Thiên nhiên thể hiện tâm trạng nhân vật.

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của g môpatxang (Trang 60 - 67)

Thiên nhiên gắn liền với tâm trạng nhân vật, đợc nhìn bằng ánh mắt của nhân vật, sống theo nhịp đập trái tim nhân vật, là một điều chẳng phải mới lạ gì, nó có ở nhiều tác giả khác. Nhng ở G.Môpátxăng nó trở thành trong một hệ thống, trong hầu hết các tác phẩm và đợc sử dụng nh một thủ pháp nghệ thuật nhằm diễn tả những biến thái tinh vi, những sắc thái tế nhị, những bí ẩn tâm hồn của nhân vật mà nếu dùng từ ngữ miêu tả trực tiếp về nó thì không thể nào diễn tả hết những gì muốn nói. Điều này, trong truyện ngắn G.Môpátxăng còn có một ý nghĩa đặc biệt, đó là một khía cạnh để tạo nên cách kể khách quan ( một trong những điều làm nên thành công của nhà văn). Thực ra là chính G.Môpátxăng luôn sống theo nhịp đập trái tim nhân vật, sống theo những vui buồn, thăng trầm trong đời nhân vật, đau

đớn cho những kiếp sống u buồn và mừng vui với những hạnh phúc của nhân vật - Nhng nếu ông dùng từ ngữ diễn tả trực tiếp điều đó, không những không gây đợc ấn tợng mạnh mà tính chất khách quan của những câu

chuyện sẽ giảm sút nhiều, giá trị tác phẩm, vì thế, sẽ không đợc nh mong muốn. Thiên nhiên gắn liền với tâm trạng nhân vật, sống theo nhịp đập trái tim nhân vật có thể hiểu là giữa thiên nhiên và nhân vật có một sợi dây vô hình, dẻo chắc gắn kết với nhau. Những trạng thái tâm lý phức tạp, đa dạng, nhiều khi bí ẩn của nhân vật có thể dễ dàng cảm thấy trong cái nhìn của nhân vật đối với thiên nhiên ("Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu. Ngời buồn cảnh đó có vui bao giờ" - Nguyễn

Du); có khi nó chẳng phải là cái nhìn từ nhân vật mà là một thiên nhiên khách

quan, có vẻ nh dửng dng, xa lạ với nhân vật nhng thực ra trong nó ẩn chứa mối quan hệ khăng khít giữa nhà văn - nhân vật - cuộc đời. Thiên nhiên có khi là linh dợc kỳ diệu có thể chữa lành những vết thơng tâm hồn . Thiên nhiên, có khi lại là những dự cảm về một sự việc chẳng lành, những dự cảm có tính định mệnh, mang vẻ khách quan của quy luật Tạo hoá nhng là mối quan hệ chủ quan giữa nhân vật và thiên nhiên.

Trong truyện ngắn "Tuyết đầu mùa", nhân vật chính mặc dầu ở bên kia ng- ỡng cửa cuộc đời thảm hại, chị vẫn rất vui, mãn nguyện và hạnh phúc vì đã có chiếc lò hơi mơ ớc của đời mình, "chị nhìn bầu trời đầy nắng và chim én ... biển cả một màu xanh lam, thật yên tĩnh, thật đẹp" và mỉm cời, thanh thản nghĩ về cái chết. Bà Đờ Carua trong truyện "Đứa con bị bỏ rơi" lại không có đợc sự yên tĩnh cần thiết của tâm hồn, những dằn vặt, hối hận của ngời đàn bà trót bỏ rơi con khiến tâm trạng bà nặng nề, khổ sở - Và thiên nhiên nh bản hoà tấu hài thanh với tâm trạng đó : "Thung lũng vắng ngắt và im ắng dới ánh nắng nặng nề - Chỉ nghe thấy tiếng châu chấu kêu khô khan, liên miên trong đám cỏ vàng úa và tha thớt ở hai bên vệ đờng" [3;193]. Jăc Răngđen trong "Kẻ lang thang" đợc miêu tả "mệt lử, chân tay rã rời, bụng rỗng, lòng chán nản"...anh mãi lê những bớc chân trần mệt mỏi, chán chờng - Trên trời, "những đám mây xám cuồn cuộn nặng trĩu trôi nhanh theo

những cơn gió rít trong lùm cây" [4;507], chúng không che chở đợc cho anh, chúng chỉ có sự đồng cảm của những nặng nề, rời rã ...

