Về phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 39 - 41)

8 Những đóng góp khoa học của đề tài

2.1.2 Về phát triển kinh tế xã hội

Vĩnh Lộc là huyện thuần nông, nằm xa các vùng kinh tế động lực, kết cấu hạ tầng còn nhiều khó khăn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, nhiều tiềm năng chưa được phát huy, tỷ lệ hộ nghèo còn tới 22,8% (theo tiêu chuẩn

Nông - lâm - thuỷ sản: Nông - lâm - thuỷ sản là ngành kinh tế chủ đạo của huyện. Diện tích đất nông nghiệp của huyện là 6.587,7 ha chiếm 41,85% diện tích tự nhiên.

- Trồng trọt là ngành chủ đạo trong nông nghiệp với các cây trồng chính hiện nay là: lúa nước, ngô, khoai, sắn, rau quả thực phẩm, ớt, lạc, mía, đậu tương.

- Chăn nuôi là ngành truyền thống và đang được chú ý phát triển. Tổng đàn trâu, bò có 14702 con năm 2000 và 20.104 con năm 2008; đàn lợn được nuôi ở tất cả các xã và ổn định trên 30 ngàn con; Đàn gia cầm tăng nhanh với các loại chủ yếu là gà, vịt, ngan. Ngoài ra một số gia đình còn nuôi dê, nuôi nhím và đã ra đời trang trại nuôi đà điểu với số lượng trên 300 con.

- Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 3,53 % diện tích đất tự nhiên và tập trung ở phía Đông Bắc và Tây Bắc của huyện. Hiện nay công tác trồng rừng được đẩy mạnh theo Dự án 661 (quy hoạch 1.569 ha) và tái thiết Đức (quy hoạch 1.700 ha). Các cây lâm nghiệp chủ yếu là thông, bạch đàn, keo, tràm.

- Thuỷ sản: Diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản nước ngọt là 197 ha, cho sản lượng là 563 tấn (năm 2006) với các loại chính là: cá mè, cá trôi, cá trắm, cá chép, cá chim trắng. Ngoài ra, trên các dòng sông Mã, sông Bưởi còn có 78 lồng, bè cá.

Công nghiệp, dịch vụ: Công nghiệp được phát triển chủ yếu dựa trên nguồn nguyên liệu tại chỗ (nông sản, khoáng sản) và nguyên liệu nhập từ các huyện miền núi (lâm sản).

Tiềm năng khai thác du lịch: Là một huyện có diện tích không rộng, nhưng bù lại Vĩnh Lộc có nhiều di tích lịch sử văn hoá. Toàn huyện có 51 di tích lịch sử văn hoá được công nhận, trong đó có 14 di tích cấp Quốc gia; những dấu ấn lịch sử còn lại khá đậm nét với khu di tích thành nhà Hồ (đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá của nhân loại vào tháng

6/2011), phủ Trịnh và quần thể lăng miếu thờ họ Trịnh, đền thờ Trần Khát Chân, đền thờ nàng Bình Khương, đàn tế Nam Giao, chùa Tường Vân, di chỉ Đa Bút,... Đây là tiền đề, là thế mạnh để Vĩnh Lộc phát triển du lịch văn hoá lịch sử.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w