Định h−ớng phát triển

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá một số tiềm năng sử dụng quan trọng của hệ thống vũng vịnh (Trang 50 - 54)

- Nhóm vũngvịnh thuộc các đảo phía Nam.

3. Định h−ớng phát triển

Các vũng-vịnh trong vùng có nguồn tài nguyên không phong phú và đa dạng, giá trị sử dụng không cao. Bên cạnh đó nhu cầu phát triển vùng cũng ch−a đòi hỏi ngay ngắt, một số vũng-vịnh rất có tiềm năng cảng. Do vậy, mâu thuận lợi ích ít phát sinh, nh−ng sẽ phát sinh mâu thuẫn lợi ích tiềm tàng theo thời gian, nếu không có chính sách quy hoạch hợp lý.

Các vũng-vịnh có mức độ đóng kín kém và rất kém, cảnh quan tự nhiên, các hệ sinh thái đi kèm ít, giá trị phát triển cho các tiềm năng thấp.

Các vũng-vịnh có độ đóng kín t−ơng đối tốt, độ sâu lớn, bờ đá gốc, có tiềm năng phát triển cảng n−ớc sâu, tuy nhiên cần chú ý đến nhu cầu của vùng.

Các tiềm năng bảo tồn biển, nuôi trồng thủy sản, du lịch biển, phòng thủ bờ biển trên các vũng-vịnh đ−ợc nhìn nhận d−ới góc độ hạn chế.

Bảng 33. Định h−ớng phát triển tiềm năng cho các vũng-vịnh ven bờ Bắc Trung Bộ

(mức độ −u tiên: A- rất tốt, B-trung bình; C-kém)

Tiềm năng phát triển

STT Tên vũng-vịnh Bảo tồn Du lịch Phòng thủ Nuôi trồng

thủy sản Phát triển cảng 1 Nghi Sơn B B C C A 2 Quỳnh L−u C C C C C 3 Diễn Châu C C C C C 4 Vũng áng B B B B A 5 Chân Mây B B B C A

III. Vùng Nam Trung Bộ

Là vùng tập trung vũng-vịnh nhiều nhất trên toàn dải ven bờ Việt Nam, phân bố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.

1. Mối quan hệ liên vùng

1.1. Mối quan hệ

Các vũng-vịnh phân bố dọc ven bờ Nam Trung Bộ và có quan hệ mật thiết với các trung tâm kinh tế. Chúng phân bố và liên kết với nhau theo cấu trúc đô thi dạng chuỗi

(agglomeration), liên kết với nhau chủ yếu quan quốc lộ 1A và đ−ờng biển. Hầu hết các trung tâm kinh tế đều nằm cạnh và liên quan mật thiết với hệ thống vũng-vịnh, theo chiều từ bắc và nam: thành phố Đà Nẵng với vịnh Đà Nẵng, khu công nghiệp Dung Quất với vịnh Dung Quất, cảng trung chuyển quốc tế Văn Phong với vịnh Văn Phong, thành phố biển Nha Trang với vịnh Nha Trang v.v. Do điều kiện tự nhiên quy định, nên các trung tâm kinh tế này đ−ợc hình thành trên các đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, việc phát triển hầu nh− gắn liền với biển và trực tiếp là hệ thống vũng-vịnh: đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, du lịch, hải cảng v.v.

1.2. Nhu cầu đòi hỏi của vùng

Tuy nhiên, mức độ khai thác lãnh thổ và tiềm năng từ biển của các trung tâm kinh tế trong vùng ch−a cao. Một số ngành mới đ−ợcphát triển trong một số năm gần đây, thậm chí còn đang ở giai đoạn đề án quy hoạch (quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển). Điều đáng nói hơn, nơi đây lại hội tụ và có mặt hầu nh− tất cả các vũng-vịnh đặc tr−ng theo cách phân loại. Xuất phát 2 yếu tố trên, chúng tôi có ý đi sâu một chút về định h−ớng phát triển trên quan điểm địa lý-kinh tế-“Quy hoạch dựa vào điều kiện tự nhiên và mối quan hệ liên vùng”. Nó đ−ợc xem nh− điểm chấm phá khi đánh giá vai trò tự nhiên của hệ thống vũng-vịnh ven bờ với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

2. Khả năng đáp ứng

Với mật độ phân bố vũng-vịnh cao nhất cả n−ớc, đa dạng về hình thái (đẳng th−ớc, kéo dài) mức độ đóng, có hệ thống đảo bao bọc phía ngoài, cấu tạo thạch học bờ chủ yếu là đá gốc và xen và đó là các bãi cát. Những điều kiện đó tạo cho các vũng- vịnh có mặt nhiều dạng cảnh quan, tài nguyên, và các hệ sinh thái đặc thù đi kèm. Đó là những điều kiện tự nhiên các vũng-vịnh mang lại cho phát triển kinh tế-xã hội trong vùng.