Có khi, thiên nhiên lại nh một thứ linh dợc chữa chạy vết thơng tâm

hồn, là một nơi để con ngời giải toả tâm trạng. Đây cũng chính là chức năng to lớn của thiên nhiên đối với cuộc sống con ngời. Mỗi lúc con ngời ta cảm thấy mệt mỏi, buồn phiền với cuộc sống thờng nhật họ lại tìm về thiên nhiên để tìm nguồn an ủi, sự xoa dịu, có khi để tìm lại cái bản ngã đã bị bỏ quên của mình. Trong truyện ngắn "Bố của Ximông" thiên nhiên chính là dòng nớc mát trong, tia nắng trời ấm áp xoa dịu đợc nỗi đau tinh thần của Ximông. Bị bạn bè trêu chọc, đánh đập vì không có bố, Ximông muốn trẫm mình xuống sông nhng khi đến bên mặt nớc, thấy cá tung tăng bơi lội, trời ấm nắng,thiên nhiên đẹp, cậu bé quên hết muộn phiền, "khoai khoái hơn... và thèm đợc ngủ dới mặt cỏ ấm nắng" [5;14]. Trong truyện "Mùa

chim giẽ", "Trong chuyến đi", thiên nhiên là nơi tìm về của những con ngời đã quá mỏi mệt, ngột ngạt vì suốt ngày bị o bế bởi cuộc sống tù túng ở Pari mà "phố xá nào khác gì những căn phòng không trần bức bối". Họ về để tìm lại những cảm giác thanh thản nguồn cội, nguyên sơ.

Có khi, đó lại là khung cảnh của một định mệnh, báo trớc những điều sẽ xảy ra tất yếu đối với nhân vật mà bản thân họ có thể cảm thấy đợc, hoặc ngời đọc có thể cảm thấy và chia sẻ đợc. Trong truyện ngắn "Cho một cốc đây", vào một buổi chiều lộng gió, "cả hàng cây rạp mình xuống dới những cơn gió, rền rĩ, nh đang kêu la, những tiếng kêu trầm đục, sâu thẳm, mà rừng rú thờng thốt lên trong bão táp. Những chiếc lá bị cuốn đi, đã vàng úa, bay vèo nh chim, quay cuồng, rơi xuống, rồi chạy dọc lối đi nh những con vật nhanh nhẹn" [43;124]; Cậu bé Giăng, 13 tuổi, "đang vui tơi, hài lòng với tất cả mọi thứ" bỗng bị một cơn chấn động mạnh về tâm lý khi thấy bố đánh mẹ ở trong vờn nhà vì chuyện tiền nong. Cậu hoảng sợ và đổ vỡ hết thảy, rồi trong không gian của thiên nhiên hung dữ, cậu bỏ chạy... bỏ lại sau lng tất cả nhựa sống của tuổi trẻ để thành một kẻ không ra gì, suốt ngày chìm trong men rợu, nhìn đời bằng con mắt u buồn. Trong truyện "Cô

cảnh để tâm hồn yêu cái đẹp, yêu những mầm sống tự nhiên của Cô Haret thoải mái bộc lộ, thì khi cô phải tự kết liễu đời mình vì những đổ vỡ của niềm tin, thiên nhiên không còn nên thơ nh thế nữa - "Đó là một ngày nóng

bức oi ả, không khí nặng nề, cây cối đứng im phăng phắc" [3;78].

Trong cuốn tiểu thuyết "Một cuộc đời", khung cảnh thiên nhiên cũng đợc G.Môpatxăng đặc tả theo những bớc thăng trầm của tâm hồn nhân vật Jan. Buổi sáng đầu tiên của Jan ở trang trại, tâm hồn cô phơi phới trớc cảnh mặt trời rực rỡ -

