Nhóm giải pháp đổi mới công tác kế hoạch trong xây dựng, bổ sung, mua sắm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 77 - 85)

8 Những đóng góp khoa học của đề tài

3.2.2 Nhóm giải pháp đổi mới công tác kế hoạch trong xây dựng, bổ sung, mua sắm

3.2.2.1.Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch: a) Mục tiêu của giải pháp

Thực hiện tốt giải pháp này sẽ đổi mới và từ đó nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch đầu tư TBDH trong các trường THPT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

b) Nội dung của giải pháp:

- Xây dựng CSVC - TBDH là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của các nhà trường. Trong thời gian qua tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước, của tỉnh Thanh Hoá, của các thế hệ học sinh cũ của nhà trường trên khắp cả nước, nhà trường đã từng bước xây dựng các công trình vĩnh cửu và mua sắm nhiều trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho sự nghiệp đổi mới của trường học. Việc đẩy nhanh CSVC để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học cần phải chú ý các trang thiết bị trong các phòng học, phòng thí nghiệm. Trong chiến lược chung về phát triển giáo dục, các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho việc đầu tư mua sắm TBDH là giải pháp quan trọng.

- Về tiến trình xây dựng kế hoạch:

Xây dựng kế hoạch cấp trường đặc biệt quan trọng, bởi kế hoạch cấp trường là kế hoạch cụ thể chi tiết, dựa trên kế hoạch chung của cấp cao hơn. Kế hoạch cần phải được xây dựng từ cơ sở là các tổ, nhóm chuyên môn. Phòng chức năng tập hợp xây dựng thành kế hoạch của trường. Tất cả các cấp độ kế hoạch cần được xây dựng theo kiểu dự án. Dựa vào quy mô giảng dạy theo bậc học, môn học; định hướng chất lượng giảng dạy; hướng phát triển của từng môn học theo yêu cầu phát triển chung của nhà trường, xã hội.

Tuỳ cấp độ của kế hoạch cần đầu tư mà xây dựng dự án đạt quy mô tương xứng. Kế hoạch đầu tư CSVC và TBDH dù lớn hay nhỏ, dù ngắn hạn hay dài hạn đều phải bám sát yêu cầu dạy học và phải có tính khả thi. Khi xây dựng kế hoạch cần có sự tham khảo, thu thập ý kiến từ nhiều phía trong và ngoài trường, ngoài ra cần có sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên.

Xây dựng kế hoạch đầu tư TBDH theo biểu sau:

Biểu 3.1. Kế hoạch đầu tư thiết bị TT Tên thiết bị

hiệu

Đặc tính

kỹ thuật Số lượng Đơn giá Thành tiền

c) Điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp:

- Đội ngũ cán bộ lập kế hoạch của nhà trường phải nắm vững tiến trình xây dựng kế hoạch.

- Số liệu phục vụ lập kế hoạch phải đảm bảo tính chính xác cao.

3.2.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng, bổ sung, nua sắm TBDH a) Mục tiêu của giải pháp:

Thực hiện được giải pháp này các trường THPT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá có thể tổ chức tốt việc thực hiện kế hoạch xây dựng, đầu tư, mua sắm TBDH. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH ở các trường THPT.

b) Nội dung của giải pháp:

Trước hết, lãnh đạo nhà trường phải phân công lực lượng thực hiện kế hoạch (thông thường có CBQL, cán bộ (GV) phụ trách TBDH, kế toán,...). Phân bổ kinh phí và điều kiện phương tiện vất chất khác phục vụ cho kế hoạch.

Cụ thể hoá cho từng công việc thực hiện theo kế hoạch, từ đó giao kế hoạch cho các bộ phận, cá nhân có liên quan thực hiện. Lưu ý giải đáp các thắc mắc của người được phân công (nếu có), động viên khuyến khích các cá nhân thực hiện tốt kế hoạch.

Thực hiện việc ra các quyết định có liên quan đến quá trình thực hiện kế hoạch: Quyết định đầu tư ngân sách cho mua sắm TBDH, quyết định thành lập các tổ công tác,....

Chuẩn bị đủ nguồn kinh phí, nhân lực, phương tiện cần thiết cho thực hiện kế hoạch.

3.2.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH a) Mục tiêu của giải pháp:

Giải pháp này giúp cho lãnh đạo các trường THPT thực hiện tốt việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng, đầu tư, mua sắm TBDH cho nhà trường. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH ở các trường THPT.

b) Nội dung của giải pháp:

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là việc làm thường xuyên, liên tục của lãnh đạo nhà trường. Đối với công tác xây dựng, đầu tư, mua sắm TBDH cũng vậy.

Cần chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch theo từng giai đoạn đã đặt ra trong kế hoạch. Cụ thể hoá các công việc trong từng giai đoạn đó.

