Một thế giới ma quái, hãi hùng.

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của g môpatxang (Trang 40 - 44)

Ngoài những truyện ngắn viết về cái thờng ngày đợc ngời ta biết đến khá nhiều, G.Môpatxăng còn viết khoảng 30 truyện ngắn về một đề tài khác hẳn khi cuộc sống của ông bệnh tật và khủng hoảng. ở các truyện này, G.Môpatxăng xây dựng một thế giới cha từng biết đến - thế giới của những ám ảnh về sự cô độc và cái chết . Một không gian hoang vắng, ma quái, rùng rợn đã đợc dựng lên. Trong 60

truyện chúng tôi khảo sát có tới 7 truyện viết về thế giới này (chiếm 11%). Đó là các truyện: "Trên mặt nớc ", "Nỗi sợ", "Ban đêm", "Horla", "Hắn", "Ma hiện", "Ngời đã khuất".

Đó là những truyện thuộc thể loại truyện kinh dị, kì ảo, nhân vật của chúng là một dạng khác hẳn với các nhân vật học thông thờng nói chung và của G.Môpatxăng nói riêng. Vẫn là những số phận, nhng là những số phận mà Đào Duy Hiệp gọi là "nhân cách kép" vừa bình thờng, vừa bất bình thờng bởi sự tiếp xúc gần gũi với cái ma quái, kinh dị, bất thờng. Một bầu không khí lo âu, trĩu nặng, u ám gần nh rùng rợn cứ dai dẳng bám theo từng con chữ, qua từng dòng, qua mỗi trang sách gây nên sự hồi hộp , ám ảnh kỳ lạ dẫu ngời đọc vẫn ý thức

đợc đó là những h cấu văn học : "Tôi cảm thấy cái ý chí mạnh mẽ là đừng sợ gì cả nhng trong tôi lại có một điều khác ở ngoài tôi, và cái điều khác đó đang sợ hãi" [24;156]. Đáng chú ý là những điều này dờng nh đợc thực sự nếm trải, không bịa đặt. Nhiều truyện bộc lộ sự nghi ngờ của ngời kể đối với những điều mình nếm trải , sự nghi ngờ chỉ có ở một đầu óc bình thờng, khiến ngời ta nghĩ rằng phần lành mạnh trong G.Môpatxăng muốn thắng cái bệnh hoạn nhng không đủ sức, không đủ niềm tin... Và cái tôi cô độc vẫn mãi lang thang quanh quẩn trong cái thế giới mờ mịt đó.

Truyện ngắn "Trên mặt nớc" xây dựng một không gian ma quái, rờn rợn qua lời kể của nhân vật ngời lái xuồng. Những cảnh sông nớc vào buổi chiều muộn , những âm thanh đi tiếp liền sau sự im lặng, đêm tối, sơng mù, hơi lạnh, khói sơng lởn vởn hãi hùng vừa thần tiên vừa kinh hãi . Điều đáng nói là ngời kể chuyện hay ngời trải qua cảnh tợng đó hoàn toàn tỉnh táo, khoẻ mạnh nhng vẫn bị cuốn vào một nỗi sợ hãi siêu nhiên khi đối diện với không gian ma quái, kỳ ảo. Cả một đêm chiếc thuyền của ngời kể chuyện không thể đi đợc vì chiếc mỏ neo đã ghì sát dới đáy sông không biết do quái vật nào giữ lại ? Còn ngời kể chuyện thì dần dần đi vào hoảng loạn vì cái không khí của cõi chết: "Tôi nh bị liệm đến tận thắt lng trong một tấm khăn trắng kỳ lạ bằng vải bông và những cảnh tợng kỳ ảo đã đến với tôi. Tôi tởng nh ngời ta đang tìm cách trèo lên xuồng của tôi mà không sao nhận ra đ-

ợc nữa, rằng dòng sông bị che phủ bởi sơng mù mờ đục hẳn phải có đầy những sinh vật kỳ dị đang bơi lợn quanh tôi... Tôi thấy mình tuyệt vọng, đang đi giữa s- ơng mù dày đặc, giãy giụa giữa cỏ và lau sậy mà tôi không sao tránh đợc, thở dốc vì sợ hãi , không còn tìm thấy xuồng của tôi đâu nữa, tôi cảm thấy nh mình đang bị kéo chân xuống tận đáy sâu dới làn nớc đen này" [24;156]. Và anh ta tìm đủ mọi cách để kéo cái mỏ neo lên mà không thể đợc. Cứ nh vậy, chiếc mỏ neo nh một nhân vật quan trọng cứ trở đi trở lại giam giữ nhân vật trong nỗi sợ hãi kinh hoàng, đồng thời cũng cuốn hút ngời đọc dõi theo. Chỉ đến cuối truyện ngời ta mới thở phào thoát ra khỏi không khí ám ảnh ma quái đó - nhng lại phải đến với một không gian thực

đầy u tối , buồn thảm hơn: Xác một bà cụ già có đeo hòn đá nặng ở cổ không biết do tự tử hay bị sát hại là nguyên nhân ghìm giữ chiếc mỏ neo kia.

