Khả năng đáp ứng

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá một số tiềm năng sử dụng quan trọng của hệ thống vũng vịnh (Trang 47 - 48)

- Nhóm vũngvịnh thuộc các đảo phía Nam.

2. Khả năng đáp ứng

Với đặc tr−ng cho kiểu vũng-vịnh gần kín, với hệ thống đảo chắn ngoài cấu tạo từ đá gốc (đá vụn lục nguyên và carbonate), định h−ớng đông bắc-tây nam song song với bờ biển: Sậu Nam, Ba Mùn, Quán Lạn, Trà Bản , Ph−ợng Hoàng, Ngọc Vùng, cụm đảo Hang Trai-Đầu Bê, Cát Bà. Vực n−ớc với độ sâu phổ biến 8-15m với hệ thống luồng lạch sâu tới 20-30m, nhiều hang karst có quy mô từ nhỏ đến lớn.

Đặc điểm này đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển các ngành sau:

2.1. Giao thông thủy và cảng biển

Cấu trúc vực n−ớc của vũng-vịnh rất thuận lợi cho phát triển giao thông thủy. Hiện tại trong khu vực có hệ thống cảng và giao thông thủy hoạt động rất hiện quả: cảng tổng hợp Cái Lân với quy mô đến năm 2010 -2020 với 25 bến cho tàu lớn đến 50000 tấn công suất đến 22 triệu tấn năm (ch−a kể hàng xi măng và xăng dầu) chia sẻ với cảng Hải Phòng. Ngoài ra còn có hàng loại cảng khác đã và đang hoạt động Cửa Ông, Vân Đồn v.v.

Với hệ thống bãi triều rộng với hệ thống lạch triều dày đặc, cấu tạo chủ yếu là vật liệu mịn, khả năng che chắn của vực n−ớc tốt, biên độ triều lớn (xấp xỉ 4m) rất thích hợp phát triển nuôi trồng thủy sản theo các hình thức khác nhau.

2.3. Phòng thủ bờ biển

Địa hình vũng-vịnh với hệ thống đảo lục nguyên che chắn, định h−ớng tây bắc- đông nam, với nhiều hang động, luồng lạch. Đây là một dạng tài nguyên quân sự qúy giá mà ít nơi nào có đ−ợc, nó đ−ợc sử dụng rất đắc lực trong phòng thủ và chống xâm nhập từ phía biển.

2.4. Du lịch biển

Nhóm vũng-vịnh đ−ợc che chắn bởi trên 3000 đảo chắn vốn bắt nguồn từ vùng karst lục địa bị ngập chìm do biển tiến sau băng hà lần cuối. Động lực biển chạm trổ lên các dạng địa hình đặt tr−ng kỳ thú, rất có giá trị đối với du lịch:

- Vách và s−ờn dựng đứng là sản phẩm của quá trình sập trọng lực tr−ớc biển tiến hoặc do hoạt động của quá trình biển.

- Các ngấn ăn mòn: Các ngấn hiện đại phân bố trong phạm vị dao dộng của mực triều, cao 2-3,5 m, lõm sâu từ vài chục centimet đến 10-15m. Hình thái ngấn đa dạng (đơn, kép, đối xứng, không đối xứng, hoàn chỉnh, không hoàn chỉnh v.v.).

- Hang luồn và cửa thông hẹp: Dạng địa hình này đ−ợc hình thành chủ yếu do ăn mòn hoá học. Hang luồn có thể cao 5-6m, rộng 10-15m và sâu hàng chục mét (Thiên Cung, Hang Trinh Nữ, Bồ Lông) và là tổ hợp của các ngấn hiện đại và ngấn cổ. Các cửa thông hẹp th−ờng có hình đối xứng hai bên, hình dấu ngoặc đơn và có ngấn ăn mòn khá sâu.

- Thềm tích tụ và các đê cát cổ: Thềm tích tụ là các dạng tích tụ bờ nằm cao hơn

mực n−ớc triều hiện nay, th−ờng nằm ở các cung bờ lõm, vật liệu chủ yếu là cát vỏ sinh vật, trên đó có thực vật.

- Các bãi biển do sóng: hình thành chủ yếu ở các cung lõm, th−ờng nằm trên thềm san hô, cao 1-4 m/0m hải đồ (0mHĐ), rộng vài chục đến hơn trăm mét, dài từ vài chục đến 200m. Vật chất tạo bãi chủ yếu là cát vụn vỏ vôi sinh vật.

2.5. Bảo tồn biển

Vũng-vịnh trong vùng nổi bật với giá trị cảnh quan (cảnh quan nhân văn và tự nhiên-d−ới góc nhìn mỹ học). Hình thái địa hình tạo nên giá trị thẩm mỹ gồm tổng thể của cảnh đẹp vừa hùng vị vừa thơ mộng, vừa đa dạng, vừa hài hoà nh− một tác phẩm tạo hình của tạo hoá, kết hợp tinh tế giữa điêu khắc và hội hoạ, giữa sự hoành tráng, khẻo khoắn với sự duyên dáng, thơ mộng.

Bên cạnh đó là các hệ sinh thái đặc thù: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển.

Hai giá trị trên (cảnh quan và đa dạng sinh học) là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và đặc thù cho hệ thống vũng-vịnh ven bờ Bắc Bộ. Đặc biệt là giá trị cảnh quan (d−ới cái nhìn mỹ học) có giá trị tr−ờng tồn cùng thời gian và lịch sử phát triển dân tộc: Cái tên Vịnh Hạ Long, Vân Đồn v.v. đã đi sâu và tiềm thức ng−ời Việt. Bảo tồn những giá trị này cũng chính là bảo tồn văn hoá Việt.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá một số tiềm năng sử dụng quan trọng của hệ thống vũng vịnh (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)