Không gian chật hẹp, u buồn Nỗi nhức nhối về những kiếp đời cùng quẫn.

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của g môpatxang (Trang 30 - 37)

G.Môpatxăng tập trung xây dựng những không gian chật hẹp, những không gian điểm (mà đặc điểm của không gian điểm là sự thu gọn tối đa độ hẹp của

không gian hình tợng chủ quan ) - trong đó, nhân vật không thể vùng vẫy, cựa quậy mà bị bó chặt lại nh một định mệnh và cuộc sống của nó chỉ là sự khốn nạn, bất hạnh đến cùng cực mà không hề có một lối thoát nào.

Trong truyện "Cái tủ", "một căn phòng có kê giờng, bàn ghế, với những bức màn và chiếc mền trải dới chân giờng... vằn vện những vết hoen ố khả nghi" [3;148] là không gian lớn nhất cho nhân vật hoạt động. Đây là căn phòng của cô gái điếm, không gian sống của cô, đồng thời cũng là nơi cô tiếp khách. Nó ngột ngạt, tù túng, bẩn thỉu tới mức ông khách (nhân vật "Tôi") cảm thấy ghê tởm, mới đến đã muốn ra về. Nhng không gian đó còn đợc thu hẹp dần, và cuối truyện chỉ tập trung khắc họa không gian trong một "cái tủ" nhỏ - nơi đứa con trai của cô gái điếm phải thu mình ngủ ở đó để mẹ nó tiếp khách. Một "thằng bé da mét xanh, gầy gò ốm yếu đang mở to đôi mắt hoảng sợ và long lanh" [3;153]. Nó phải nằm trong một chỗ chật hẹp quá, mỏi không chịu đợc và đã ngã lăn quay ra. Thằng bé đáng thơng quá sợ hãi vì sự việc vừa xảy ra, "nó oà lên khóc và đa hai cánh tay mở rộng về phía mẹ nó :

- Cái ấy không phải lỗi của con, mẹ ạ, cái ấy không phải lỗi của con. Con ngủ quên và con bị té. Mẹ đừng rầy la con, cái ấy không phải lỗi của con" [3;153].

Đúng là một thằng bé khốn khổ, "đứa con của cái tủ, cái tủ lạnh lẽo và tối tăm, một thằng bé thỉnh thoảng mới tìm lại đợc chút hơi ấm nơi giờng mẹ" [3;154]. Kết thúc truyện, ta không chỉ thấy giọt nớc mắt hoảng sợ của thằng bé mà còn thấy giọt nớc mắt đau đớn và bất lực của hai ngời lớn. Sự cùng quẫn của một kiếp ngời , G.Môpatxăng đâu cần nói gì thêm nữa.

Với vẻ ngoài nhẹ nhàng, bao giờ cũng lý thú và đôi khi nh bông đùa, truyện G.Môpatxăng thờng phát hiện bi kịch của con ngời không chỉ trong tình huống khủng khiếp, đặc biệt mà cả trong những hoàn cảnh bình thờng. Trong truyện

"Đêm giao thừa", không gian thùng bánh mì "há miệng tối om om" và hình ảnh cái xác ông cụ đợc đặt trong đó cho thấy nỗi đau xót dành cho cả ngời sống và ngời chết. "Cụ già khô cứng, mắt nhắm, đợc cuốn trong áo tơi của ngời chăn cừu, đang ngủ ngàn thu giữa những mẩu bánh đen ngòm và cũ kĩ, cũ kĩ nh ông cụ vậy"

[6;301]. Cháu con cụ đã đón giao thừa trên xác cụ. Đau xót, nhng có thể hiểu đợc, nhà họ chỉ có mỗi một cái giờng cho cả ngời sống và ngời chết. Để nhờng cho cháu con chiếc giờng ấm áp, linh hồn ông cụ đã đón giao thừa trong thùng bánh mì cũ kĩ, tối tăm...

Tuy nhiên, đó mới chỉ là những sự cùng quẫn về phơng tiện sống, hình thức sống - Những con ngời dới đáy xã hội, họ không có tiền, không có địa vị, có thể hiểu họ không có chỗ đứng trong cuộc đời và không gian mà cuộc sống dành cho họ là tối thiểu đến thảm thơng : "Cái tủ" là không gian sống của một mầm non và "chiếc thùng bánh" tối tăm là chốn an giấc ngàn thu của một cụ già. Nhng sự cùng quẫn đợc đẩy lên cao khi con ngời bị đồng loại từ chối, phủ nhận . Không gian giam hãm họ, chia cắt họ, không đơn thuần chỉ là không gian vật thể nữa mà nó còn là không gian tinh thần. "Không gian giam hãm và không gian lu lạc là hai không gian chủ yếu của cuộc sống mà con ngời phải đối phó để tồn tại" [37;178]. Nếu bị giam hãm trong không gian vật thể , con ngời ta hoặc có thể chấp nhận một cuộc sống tù túng, mỏi mòn hoặc là vùng lên đối phó để vợt ra khỏi nó - nhng nếu bị giam hãm trong một không gian tinh thần, bị vây bọc bởi sự ngột ngạt của cuộc sống thiếu niềm tin, thiếu sự đồng điệu mà

