Thiên nhiên trong sáng và giàu chất thơ.

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của g môpatxang (Trang 53 - 55)

G.Môpatxăng miêu tả một không gian đời thờng tối tăm, u ám, bẩn thỉu đáng sợ, đáng buồn bao nhiêu thì thiên nhiên qua trang viết của ông lại trong sáng và giàu chất thơ bấy nhiêu. Đọc những trang văn này ngời ta khó hình dung đó lại là một G.Môpatxăng luôn bi quan, chán nản, luôn nhìn cuộc đời mà ông yêu

thơng bằng cái nhìn u uất, luôn nhức nhối với những đổ vỡ của nớc mắt và niềm tin...

Trong truyện của ông, thiên nhiên không chỉ sống động, rực rỡ sắc màu, nhộn nhịp âm thanh, nồng nàn hơng vị cuộc sống mà hơn tất cả, trong nhiều trang viết, G.Môpatxăng đã miêu tả một thiên nhiên nên thơ, trong sáng - Nó nên thơ và trong sáng đến mức những tâm hồn cằn cỗi, héo khô nhất cũng trở nên tơi mát hơn, những trái tim mệt mỏi, chán chờng cũng trở nên yêu đời hơn, những con ngời giả dối, xấu xa cũng trở nên chân thành hơn, tốt đẹp hơn - khi đối diện với nó. Điều này không thấy xuất hiện nhiều trong các tác phẩm của nhiều nhà văn hiện thực thế kỷ XIX. Ta chỉ nhận thấy điều đó trong những trang viết hồn nhiên, sáng trong của nhà văn Pháp A.Đôđê. Tâm hồn vui vẻ yêu đời, phong cảnh xinh tơi đi vào tác phẩm A.Đôđê với một nghệ thuật có duyên, một sự hoà lẫn kỳ lạ giữa tởng tợng và thực tế. Đặc biệt những cảnh trời biển trong xanh, hoa lá tơi tốt, đêm sao vằng vặc in dấu độc đáo của Miền Nam thơ mộng trong văn học Pháp. Tuy nhiên, sự trong sáng nên thơ của thiên nhiên trong truyện ngắn A.Đôđê đợc cảm nhận không phải từ một nhà văn bi quan chủ nghĩa nh G.Môpatxăng mà nó đợc nhìn bằng ánh mắt t- ơi vui hơn, yêu đời, yêu ngời hơn. Vì vậy, thiên nhiên đó cứ tự nhiên đi vào lòng ngời, nó nh là máu thịt của những ngời dân Miền Nam nớc Pháp, nó chẳng mấy khi làm lòng ngời trăn trở, day dứt, nghĩ suy, chấn động hơn khi đối diện với nó, nh trong truyện ngắn G.Môpatxăng.

Thiên truyện "Sáng trăng" - một kiệt tác về sự hoà nhập giữa thiên nhiên và con ngời, sự chiến thắng đối với cuộc sống khô cằn và giả tạo. Thiên nhiên trong

một đêm trăng lộng lẫy kết tinh những vẻ đẹp sáng trong, nên thơ đã ùa vào tâm hồn vị tu sĩ cuồng tín, giáo điều làm thấm tận đáy tâm can ông niềm xúc động không sao cỡng nổi về chất thơ của sự sống. Trớc đó, ông cho rằng mọi cái trong thiên nhiên đều đợc tạo ra với một lôgíc tuyệt đối và tuyệt vời. Những "vì sao" và "bởi vì" luôn cân bằng với nhau. Bình minh sinh ra cho những giờ thức giấc đợc tơi vui, ngày giúp mùa màng chín đợm, ma để tới tắm cho chúng

sinh, chiều chuẩn bị cho giấc nồng và đêm tăm tối để yên nghỉ. Bốn mùa hoàn toàn phù hợp với mọi nhu cầu của nghề nông, tất cả những gì đang sống đều uốn mình theo những đòi hỏi gay gắt của thời đại, của khí hậu và vật chất. Ông căm ghét đàn bà và phủ nhận tình yêu. Một ngày kia, biết tin cô cháu gái mà mình đang cố hớng thành bà phớc có ngời yêu, ông phẫn nộ, giận dữ đi tìm. Nhng ông phải dừng lại trên bậc thềm nhà, kinh ngạc, "vì một cảnh sáng trăng huy hoàng lộng lẫy cha từng thấy... Ông đột nhiên thấy mình lơ đãng, bồi hồi trớc vẻ đẹp hùng vĩ và thanh thản của đêm thâu bàng bạc" [43;55].