"Đó là vừng dơng của cô, bình minh của hi vọng" [7;41]. Và cũng cảnh ấy, trong buổi đầu tiên đi chơi thuyền khi mối tình cảm mới nhen nhóm xôn xao e ấp trong Jan và Tuyliêng: "Mặt trời lên, nh muốn từ trên cao ngắm biển cả đang duỗi mình bên dới nhng biển làm đỏm, phủ một làn hơi sơng nhẹ, che mình dới ánh Mặt trời. Đó là một màu sơng mù trong suốt, vàng óng, là là rất thấp, chẳng dấu kín điều gì nhng khiến cảnh xa xa êm dịu" [7;73]. Vào thời trăng mật nồng nàn có những buổi hoàng hôn mà biển "đợi ngời yêu rực lửa đang xuống với mình", còn mặt trời

"đỏ tía, hối hả nh khao khát ôm hôn biển" [14;102]. Sau này, thực tế thô bạo phá vỡ ảo tởng, Jan thấy " một Mặt trời to, đỏ chói và thị phi nh mặt gã say rợu", cả khu rừng nhỏ mùa thu "thảm thơng nh căn phòng của ngời sắp chết, những cành cây gầy guộc va vào nhau, tiếng lá khô bị gió cuốn xào xạc nh tiếng thở dài hắt ra đau đớn trong cơn hấp hối" [7;298]. Rõ ràng, thiên nhiên ở đây đợc nhìn qua những cung bậc tâm trạng của Jan, nó thể hiện những bớc thăng trầm trong tâm hồn phức điệu của cô. Anđrây trong "Chiến tranh hoà bình" trong hai tâm trạng khác nhau cũng đã nhìn cây sồi bằng hai ánh mắt khác nhau và chàng đã thực sự thấy nó thay đổi. Đó là cái tài của Tônxtôi cũng là cái tài của Tạo hoá vậy ...

Một đặc điểm của truyện ngắn, nhất là truyện ngắn trào phúng, đó là yêu cầu cấu trúc truyện hết sức nghiêm ngặt với hàng loạt những chi tiết, biến cố có tính chất bất ngờ của kịch. Điều này không cho phép các nhà văn hiện thực viết truyện ngắn mà lại la cà "đuổi bớm hái hoa" cùng khung cảnh thiên nhiên. Thiên nhiên không xuất hiện nhiều trong truyện ngắn của A.Sêkhốp, E.Dôla, Nguyễn Công Hoan... nếu có thiên nhiên thì đó cũng thờng là một gam màu tối, xám xịt, nhợt

nhạt, lạnh lẽo, thê lơng... nhằm thể hiện những sắc thái khác nhau trong tâm trạng, trong một cuộc đời buồn bã của nhân vật. Còn trong truyện ngắn

G.Môpatxăng, bao quanh nhân vật là thiên nhiên, cảnh trí, bầu không khí với đủ màu sắc, âm thanh, mùi vị. Nó dờng nh đã tạo nên sự hài hoà trong các tác phẩm vốn mang đậm màu sắc bi quan chủ nghĩa của nhà văn. Sự hài hoà ấy là điểm tựa của con ngời, giữa nó với thế giới đợc nối bởi sợi dây bền chặt của mối giao hoà tuyệt vời, vô hình mà lại hiện hữu - Nó cho nhân vật và cả ngời đọc cảm giác bình yên hơn khi đối diện với những cảnh đời buồn bã, cảm giác thanh thản hơn khi xa rời cuộc sống xô bồ, đợc trở về với mình hơn sau nhiều vấp váp, thơng đau...

Kết luận

G.Môpatxăng là một trong những ngời viết truyện ngắn tuyệt vời nhất ở cái xứ sở mà ngời ta đã viết rất nhiều và rất hay. Ông viết nh các chủ đồn điền Noócmăngdi vẫn sống, thận trọng và vui vẻ. Ông có cái u thế mà các nhà văn Pháp vẫn có: Sự rõ ràng, đúng là rõ ràng và thật rõ ràng. Mặc dù có cốt cách mực thớc nh vậy nhng các tác phẩm của ông vẫn gợi cảm, thơm phức nh thứ bánh mì vừa chín tới. Những tác phẩm của ông, gộp cả lại làm thành một thế giới - Một thế giới của nớc mắt, khổ đau, niềm hạnh phúc, tình yêu, những nhân vật vô hình và hữu hình, sự khoái lạc và nỗi sợ hãi, những nhục nhã và xấu xa và cả những hồn nhiên, trong trẻo mỗi ban mai khi con ngời, cảnh vật vẫn còn hiền lành, thiếp ngủ trong cơn gió mát đang thổi qua trên mặt đất này. Những thành phố, đồng ruộng, rừng cây, những công viên chan hoà ánh sáng và những mặt biển gầm gào là những bức tranh đẹp trong sáng tác của ông. Cuộc đời mà ông mô tả là cái cuộc đời mà ai cũng thấy, khi đi vào tác phẩm, tự nhiên có một thần thái riêng. Ngời ta trớc đây không nhìn nó nh thế. Nhng từ khi đã làm quen với cách nhìn của tác giả, ngời ta thấy cuộc đời đúng là nh ông mô tả.