Đúng nh một nhà phê bình đã thốt lên : "Không có gì tự nhiên bằng cái siêu nhiên do G.Môpatxăng thể hiện" [42;423]. Cùng với ông, ngời ta cảm nhận nỗi sợ hãi rõ rệt, nỗi sợ hãi về cái vô hình, nỗi sợ hãi về cái không biết đang lẩn khuất sau bức tờng, sau cánh cửa, sau cuộc đời hiển hiện. Cùng với ông, ngời ta bất thình lình bị những vùng ánh sáng nghi ngại thấm qua, cái ánh sáng chỉ soi tỏ đủ để tăng thêm nỗi lo âu, sợ hãi. Và con ngời cô đơn trong truyện G.Môpatxăng lu lạc trong cái không khí hãi hùng, mờ mịt đó với nỗi mơ hồ về những điều mà họ trốn chạy, không dám đối diện trong thực tế cuộc đời. Truyện "Nỗi sợ" dựng lên một không khí ma qủy, rùng rợn với hai câu chuyện về thế giới siêu nhiên: Câu chuyện về việc Tugêni gặp một con quái vật kinh khủng và câuchuyện kể về việc chiếc xe ngựa không có ngời kéo. Nhng cả hai câu chuyện đều có kết thúc "hiện thực chủ nghĩa" mà không hề có cái siêu nhiên: Quái vật là một ngời đàn bà điên sống 30 năm trong rừng bằng lòng từ thiện của những ngời mục đồng, còn chiếc xe ngựa không có ngời kéo là do đứa trẻ nhỏ đi chân đất kéo mà ngời kể chuyện vì sợ hãi đã ngã lăn xuống hố nên không nhìn thấy...

Nh vậy, rõ ràng, thế giới hãi hùng mà G.Môpatxăng xây dựng không phải một thế giới thực - nó chỉ là những ám ảnh về một thế giới cha từng biết đến, thế

giới của sự ám ảnh về cái chết, nỗi cô đơn - cuối các câu chuyện, cảnh thực của cuộc đời vẫn luôn trở lại với tất cả những dối trá, bất hạnh, khổ đau vốn là của nó.

Cái tài của G.Môpatxăng khi dựng lên cái thế giới siêu nhiên mà lại tự nhiên là ông biết cách làm đi qua tâm hồn nỗi rùng mình về cái cha biết đợc hé mở, và trong cái ánh sáng một nửa câu chuyện lạ lùng đó đã cho thoáng thấy toàn bộ một thế giới của những điều lo lắng, không chắc chắn, đang bị đe doạ. Giống nh cơn ác mộng trong truyện ngắn "Ban đêm" , không gian ở đây lại là một không gian có thực với sông Xen trong đêm, với Khải Hoàn Môn, khu phố Hoàng Gia , Sở giao dịch chính khoán... nhng lại đợc nhuộm trong một bầu khí quyển

không xác thực: Đêm tối đen, vắng ngời lại qua, không một tiếng chuông điểm giờ, mọi cảnh vật, con ngời đều bất động, im lìm. Những chỉ dẫn về thời gian thật mơ hồ , không rõ là mấy giờ , không biết bao giờ thì sáng, mở nắp kính đồng hồ lên, sờ tay xem kim đồng hồ thì đồng hồ đã chết từ bao giờ rồi. Mọi vật dờng nh đã chết, một không gian không sự sống, thanh vắng, thê lơng: "Không một âm thanh, không một chuyển động, không một tiếng động, không một chiếc xe, không một con ngời , chẳng có bó rau hay bó hoa nào - Một nơi trống rỗng, bất động, bị bỏ rơi và chết chóc" [24;171]. Một loạt câu mang tính phủ định đơn điệu vừa gấp gáp, vừa hãi hùng, lặp đi lặp lại càng đẩy nhân vật sâu thêm vào cơn ác mộng của sự kinh hãi.

Những chuyện khác nh "Ma hiện", "Hắn", "Horla", G.Môpatxăng đều xây dựng nên những "không gian chiêm bao hoặc kinh dị" [24;130]. Nó thể hiện sự bế tắc của tâm hồn cô đơn luôn hoang mang kinh hãi trớc cuộc đời và hết sức ám ảnh về cái chết. Đây chính là ảnh hởng của thế giới quan bi quan chủ nghĩa và căn bệnh thần kinh ngày càng nặng thêm vào cuối cuộc đời G.Môpatxăng. Đọc truyện ông ngời ta cảm thấy cùng với ông, một sợi dây vô hình đang dẫn dắt chúng ta theo một cung cách bí ẩn đi qua cuộc đời nh đi qua một giấc mơ mờ mịt mà ý nghĩa của cuộc sống không ngừng trốn chạy khỏi chúng ta. Mặc dù trong nhiều truyện thuộc loại truyện này ông luôn khẳng định: "Ngời ta chỉ thực sự sợ hãi về những điều ngời ta không hiểu" [24;161]. Nhng cho đến khi phải mặc chiếc áo bó của ngời điên, mãi

mãi "chìm trong sơng mù dày đặc của sự rồ dại" [42;421] , G.Môpatxăng đã thực sự hiểu rõ cuộc đời này, hiểu và lo lắng hết lòng vì nó.

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của g môpatxang (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w