2.1. Phát triển cảng

Các vũng-vinh trong vùng, có độ sâu lớn, đến rất lớn, cấu tạo thạch học bờ chủ yếu là đá gốc, mức độ đóng kín tốt. Bên cạnh đó, mối liên kết liên hoàn giữa các vũng- vịnh với các trung tâm kinh tế và tuyến đ−ờng bắc-nam rất cao. Nó đặc biệt có tiềm năng đối với phát triển cảng biển, theo quyết định số 202/1999-QĐ-TTg, Thủ t−ớng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng đến năm 2010, các cảng hầu hết đều nằm trên các vũng-vịnh, thuộc nhóm 3 và 4 trong bản quy hoạch.

Nh− trên đã nêu, d−ới góc độ địa lý-kinh tế chúng tôi muốn phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và quan hệ kinh tế vùng với quy hoạch để bàn về dự án quy hoạch cảng đến năm 2010.

Trên đoạn bờ biển Thừa Thiên Huế đến Nha Trang-Khánh Hoà, chỉ dài khoảng 600km, theo quy hoạch và phát triển có tới 9 cảng biển đ−ợc quy hoạch phát triển, trung bình gần 70km lại có 1 cảng biển. nh− vậy đã hợp lý ch−a? Quy hoạch phải dựa trên hệ thống chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật, vị trí địa lý và cả vấn đề xã hội, hay nói cách khác phải dựa vào quan điểm địa lý-kinh tế-xã hội. Mặc dù, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cảng, nh−ng nhu cầu phát triền kinh tế xã hội và giá trị l−u thông lại

không cần thiết phải xây dựng quá nhiều cảng nh− vậy. Khi bàn về vấn đề này, chúng tôi rất tâm đắc với ý kiến “quy hoạch phát triển cảng biển phải từ thông tin kinh tế, từ dự đoán khối l−ợng hàng hoá qua từng năm, từng thời kỳ, rồi dự đoán tiềm năng cho vùng biển đó, căn cứ và điều kiện tự nhiên vùng, khả năng vốn v.v. do các thông số của Việt Nam rất kém. Ngay của Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam (Quyết định số 202/1999/QĐ-TTg) của Thủ t−ớng Chính phủ cũng chỉ có tầm nhìn 10 năm. Cần phải có tầm nhìn quy hoạch cảng ít nhất là 50-100 năm v.v. Phải căn cứ vào tiền vốn, phải “liệu cơm gắp mắn”, chứ không thể cứ thích là làm. Việt Nam có tiềm năng về đ−ờng biển, có nguồn hàng hoá dồi dào, ch−a kể đến l−ợng hàng hoá khai thác từ Lào, vùng Vân Nam (Trung Quốc)…đi bằng đ−ờng bộ đến các cảng biển Việt Nam vì gần nhất, kinh tế nhất”. (Chu Quang Thứ) Cũng cần nói thêm rằng, ý t−ởng khai thác hàng hoá từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) qua cảng biển Việt Nam đã đ−ợc ng−ời Pháp đề cập và áp dụng khi xây dựng cảng Hải Phòng từ cuối thế kỷ 19 (năm 1876).

2.2. Nuôi trồng thủy sản

Các vũng-vinh trong vùng có điều kiện tự nhiên thuận. Mặt khác, cộng đồng dân ven biển rất có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản. Hiện tại, trên các vũng-vịnh đều đ−ợc ng− dân nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các vũng-vịnh thuộc tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà.

2.3. Du lịch biển

Các vũng-vịnh trong khu vực đều đ−ợc che chắn tốt, bờ cấu tạo từ đá gốc xen vào đó là các bãi cát rộng, tác động sóng vừa phải là những bãi tắm lớn. Một số vịnh đ−ợc hình thành bởi hệ thống đảo chắn ngoài hoặc hoặc hỗn hợp, mức độ đa dạng cảnh quan và các hệ sinh thái đặc thù. Thêm vào đó, dọc ven biển Nam Trung Bộ có rất nhiều du tích lịch sử, lễ hội v.v. là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn. Kết hợp 2 dạng tài nguyên này tạo ra tiềm năng to lớn đối với du lịch biển.

Một số vũng-vịnh trong vùng rất đ−ợc đánh giá rất đẹp, thậm chí đ−ợc xếp vào nhóm đẹp nhất thế giới. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền quảng cáo của chúng ta ch−a tốt, nên nhiều vùng có cảnh quan đẹp vẫn ch−a đ−ợc mọi ng−ời biết đến. Bài học gần đây cho vịnh Nha Trang-Khánh Hoà là một ví dụ “vịnh Nha Trang đ−ợc công nhận là 1 trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới tháng 7/2003 nhờ vào một cuốn băng giới thiệu của Đài truyền hình Pháp, danh hiệu này đến với Nha Trang d−ờng nh− là tình cờ”

(VietNamNet)

2.4. Bảo tồn biển

Giá trị cảnh quan tự nhiên và nhân văn trên các vũng-vịnh đa dạng và đặc sắc, nh−ng hiện nay chúng đang bị khai khác, sử dụng bởi các ngành du lịch, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động kinh tế khác. Các nguồn tài nguyên đang có nguy cơ giảm sút, cần phải bảo tồn những giá trị này. Vai trò của bảo tồn rất lớn để bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, vịnh San Francisco là một ví dụ: tr−ớc đây nó đã từng có nguy cơ biến thành “dòng sông hẹp” do lấn biển xay dựng công trình, và vai trò của bảo tồn đã làm sống lại, tôn tạo vịnh trở thành một trong những vịnh đẹp nhất nhì thế giới.