Đối với nền văn học hiện thực Pháp thế kỷ XIX, G.Môpatxăng đã thực sự góp một tiếng nói rất riêng, rất đặc sắc và đã sáng tạo đợc những truyện ngắn có thể đợc xem là mẫu mực của thể loại. Nhng trong khuôn khổ một khoá luận, chúng tôi không có điều kiện bao quát mọi vấn đề, mọi phơng diện trong sáng tác của nhà văn mà chỉ có thể đi sâu vào tìm hiểu một khía cạnh nhỏ: Đó là không gian nghệ thuật. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã vận dụng một số thành tựu của ngành thi pháp học hiện đại để soi chiếu nhiều vấn đề thuộc về t tởng và nghệ thuật của tác giả. Những nghiên cứu của chúng tôi, chủ yếu, nhằm làm nổi bật những nội dung sau:

1. Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, của hình tợng nghệ thuật. Trong tác phẩm của G.Môpatxăng, không gian của những bùng nổ, va chạm là nơi mà những ngời dân lao động bừng sáng nhân cách trong cuộc đấu tranh chống xâm lợc, là nơi mà con ngời thợng lu rỉ mòn, tan rữa nhân cách trong cuộc sống ăn chơi, tụ họp đàng điếm; không gian tù đọng, bế tắc là ngục tối của những những con ngời khốn khổ, mòn rỉ về lẽ sống, suy tàn về đạo đức, là nơi trú ngụ duy nhất cho những nỗi cô đơn vẫn luôn bơ vơ ngang dọc tìm kiếm lối ra; không gian thiên nhiên là nơi tìm về để gột rửa những buồn vui đời ngời, để trở về với những cảm xúc nguyên sơ, bình yên, thanh thản...

2. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm của G.Môpatxăng cho thấy quan niệm về thế giới , cho thấy "điểm nhìn" đối với cuộc đời, con ngời của nhà văn - Và mặc dù có những tiến bộ khi nhìn thấy đợc phẩm chất tốt đẹp của con ngời lao động trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nhng về cơ bản, cái nhìn của G.Môpatxăng đối với cuộc đời này, thế giới này là một cái nhìn đầy hoài nghi, bi quan. Do dự giữa lòng khinh bạc chua cay là lòng trắc ẩn u buồn, nhà văn khớc từ mọi khẳng định đức lý.

3. Không gian đó đợc biểu hiện, khắc hoạ bằng một ngòi bút tài năng - đặc biệt là nghệ thuật xây dựng hình ảnh với những nét chấm phá có tính chất phác họa của nghệ thuật hội họa ấn tợng - chỉ vài nét bút, G.Môpatxăng đã làm hiện lên cả một thế giới nghệ thuật sinh động, gợi cảm đến lạ kỳ.

Xin mợn ý của nhà văn của Nguyễn Minh Châu để nói về G.Môpatxăng: Trong nền văn học Pháp thế kỷ XIX, G.Môpatxăng nh một mặt cắt giữa thân cây cổ thụ, chỉ liếc qua đờng vân trên cái khoanh gỗ tròn tròn kia, dù trăm năm sau vẫn thấy cả cuộc đời thảo mộc. Và xin mợn lời của nhà văn E.Dôla để bày tỏ tấm lòng thành kính, khâm phục tới G.Môpatxăng, mong "ông hãy yên nằm, hởng giấc ngủ ngon mà ông đã phải trả bằng giá đắt, tin tởng ở sức mạnh lẫy lừng của công trình ông để lại" [7;12].

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của g môpatxang (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w