toàn là sự giả dối thì con ngời hoặc sẽ tự huyễn hoặc mình tìm về một thế giới không có thực, hoặc chỉ có một lối thoát duy nhất, là cái chết. Nhằm gây ấn tợng hơn về sự giam hãm của không gian tinh thần, G.Môpatxăng sử dụng không gian vật thể bị thu hẹp tối đa để diễn tả sự vùng vẫy, bất lực, sự giải thoát cuối cùng của những con ngời khốn khổ .

Trong truyện " Cô Hariét", cái giếng sâu hun hút, đen ngòm, khô cạn nớc, đ- ợc nhà văn nhắc đi nhắc lại, là nơi tìm đến cuối cùng của ngời đàn bà khốn khổ - một ngời phụ nữ yêu hết mình với ngời, với thiên nhiên, với cuộc đời nhng cuộc đời này xa lạ với cô, không chấp nhận cô - cô đi tìm một lối thoát mới cho mình ...

Trong truyện "Bà Baptit", không gian đợc G.Môpatxăng thu hẹp lại trên một cái ghế. Nhân vật chính đã nhiều lần vùng vẫy thử tìm lối thoát: "Nàng đứng lên rồi lại rơi vào ghế ba lần nh là muốn chạy thoát và hiểu rằng không thể xuyên

qua đám đông đang vây quanh nh thế đợc" [6;89], và dần dần, "nàng không cựa quậy đợc nữa, cứ ngồi điếng ngời trên chiếc ghế bành lộng lẫy , nh là đợc đặt để trng bày trớc mọi ngời. Nàng không thể trốn thoát" [6;90]. Sự giam hãm của nàng, rõ ràng không chỉ là sự giam hãm của không gian vật thể - chiếc ghế là một hình ảnh tợng trng cho một sự giam hãm khác. Nàng, đau đớn hơn, đang bị giam hãm trong không gian tinh thần, chịu nỗi đau bị đồng loại chối bỏ, coi khinh. Xung quanh nàng lúc này những bộ mặt dối trá, những nụ cời khinh bỉ và hả hê, những câu nói đắng cay, chua xót của những kẻ khốn nạn. Nàng không thoát đợc! Bất hạnh của nàng là khi mời một tuổi, cô bé đã bị một gã vô lại hãm hiếp. Chẳng những không hề nhận đợc sự chia sẻ, cảm thông, xót thơng nào từ những ngời xung quanh, nàng còn bị mọi ngời cách li, xa lánh, dù nàng hiền lành, đoan chính, ngoan đạo hơn bất cứ ngời phụ nữ nào trong xã hội thợng lu - ngời ta gọi nàng bằng từ lóng khinh bỉ - "Bà Baptit" - nàng đi đến đâu là thành đối tợng khinh nhạo ở đó - Cuối cùng, con ngời đáng thơng ấy, vốn không có lối thoát, đành tìm đến cái chết nh một sự giải thoát cuối cùng và duy nhất cho những chuỗi ngày bất hạnh...

Anatôn Frăngxơ đã nhận xét rất đúng rằng bề ngoài lãnh đạm của G.Môpatxăng che dấu một tâm hồn nhạy cảm bị dằn vặt bởi một niềm ái ngại sâu xa. G.Môpatxăng "khóc thầm cho những nỗi bất hạnh mà ông miêu tả cực kỳ thanh thản" [42;431] . Còn có nhà phê bình mô tả ông nh một ngời có cái bề ngoài bình thản nhng nếu vầng trán ông chỉ thỉnh thoảng mới nhăn lên những đờng nhăn đau khổ thì bộ óc trong sọ ông lại luôn run lên vì thơng cảm . Cách miêu tả thanh thản của ông không gì hơn là để các chi tiết nghệ thuật tự nó bộc lộ vấn đề - mà không gian là một tín hiệu quan trọng .

2.1.2. Không gian tù đọng, o bế - Niềm day dứt về những kiếp "sống mòn".

Tạo hoá sinh ra con ngời, đồng thời cũng sinh ra cuộc sống đúng với nghĩa của nó. Đó phải là cuộc sống cho ra cuộc sống, sống một cách tự do, có ý nghĩa và "mỗi ngời khi chết đi, phải để lại chút gì cho nhân loại" [8;207].