2.5. Phòng thủ bờ biển

Mật độ dày, đ−ợc che chắn của các đảo, mức độ đóng kín cao, cùng độ sâu lớn, là nơi đồn trú, luyện tập, xây dựng các cơ sở huấn luyện, bố trí các thiết bị phòng thủ v.v. đồng thời chúng lại rất thuận lợi trong việc l−u thông với các trung tâm ven biển. Dạng tài nguyên này đã đ−ợc sử dụng đảm bảo an ninh quốc phòng từ lâu. Khi nói đến vịnh Cam Ranh, ng−ời ta liên t−ởng đến Quân cảng Cam Ranh, ngay cạnh đó là trung tâm đào tạo lực l−ợng Hải quân Việt Nam (Học viện Hải quân).

Với mật độ cao, chứa đựng trong đó rất nhiều dạng tài nguyên khác nhau (tài nguyên tự nhiên, nhân văn, sinh vật, phi sinh vật, tài nguyên quân sự v.v.) là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đa ngành. Các vũng-vịnh này có mối quan hệ mật thiết với các trung tâm kinh tế trong vùng. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên từ hệ thống vũng-vịnh rất lớn, nẩy sinh mâu thuẫn lợi ích, tác động xấu đến cảnh quan và môi tr−ờng vũng vịnh. Việc định h−ớng phát triển theo các h−ớng dựa vào điều kiện tự nhiên, mối quan hệ giữa các tiềm năng, nhu cầu phát triển vùng vào quan trọng hơn cả là vấn đề an ninh quốc phòng.

Các vũng-vinh gần các trung tâm kinh tế lớn, có mức độ đóng kín cao, cấu tạo thạch học bờ xen kẽ đá gốc và bãi cát đ−ợc phát triển đồng thời các tiềm năng: cảng biển, phòng thủ, du lịch, nuôi trồng thủy sản, bảo tồn.

Các vũng-vịnh xa các trung tâm kinh tế lớn, có mức độ đóng kín trung bình, bờ đá gốc nên phát triển các tiềm năng nuôi trồng thủy sản, phòng thủ.

Nhóm vũng-vinh có mức độ đóng kín thấp, xa các trung tâm kinh tế, mức độ đa dạng cảnh quan thấp, chúng có giá trị sử dụng thấp cho tất cả các tiềm năng. Nhóm vũng-vịnh ven các đảo, đ−ợc −u tiên phát triển tiềm năng phòng thủ và bảo tồn biển.

Bảng 34. Định h−ớng phát triển tiềm năng cho các vũng-vịnh ven bờ Nam Trung Bộ

(mức độ −u tiên: A- rất tốt, B-trung bình; C-kém)

Tiềm năng phát triển

STT Tên Bảo tồn Du lịch Phòng thủ Nuôi trồng

thủy sản Phát triển cảng 1 V. Đà Nẵng B A A B A 2 Vg. Cù Lao Chàm A B B C C 3 Vg. An Hoà B C C B C 4 V. Dung Quất B C B C A 5 Vg. Việt Thanh C C C C C 6 Vg. Nho Na C C C C C 7 Vg. Mỹ Hàn C C C C C 8 Vg. Mỹ An C C C C C 9 Vg. Moi C C C C C 10 Vg. Cát Hải C C C C C 11 Vg. Tuy Ph−ớc C C C C C 12 V. Làng Mai C C C C A 13 Vg. Xuân Hải C C C C C 14 Vg. Cù Mông B C C C C 15 Vg. Trích C C C C C 16 Vg. Ông Diên C C C C C 17 Vg. Xuân Đài B C B A A 18 Vg. Rô B B A B A 19 Vg. Cổ Cò B B B A A 20 V. Bến Gội B B B A B 21 V. Văn Phong B A B A A 22 Vg. Cái Bàn B B C B B 23 Vg. Bình Cang- Đầm Nha Phu C C C A C 24 V. Nha Trang A A B B B 25 V. Hòn Tre A A B B C 26 V. Cam Ranh B C A B A 27 V. Bình Ba B B A B C 28 V. Phan Rang C B C B B

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá một số tiềm năng sử dụng quan trọng của hệ thống vũng vịnh (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)