Tổng quan về hiện trạng cảng biển Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá một số tiềm năng sử dụng quan trọng của hệ thống vũng vịnh (Trang 28 - 29)

- Có mặt nhiều hệ sinh thái đặc thù: hệ sinh thá

1.Tổng quan về hiện trạng cảng biển Việt Nam

1.1. Thế mạnh của cảng biển

Cảng biển là thế mạnh của bất kỳ quốc gia nào có biển trên thế giới-là cửa ngõ giao l−u kinh tế với thế giới. Đối với khu vực, tỉnh, thành phố vai trò của cảng biển vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế. Trên thế giới các thành phố lớn và phát triển th−ờng đi liền với các hải cảng lớn nh−: Lôn Đôn với hải cảng Lôn Đôn, thành phố Newyork-cảng Newyork (Mỹ) v.v. ở Việt Nam, một số thành phố lớn cũng hình thành trên cơ sở phát triển cảng: thành phố Hồ Chí Minh với cảng Sài Gòn, thành phố Hải Phòng-cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng-thành phố Đà Nẵng. Hiện nay các khu công nghiệp đã và đang hình thành cũng gắn với việc phát triển cảng: cảng chuyên dùng cho khu công nghiệp Dung Quất.

Lịch sử đã chứng minh, rất nhiều thành phố trên thế giới và cả Việt Nam phát triển dựa vào cảng biển. Trên thế giới, hơn 30 năm tr−ớc nhờ vào cảng trung chuyển quốc tế mà đất n−ớc Singapore đã trở thành một quốc đảo phát triển. ở Việt Nam, cảng Sài Gòn, Hải Phòng hình thành nên 2 thành phố cảng. Ng−ợc dòng lịch sử, một số đô thị cổ phát triển sầm uất một thời cũng nhờ phát triển cảng: Đô thị cổ Hội An, kinh đô Trà Kiệu v.v.

1.2. Tiềm năng cảng biển của Việt Nam

Việt Nam đ−ợc coi là một trong số những quốc gia có tiềm năng rất lớn về hoạt động khai thác kinh tế biển bởi với bờ biển dài trên 3260km có nhiều vũng-vịnh cửa sông v.v. nằm trên đ−ờng hàng hải quốc tế nối giữa Thái Bình D−ơng và ấn Độ D−ơng, rất thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống cảng biển, phát triển đội tàu thuyền quốc gia, các cơ sở công nghiệp đóng sửa chữa tàu biển và thực hiện các loại hình dịch vụ hàng hải th−ơng mại khác. Đây là lợi thế mà không phải n−ớc nào cũng thể có đ−ợc.

Giá trị nổi bật về tiềm năng phát triển hàng hải của n−ớc ta phải nói đến, trên dải bờ biển dài 3260km có mặt một hệ thống vũng-vịnh dầy đặc (48 vũng-vịnh, khoảng 70km bờ biển lại có một vũng-vịnh). Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển cảng, và hệ thống cảng biển Việt Nam đã và đang phát triển và xây dựng hầu hết trên các vũng- vịnh ven bờ.

1.3. Chính sách phát triển

Trong giai đoạn mở cửa hiện nay, giao l−u kinh tế với thế giới đóng vai trò quan trọng. Việc quy hoạch, phát triển hệ thống cảng biển đáp ứng nh− cầu phát triển kinh tế-xã hội trong n−ớc cũng nh− cạnh tranh với các n−ớc trong khu vực và tiến xa hơn nữa. Ngày 12/10/1999, tại quyết định số 202/1999-QĐ-TTg, Thủ t−ớng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng đến năm 2010 với 114 cảng và điểm cảng, phân

thành 8 cụm chính từ bắc vào nam và các hải đảo với sản l−ợng hàng hoá thông qua khoảng 210 triệu tấn/năm.

Nhóm 1: Nhóm cảng phía bắc bao gồm các cảng từ Quảng Ninh đến Ninh Bình.

Các vũng-vịnh quy hoạch phát triển cảng biển là Bái Tử Long, vịnh Cửa Lục.

Nhóm 2: Nhóm cảng Bắc Trung Bộ bao gồm các cảng biển từ Thanh Hoá đến Hà

Tĩnh-các vũng-vịnh đ−ợc quy hoạch phát triển bao gồm Nghi Sơn, Vũng áng.

Nhóm 3: Nhóm cảng biển Trung Trung Bộ bao gồm các cảng từ Quảng Bình đến

Quảng Ngãi-các vũng-vịnh đ−ợc quy hoạch phát triển cảng là: vịnh Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất.

Nhóm 4: Nhóm cảng biển Nam Trung Bộ, bao gồm các cảng biển từ Bình Định

đến Bình Thuận-các vũng-vịnh đ−ợc quy hoặch phát triển cảng biển là vịnh Quy Nhơn, Vũng Rô, Văn Phong, Nha Trang.

Nhóm 7: Nhóm cảng biển các đảo Tây Nam Bộ. Nhóm 8: Nhóm cảng biển Côn Đảo .

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá một số tiềm năng sử dụng quan trọng của hệ thống vũng vịnh (Trang 28 - 29)