Nhân vật của truyện ngắn G.Môpatxăng, tất cả toàn là những kẻ không sớm đợc chuẩn bị cho sự chiến đấu gay go của cuộc sống, tất cả những kẻ nhìn đời qua

một áng mây mờ, không biết phơng sách và không có lực đề kháng, những kẻ không đợc phát triển từ thủa nhỏ những năng khiếu đặc thù, những khả năng riêng, những nghị lực gắt gao để đấu tranh , tất cả những kẻ không đợc giao cho một vũ khí hay một dụng cụ nào trong tay . Họ là những ngời không biết sống cho ra sống . Thực ra "biết sống là một việc khó, và trớc khi nói đến chuyện tốt hay xấu, cao thợng hay thấp hèn thì cái sự biết sống này mới thật là đáng nói" [2;7] và đại đa số họ đã sống một cuộc sống trống rỗng, vô nghĩa lý, cuộc đời của họ vì thế cứ mốc lên, mòn đi, rỉ ra đến ảm ảnh, muộn phiền. Niềm day dứt về cuộc sống mòn rỉ, trống rỗng này không chỉ có ở G.Môpatxăng. Các nhân vật trong truyện ngắn A.Sêkhốp cũng có một cuộc sống "bình lặng, sống gần nh tẻ nhạt" [2;6], sống một cuộc đời "chết". Trong sự xô đẩy của cuộc đời, những sự kiện tầm thờng kéo họ đi và cái chất ngời trong họ mỏi mòn dần. Bêlikôp (Ngời mang vỏ ốc - Sêkhốp) cả đời thu mình trong vỏ ốc và khi chết đi thì nh lời một nhân vật trong truyện, "khi hắn nằm trong quan tài, vẻ mặt hắn trông hiền lành, dễ chịu, thậm chí có vẻ tơi tỉnh, cứ nh hệt hắn mừng rằng, cuối cùng, hắn đã chui

vào cái bao mà từ đó, không bao giờ hắn thoát ra nữa". Nhân vật ngời em trong "Khóm phúc bồn tử" cha chịu chết sớm nh thế, song có lẽ vẫn có thể nói một cái gì đã chết trong nhân vật này - khi đã mất đi cả sự nhạy cảm lẫn lòng tự trọng, nhân vật đã tự giam mình trong những ớc mơ tầm thờng, nhỏ nhặt... Sau này, nó vẫn là nỗi day dứt khôn nguôi của tầng lớp trí thức tiểu t sản ở Việt Nam . Đó là tấn bi kịch, dai dẳng, thầm lặng mà đau đớn của ngời trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm.

Còn trong thế giới nhân vật truyện ngắn G.Môpatxăng, có những viên chức văn phòng mỏi mòn do nghèo nàn về tinh thần và vật chất, cũng nh sự đơn điệu của công việc. Một cuộc sống trống rỗng và nhàm tẻ . Họ sống ngoan ngoãn, câm lặng, phục tùng, tăm tối, không dám nghĩ đến một cuộc đời khác. Khi họ thức tỉnh, nhận ra cảnh ngộ của cuộc đời mình thì tất cả đã kết thúc... G.Môpatxăng tập trung khắc họa một không gian tù đọng, quẩn quanh, khép kín và ngng trệ cho nhân vật của

mình. Trong không gian đó, sự sống không cựa quậy, không có sự bắt đầu, sự diễn tiến mà chỉ thấy những kết thúc buồn với những hối tiếc muộn mằn đến xót xa.

Việc làm thụ động, không gian o bế, cuộc sống đơn độc và cực kỳ nghèo nàn về mặt tinh thần đã biến những viên công chức thành công cụ thực sự . Bốn mơi năm là nhân viên kế toán ở một công ty, lão Lơrát sống nh một cái máy, ngày ngày thức dậy đi làm và trở về nhà vào một giờ nhất định , không vợ con vì lơng qúa thấp . Trong bốn mơi năm ấy, lão chỉ biết đến hai không gian : Công sở và căn nhà. Đến nỗi khi sang một khu phố cách đó không xa , lão ngỡ ngàng vì bốn mơi năm trớc nó khác... ở công sở, "suốt ngày lão ta làm việc với ánh sáng vàng khè của ngọn đèn hơi, tận cuối gian nhà nhỏ sau cửa hiệu , trên một chiếc sân hẹp và sâu nh một cái giếng. Căn phòng nhỏ tối đến nỗi ngay giữa mùa hè vẫn phải thắp đèn. ở đó, lúc nào cũng ẩm và lạnh" [5;114] , và về nhà lão sống trong căn buồng lạnh lẽo, "chật chội tối tăm, dán phủ một thứ giấy từ lâu vẫn còn nguyên nh cũ" [5;116]. Cuộc đời lão cứ thế trôi qua, không biến cố, không xúc động và hầu nh không ớc mong gì. Cái tính mơ mộng mà mỗi ngời

