả kiểm tra thì có 25% CBQL, GV sử dụng TBDH chưa đạt yêu cầu.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng
Do tầm quan trọng của TBDH trong giáo dục và đào tạo mà các cấp quản lý ngày càng quan tâm đến hiệu quả, hiệu suất trong quá trình sử dụng. Trong thời gian gần đây các cấp quản lý đã thực sự chú ý đến công tác quản lý TBDH, tuy vậy còn có những hạn chế cần khắc phục:
- Khả năng khai thác TBDH còn hạn chế; một số phòng thí nghiệm, thực hành chưa sử dụng hết công suất.
- Thiết bị quá cũ, lạc hậu, hầu hết các thiết bị được trang bị từ lâu. Mặc dù các thiết bị này chỉ dùng để thực hành các thao tác cơ bản, nhưng do quá cũ kỹ nên hoạt động không ổn định, độ chính xác không cao, hỏng hóc trục trặc thường xuyên. Các thiết bị này cần được đầu tư thay thế.
- Thiếu về chủng loại và số lượng. Một số bài thí nghiệm không có thiết bị, mô hình cho HS thực tập, trong trường hợp như vậy GV chỉ diễn giải bằng lời nói.
- Tình trạng chất lượng trang thiết bị: Một số thiết bị kém chất lượng, vừa mới đưa vào sử dụng đã phải sửa chữa, thậm chí không thể sửa chữa được.
- Chế độ báo cáo thống kê hiện nay chưa làm sáng tỏ bức tranh thực tế về CSVC - TBDH, chưa vạch ra được vốn đầu tư cơ bản và việc thực hiện đầu tư này. Lượng thông tin báo cáo về thiết bị còn hạn chế nên việc xử lý thông tin không kịp thời và thiếu chính xác.
- Công tác kế hoạch hoá thiết bị trên cơ sở bảng ghi thiết bị theo biểu kiểm kê hàng năm để bổ sung và thay đổi do hỏng hóc phải thanh lý thực hiện chưa tốt.
- Việc kiểm kê đánh giá khấu hao tài sản hằng năm vẫn được làm trên giấy tờ nhưng xử lý sau kiểm kê thì còn chậm.
- Việc sửa chữa kịp thời các trang thiết bị là để tạo ra sự hoạt động bình thường trong nhà trường. Bởi vậy, cần phải đưa ra định mức tiêu chuẩn và những nguyên tắc phân phối tài chính cho sửa chữa cơ bản và sửa chữa thường xuyên và phải tính đến nguồn tài chính cần thiết cho mục đích này.
- Cần phải lập được định mức thời hạn sử dụng của thiết bị, nâng cao trách nhiệm của các cá nhân và tổ, nhóm chuyên môn trong việc sử dụng trang thiết bị.
Kết luận chương 2
Thực tiễn chỉ ra rằng: Năng lực quản lý toàn diện cũng như chuyên sâu của đội ngũ quản lý là rất quan trọng. Tuy nhiên sự hiểu biết về lý luận, thực tiễn trong công tác quản lý TBDH còn quá ít ỏi
- Chế độ bồi dưỡng, khen thưởng về quản lý công tác TBDH còn quá hạn chế.
- Các cấp quản lý đã quan tâm đến công tác TBDH. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà công tác này vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học.
- TBDH chưa thực sự gắn kết với nội dung, chương trình. TBDH chưa có sự gắn kết giữa hiện tại và tương lai, giữa nhà trường và thực tế sản xuất ngoài xã hội, giữa khoa học cơ bản và công nghệ tiên tiến hiện đại.
Các cấp quản lý chưa quan tâm đúng mức công tác TBDH. Chưa thấy hết vị trí, vai trò của thiết bị trong quá trình dạy học. Ở tầm vĩ mô chưa có chiến lược hữu hiệu về TBDH. Hiện nay các trường đang đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng đầu tư cho TBDH, một công cụ trợ giảng đắc lực thì còn rất hạn chế. Công tác thiết bị chưa được xem xét một cách hệ thống và có căn cứ khoa học. Việc cung cấp thiết bị chưa phù hợp với nhu cầu thiết thực của hoạt động dạy học.
Từ những thực trạng về CSVC của các trường THPT, người quản lý cần thấy được bức tranh tổng thể cần giải quyết. Khắc phục những bất cập giữa CSVC (phòng học, phòng, thí nghiệm, thực hành..) và quy mô đào tạo của nhà trường. Để tăng cường và từng bước đồng bộ hoá CSVC - TBDH phục vụ cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ cần giải quyết các nội dung sau:
- Một là: Mở rộng quy mô xây dựng các phòng thí nghiệm, phòng thực hành.
- Hai là: Đồng bộ hoá các TBDH.
- Ba là: Nâng cấp đồng bộ các yếu tố, điều kiện tác động trực tiếp để đáp ứng yêu cầu và nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng TBDH.
- Bốn là: Xây dựng các phòng học bộ môn.
- Năm là: Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng về công tác TBDH, nghiên cứu đổi mới PPDH có áp dụng TBDH.
- Sáu là: Quy hoạch, kế hoạch hoá công tác xây dựng đội ngũ cán bộ và nhân viên phụ trách thiết bị.
- Bảy là: Tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn, bảo quản CSVC và TBDH trong GV và HS.
Trên cơ sở thực trạng về TBDH và quản lý, sử dụng TBDH ở các trường THPT trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp quản lý TBDH nhằm góp phần quản lý, sử dụng TBDH của các nhà trường một cách hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC
Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HOÁ 3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp quản lý công tác TBDH - Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu: Các giải pháp xây dựng phải nâng cao được hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH ở các trường THPT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học: Khi xây dựng các giải pháp phải căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, của các cấp Bộ, ngành về công tác quản lý TBDH trong nhà trường, đặc biệt là trong trường