Lindan 4,4'-DDE Dieldrin 4,4' DDD
2.8. Nhận xét chung vịnh Chân Mây
Vịnh Chân Mây nằm xa các nguồn khí thải, các hoạt động liên quan đến cảng biển còn thấp, nên hiện trạng môi tr−ờng không khí khu vực vịnh Chân Mây nói chung là tốt, các chất khí độc hại (NO2, CO, SO2, O3) thấp hơn TCCP.
N−ớc vịnh Chân Mây có nhiệt độ cao, th−ờng trên 25oC, độ muối trên 30%o, pH th−ờng trên 8, n−ớc thuộc loại n−ớc biển mặn. Trừ nitrat có nồng độ cao, v−ợt ng−ỡng ASEAN, các chất dinh d−ỡng khác là nitrit, amoniac, phosphat, silicat có nồng độ thuộc loại thấp
Chất l−ợng n−ớc vịnh Chân Mây mặc dù có biểu hiện bị ô nhiễm bởi một số tác nhân nh− dầu, đồng, kẽm, nh−ng ở mức độ thấp và nhìn chung môi tr−ờng còn ở mức an toàn đối với thuỷ sinh vật. So với năm 1996, chất l−ợng n−ớc vịnh có xu h−ớng suy giảm, hệ số RQts trung bình năm tăng khoảng 20% / năm
Khu vực vịnh Chân Mây có ít sông đổ vào, các sông ngắn, l−u l−ợng nhỏ và phân bố thực vật ngập mặn ven bờ vịnh ít. Nguồn cung cấp chất hữu cơ và dinh d−ỡng từ lục địa theo sông mang ra và nguồn tại chỗ từ thực vật ngập mặn đều ít. Trầm tích bề mặt ở vịnh này thuộc loại nghèo mùn bã hữu cơ và dinh d−ỡng nitơ, phospho.
Trầm tích bề mặt vịnh đã ô nhiễm nhẹ bởi As, ô nhiễm trung bình bởi Cu. Không phát hiện thấy Cd trong trầm tích bề mặt vịnh.
Trong tháng 5/2005, hàm l−ợng dầu trong trầm tích vịnh tăng cao, v−ợt GHCP theo Tiêu chuẩn của Trung Quốc, do có sự cố chìm tàu tại phao số 0 ngoài cửa vịnh
Phần thứ 3. Tình trạng quản lý môi tr−ờng hiện nay tại hai vịnh Bái Tử Long và Chân Mây
Quản lý môi tr−ờng là hành động quản lý, giám sát, điều chỉnh của các cơ quan quản lý môi tr−ờng và tài nguyên thiên nhiên nhằm hạn chế tối đa các hoạt động có hại đối với môi tr−ờng do các hoạt động phát triển gây ra và đảm bảo sự cân bằng vì sự phát triển bền vững. Nội dung của quản lý môi tr−ờng bao gồm những vấn đề khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động có khả năng tác động đến môi tr−ờng và các hệ sinh thái. Mục đích chính của quản lý môi tr−ờng là làm cho môi tr−ờng trong sạch nhằm đảm bảo chất l−ợng cuộc sống của con ng−ời. Để đạt đ−ợc mục tiêu trên, nhiệm vụ của quản lý môi tr−ờng là :
1/ Quản lý khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ có hiệu quả quá trình phát triển và đảm bảo tính bền vững của phát triển
2/ Duy trì, bảo vệ tính đa dạng sinh học và các hệ sinh thái.
3/ áp dụng các tiến bộ của khoa học và kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng l−ợng, nguyên vật liệu cho các quá trình sản xuất và hạn chế tối đa các tác động có hại đối với môi tr−ờng của quá trình này.
Để thực hiện các nhiệm vụ quản lý môi tr−ờng cần phải áp dụng và phối hợp một cách hài hoà các biện pháp hành chính, kinh tế, pháp luật và các giải pháp kỹ thuật trong công tác quản lý môi tr−ờng. Quản lý môi tr−ờng có thể đ−ợc thực hiện ở nhiều quy mô khác nhau: từ quản lý môi tr−ờng ở một nhà máy, xí nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh đến quản lý môi tr−ờng của một xã, huyện, tỉnh, quốc gia, khu vực hay trên toàn thế giói. Với mỗi quy mô, công tác quản lý môi tr−ờng có những mục đích, nhiệm vụ cụ thể và ph−ơng pháp quản lý riêng.