ai cũng có không phát triển ở lão ta . Bốn mơi năm trôi qua trống rỗng nh một ngày buồn bã và giống nhau nh những giờ trong một đêm mất ngủ. Một buổi chiều kia, bị loá mắt bởi ánh nắng chiều, bâng khuâng trớc cuộc đời, trớc vẻ đẹp của thiên nhiên và trớc tình yêu của những đôi trai gái lớt qua, lão thấy đời mình thật buồn, thật cô đơn. Không có quá khứ vì không có kỷ niệm, không có tơng lai vì không có tiền đồ, không có gì trớc, chẳng có gì sau. "Lão nghĩ về cuộc đời đã qua của lão, khác hẳn với mọi ngời, cuộc đời buồn thảm quá, tối tăm quá, trống rỗng quá" [5;120]. Lão đi về phía nắng chiều ... và treo cổ tự tử trên một cành cây trong rừng. Một sự nhận thức xót xa và muộn mằn. Có ngời cho rằng: " Đi dạo là một truyện ngắn về thời gian, là sự thất bại của con ngời trớc thời gian" [24;123] nhng có thể nhận ra rằng đây cũng chính là sự thất bại của con ngời trớc không gian nữa . Cánh cửa cuộc đời và cánh cửa nơi công sở đã bị lão Lơrát nhập làm một - Cuộc đời chỉ còn lại sự đổ vỡ, tàn rữa, phôi pha ...

Cũng giống nh lão Lơrát, ông Savan trong truyện ngắn "Hối tiếc" cũng đã sống một cuộc đời quẩn quanh, vô nghĩa lý vì "ông cảm thấy khó nhọc nếu phải đứng lên xoay xở, chạy chọt, mở lời hay nghiên cứu một vấn đề gì", vì "sự thờ ơ là một chứng bệnh nan y, một nhợc điểm, một tật xấu của ông". Và ông đã phải hối tiếc : "Phải chi ông đã sống một cuộc đời đầy đủ. Phải chi ông đã làm một điều gì, đã có những cuộc mạo hiểm, những lạc thú vô ngần, những sự thành công, những sự thoả mãn nhiều bề. Nhng không, không có gì cả , ông không hề làm gì cả, ngoài việc ở nhà, thức dậy ăn rồi ngủ đúng giờ" [3;42]. Rồi Francô trong "Kẻ

sinh thành" cũng đã tự chôn mình trong một không gian tù túng, ngng đọng và u

buồn : "Chàng sống cuộc đời trầm lặng và ảm đạm của những ngời cạo giấy, không còn hi vọng, không còn hoài bão ở ngày mai. Mỗi ngày dậy vào một giờ không đổi, đi theo con đờng cũ, cũng qua cái cửa ấy, trớc ngời gác cổng ấy, cũng vào văn phòng ấy, cũng ngồi trên cái ghế ấy và cũng làm công việc ấy, ngày này qua ngày nọ" [3;173] . Không gian hoạt động của cả một đời ngời mà G.Môpatxăng chỉ dùng một kiểu kết cấu danh - đại từ chỉ nơi chốn chung, giống nhau, cho ta cảm giác về một cuộc đời chết, một kiếp "sống mòn" vô nghĩa lí...

Tạo ra môi trờng tù đọng, chật hẹp và tâm hồn tàn rữa, u buồn, G.Môpatxăng cùng đồng thời tạo ra những nhân cách nhỏ nhen, ti tiện. Điều này có thể thấy sự đối lập của không gian rộng lớn trong anh hùng ca, sử thi, trong một số tiểu thuyết - nơi tạo ra những con ngời anh hùng, những nhân cách đẹp, rộng rãi - và trong truyện ngắn G.Môpatxăng, những viên công chức nghèo làm nghề cạo giấy, suốt ngày chỉ ở trong công sở , "suốt đời chỉ giam mình trong cái quan tài chôn ngời sống" mà niềm hãi hùng to lớn, thờng xuyên là sự quở trách của cấp trên mà những hi vọng nhỏ nhoi là sự tăng lơng , lên bậc và tất cả hạnh phúc có thể mơ - ớc là một món tiền thởng, một buổi giải trí. Có những ngời không chỉ sống mòn mà còn sống nhục nhã, thế nhng không có ý thức về

sự nhục nhã của mình. Đó là một cuộc sống khốn nạn. Nh thằng ăn mày trong truyện ngắn cùng tên lê lết khắp làng suốt cả một đời khiến mọi ngời chán ghét vô cùng, ai cũng xua đuổi, hắt hủi. Nhng "hắn đã đặt ranh giới cho đời ăn xin của

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của g môpatxang (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w