Lập bảng kế hoạch để thuận tiện cho việc theo dõi, chỉ đạo thực hiện kế hoạch:

Bảng 3.2. Bảng theo dõi thực hiện kế hoạch

TT Nội dung công việc Thời gian thực hiện Thời gian bắt đầu Tời gian hoàn thành Địa điểm thực hiện Người chịu trách nhiệm chính Chi phí cần thiết Kết quả đạt được

Lãnh đạo nhà trường cần sát sao trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Bổ sung những điều kiện cần thiết, động viên khuyến khích việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận, cá nhân.

c) Điều kiện thực hiện giải pháp:

- Lãnh đạo các trường THPT phải nắm vững cách thức chỉ đạo thực hiện kế hoạch

- Theo dõi, điều chỉnh, động viên kịp thời.

3.2.2.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng, đầu tư, mua sắm TBDH

a) Mục tiêu của giải pháp

Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp kiểm tra, đánh giá tốt việc thực hiện kế hoạch xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH, từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH ở các trường THPT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

b) Nội dung của giải pháp:

Để thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã đề ra thì công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch là rất cần thiết.

Căn cứ vào thòi gian thực hiện trong kế hoạch xây dựng, đầu tư, mua sắm TBDH cho nhà trường, lãnh đạo nhà trường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch về tiến độ thời gian, chất lượng công việc. Từ đó có biện pháp điều chỉnh, bổ sung các điều kiện (nếu cần thiết), động viên khuyến khích, khen thưởng kịp thời các bộ phận, cá nhân thực hiện tốt. Những bộ phận, các nhân không thực hiện được nhiệm vụ theo sự phân công, tuỳ theo lý do cụ thể có thể thực hiện các biện pháp khiển trách, kỷ luật.

Các bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện các công việc trong kế hoạch cũng định kỳ tự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công việc của mình.

Kiểm tra giai đoạn cuối của quá trình thực hiện kế hoạch và đánh giá tổng kết việc thực hiện kế hoạch:

+ Kiểm tra xem việc huy động kinh phí đã đạt yêu cầu theo kế hoạch chưa

+ Việc xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH theo kế hoạch đã đạt yêu cầu chưa (về số lượng, chất lượng, thời gian,...)

+ Kiểm tra xem có những thuận lợi, những vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch. Từ đó có đánh giá cụ thể để xây dựng kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo.

c) Điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp:

Đội ngũ chỉ đạo và thực hiện kế hoạch phải có ý thức kiểm tra và tự kiểm tra, đánh giá, đồng thời có đủ năng lực trong việc kiểm tra, đánh giá.

3.2.3. Đổi mới công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa TBDH phục vụ cho dạy và học

a) Mục tiêu của giải pháp:

Thực hiện tốt giải pháp này giúp cán bộ (GV) phụ trách TBDH nắm vững được nguyên nhân, cách thức bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa TBDH. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH ở các trường THPT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

b) Nội dung của giải pháp:

- Mục đích của bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa TBDH là: Bảo vệ được TBDH, loại trừ hoặc hạn chế về cơ bản những hư hỏng không đáng có, mặt khác phải đảm bảo thuận lợi cho sử dụng. Nói cách khác: Mục đích của bảo dưỡng sửa chữa TBDH là để đảm bảo “tính sẵn sàng’’ của thiết bị nhằm phục vụ tốt nhất cho dạy học.

- Làm tốt công tác bảo quản:

+ Cải thiện các điều kiện bảo quản: Bố trí, sắp xếp lại kho chứa thiết bị; rà soát, mua sắm bổ sung tủ giá xếp TBDH.

+ Lựa chọn và phân công người có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn trong công tác bảo quản TBDH (tuyển nhân viên chuyên trách đúng chuyên môn).

+ Bồi dưỡng về mặt nhận thức, các quy định, chế độ bảo quản đối với từng TBDH cho người phụ trách công tác thiết bị.

+ Thực hiện bảo quản đúng quy trình và phương pháp của nhà sản xuất đề ra, đúng quy định đối với từng TBDH.

+ Thường xuyên kiểm tra, kiểm kê, đánh giá công tác bảo quản. - Thực hiện tốt công tác bảo dưỡng, sửa chữa TBDH:

+ Trên cơ sở kế hoạch sử dụng, nắm tần suất sử dụng TBDH để đưa vào kế hoạch bảo dưỡng, ưu tiên sửa chữa.

+ Lực lượng sửa chữa: GV, HS, hợp đồng với các đơn vị, cá nhân là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

+ Kế hoạch sửa chữa phải ghi rõ tình trạng hư hỏng của từng thiết bị, số lượng thiết bị, thời gian sửa chữa, kinh phí sửa chữa, …Đặc biệt khi lập kế hoạch sửa chữa cần lưu ý các dạng hư hỏng của thiết bị.