Tất cả cảnh trí bày ra dới mắt ông thật thơ mộng, quyến rũ. "Trong khu vờn nhỏ nhà ông, ngợp dới làn ánh sáng êm dịu, bụi kim ngân hoa đồ sộ leo bên tờng nhà phả những làn hơng tuyệt diệu và đợm ngọt, đa thoang thoảng một thứ hồn thơm trong đêm ấm áp và trong sáng" [43;55]. Khi đã ra tới đồng quê, ông dừng lại để ngắm nhìn "toàn bộ cánh đồng ngập tràn làn ánh sáng ve vuốt, chìm trong duyên sắc êm đềm, thờ thẫn của đêm sâu trong trẻo" và lắng tai nghe âm thanh của ruộng đồng, "khúc nhạc gợi mơ màng mà chẳng gợi suy nghĩ, khúc nhạc nhẹ nhàng và ngân nga sinh ra cho những chiếc hôn, hoà vào sức quyến rũ của ánh trăng" [43;56]. Sức quyến rũ của ánh trăng là ở chỗ nó làm cho cảnh vật óng ánh lên nh đợc dát bạc, đẹp đến mê hồn - Quan trọng hơn, nó soi sáng, nó làm mềm, làm tơi mát tâm hồn khô cằn của vị tu sĩ khổ hạnh, phá vỡ mọi nguyên tắc giáo lý khắc nghiệt, ông nhận ra chất thơ cuộc sống, sự hoà hợp của tình yêu và ông biết vì sao Chúa tạo ra điều đó: Đơn giản, vì cuộc sống vốn nh vậy, cần thiết phải nh vậy và chắc chắn sẽ nh vậy! Đây có thể xem đây là một tuyên ngôn của G.Môpatxăng đối với cuộc sống cằn khô, giả tạo của những con ngời vùi chôn trái tim, tâm hồn

mình trong tối tăm, mù mịt. Họ không biết cuộc sống là đẹp đẽ, là sáng trong, là nên thơ hơn bất cứ điều gì khác nữa.

Thiên nhiên trong truyện ngắn G.Môpatxăng ít khi đợc miêu tả nh một vẻ đẹp đơn lẻ, tách rời vẻ đẹp của con ngời, của tình yêu. Chính điều này đã tạo cảm giác ấm áp khó tả trong lòng ngời, tạo chất thơ cho cuộc sống. Trong truyện "Cô

Hariet", bức tranh mà ngời hoạ sỹ vẽ đã khơi dậy tình yêu, sự sống

của một cô gái lạ kỳ, cũng là từ cái chất thơ huyền diệu đó - bức tranh về một cặp nhân tình, "một thanh niên và một thiếu nữ đang ôm nhau hôn, nàng thì ngẩng đầu lên, còn chàng thì cúi xuống, hai đôi môi chạm nhau. Một tia nắng mặt trời đầu tiên xuyên qua cành lá, chiếu một màu hồng qua lớp sơng mù, sau lng cặp nhân tình ở nơi thôn dã này, hai cái bóng in mờ trên một nền trắng bạc" [3;75]. Vẻ đẹp của bức tranh, quả thật đã vợt qua cả giá trị của lớp ngôn từ biểu đạt. Chúng ta chỉ có thể cảm nhận sức quyến rũ của nó bằng chiều sâu của tâm hồn mình chứ không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết đợc vẻ kì diệu, nên thơ của tình yêu, của sự hoà nhập giữa thiên nhiên và con ngời - G.Môpatxăng phần nào làm đợc điều đó, không chỉ bằng tài năng mà quan trọng hơn, nhà văn làm điều đó với một tình yêu, một khát khao cháy bỏng đợc thực sự hoà mình vào thiên nhiên, để gột rửa những buồn vui đời ngời, để trở về những cảm xúc nguyên sơ, bình yên, thanh thản...

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của g môpatxang (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w