Trường hợp 1: Hư hỏng do tác động của môi trường

Mọi TBDH từ đơn giản đến phức tạp đều được cấu thành từ các vật liệu khác nhau: kim loại, thuỷ tinh, chất dẻo, điện tử, bán dẫn,.... Nếu không được bảo quản cẩn thận đều có thể hỏng hóc dẫn đến không sử dụng được. Nguyên nhân đầu tiên đó là do khí hậu, môi trường.

Trường hợp 2: Hư hỏng do sử dụng

Do sử dụng nhiều nên các chi tiết máy bị mòn, hỏng; Người sử dụng không thực hiện đúng quy trình, như: thao tác sai, làm bừa làm ẩu, thiếu hiểu biết,....; Do thất lạc các chi tiết gây ra tình trạng thiếu đồng bộ làm cho TBDH không hoạt động được; Do sửa chữa bảo dưỡng không được thực hiện hoặc quá trình sửa chữa, lắp ráp không đảm bảo nên dẫn tới tình trạng hỏng hóc.

Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa được thể hiện theo biểu mẫu sau:

Biểu 3.3. Kế hoạch bảo dưỡng, sữa chữa thiết bị

Trường:... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA THIẾT BỊ

MÔN:... Năm học: ... TT Tên TB hoặc chủng loại TB Mức độ sữa chữa trước đó Nội dung bảo dưỡng, sửa chữa Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí Ghi chú

c) Điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp:

- Có đủ điều kiện CSVC cho công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa TBDH.

- Cán bộ phụ trách có năng lực chuyên môn về công tác bảo quản, bảo dưỡng TBDH.

- Có nguồn kinh phí phù hợp để phục vụ bảo quản, bảo dưỡng, sữa chữa.

3.2.4. Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng TBDH

a) Mục tiêu của giải pháp

Thực hiện tốt giải pháp này có thể nâng cao được hiệu quả khai thác, sử dụng TBDH cho cán bộ, GV các trường THPT, từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH ở các trường THPT huyện Vĩnh lộc, tỉnh Thanh Hoá.

b) Nội dung của giải pháp:

- Xây dựng, đầu tư, mua sắm đủ TBDH theo danh mục TBDH tối thiểu bậc THPT do Bộ GD&ĐT quy định. Chất lượng của các TBDH đảm bảo yêu cầu quy định.

- Xây dựng danh mục TBDH theo tiết học để thuận tiện cho việc theo dõi, sử dụng TBDH.

- Xây dựng tốt kế hoạch khai thác, sử dụng TBDH trong năm học: Kế hoạch của nhà trường, của tổ, nhóm chuyên môn và của từng GV bộ môn. Kế hoạch sử dụng TBDH phải được lập một cách chi tiết đến từng tiết học, ngày học, tuần học và có tính khả thi. Với kế hoạch được xây dựng như vậy, người quản lý nắm được việc khai thác, sử dụng phòng bộ môn, phòng thí nghiệm vào hoạt động dạy học trong nhà trường.

- Đội ngũ cán bộ, GV nhà trường thường xuyên sử dụng TBDH, có năng lực trong sử dụng TBDH để phát huy vai trò, hiệu quả của TBDH.

- Tổ chức tốt chuyên đề sử dụng TBDH trong các tổ chuyên môn hàng kỳ, hàng năm. Chú trọng khâu giảng mẫu, dự giờ, rút kinh nghiệm.

- Lãnh đạo nhà trường quan tâm đến các điều kiện thực hiện việc sử dụng TBDH cho GV bộ môn: Tham mưu xây dựng đủ phòng thực hành, phòng học bộ môn; Căn cứ vào khung chương trình để nắm được số tiết thí nghiệm, thực hành của từng khối lớp từ đó bố trí sắp xếp hợp lý phòng thực hành Tin học, phòng học Ngoại ngữ, phòng học bộ môn của các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học...; cấp kinh phí để GV tự thiết kế đồ dùng dạy học phục vụ cho bài giảng; xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng về công tác sử dụng TBDH, tự làm đồ dùng dạy học của GV bộ môn và khen thưởng kịp thời.

- Lãnh đạo nhà trường, các tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng TBDH của GV bộ môn.

c) Điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp:

- TBDH phải đủ về số lượng, đồng bộ và đảm bảo chất lượng.

- Có đủ CSVC theo yêu cầu tối thiểu về phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, phòng kho, điện lưới,....

- GV bộ môn am hiểu về TBDH, có năng lực sử dụng TBDH. - Nhà trường có các quy chế, quy định về sử dụng TBDH.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w