Thiên nhiên lý giải nhân vật.

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của g môpatxang (Trang 57 - 60)

Nói thiên nhiên lý giải nhân vật nghĩa là thiên nhiên ngoài việc miêu tả nh một nhân vật đồng hành thì nó còn đợc miêu tả nh một "tín chỉ thẩm mỹ", một tác nhân nghệ thuật giúp ngời đọc hiểu kỹ kẽ, rõ ràng về nhân vật, hiểu thêm những khía cạnh sâu xa, mới mẻ của nhân vật mà trớc đó chúng ta cha hiểu và không thể nào hiểu. "ánh trăng" trong "Trăng sáng" hoặc trong "Chí Phèo" của Nam Cao có ý nghĩa đặc biệt, nó nh làm tơi mát dịu dàng những con ngời đã bị vắt kiệt sức lực và tâm hồn - Ta bắt gặp một Chí Phèo, một Điền khác hẳn; ta hiểu, từ tận đáy tâm hồn khốn nạn của nó, lơng tri và cái đẹp vẫn đang tiềm ẩn chờ phút tái sinh.

Trong truyện ngắn G.Môpatxăng, một thiên nhiên tơi đẹp, sống động, thuần khiết, giàu chất thơ đã cho thấy chiều sâu tâm hồn của chính nhà văn - một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tôn thờ cái đẹp trong sáng của tự nhiên, say mê sự sống, sắc

màu, âm thanh, hơng vị. Đối với mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật, G.Môpatxăng đã đi xa hơn các nhà hiện thực tiền bối trong việc khám phá những ngóc ngách bí ẩn của tâm hồn, trong sự thể hiện những tình cảm ở lớp sâu của tính cách, đột xuất xuyên ra khỏi vỏ ngoài bình thờng do tác động của vẻ

đẹp thiên nhiên. Trong nhiều tác phẩm, bằng cách này, nhà văn khơi dậy một niềm tin về con ngời khi họ đợc trở về với gốc gác của sự sống, với vẻ nguyên sơ, tinh khiết của thiên nhiên.

Chính vẻ đẹp huyền diệu của thiên nhiên cho ta thấy cô Hariet trong tác phẩm cùng tên, một ngời đàn bà quá lứa lỡ thì, khô héo đến chán chờng; một ngời nghịch đạo vô thần, sống trầm lặng quái gở và bị mọi ngời xung quanh xa lánh, gọi là cô "quỷ ám" lại là một ngời nhạy cảm trớc cái đẹp, tôn thờ những nhịp thở mong manh của sự sống mà Tạo hoá ban tặng. Chính thiên nhiên là sợi dây vô hình gắn bó Môrítxô và Xôva lại với nhau thành một đôi bạn tri âm tri kỷ (Đôi bạn). Hai ng-

ời đều say mê vẻ đẹp của thiên nhiên, khát khao hoà nhập cùng thiên nhiên trong những buổi đi câu cá. Và chính điều đó đã cho chúng ta thấy rõ hơn, cảm động vô cùng và yêu qúy tha thiết ngời anh hùng của chiến tranh nhân dân khi họ phải đối mặt với kẻ thù. Trớc quân địch, họ can trờng dũng cảm nh những bức thành đồng Tổ quốc, dứt khoát câm lặng, không chịu khai ra mật khẩu của quân mình. Nhng giữa giây phút sống và chết, "mắt Môritxô bắt gặp cái túi lới đầy cá dới cỏ... Một tia nắng làm óng ánh mớ cá còn cựa quậy - ông mềm lòng, mắt đẫm lệ" [4;123]. Họ không phải là gỗ đá, họ không phải là không sợ chết, họ yêu vô cùng sự sống, luyến tiếc những buổi đi câu giữa thiên nhiên tơi đẹp nhng họ kiên cờng bất chấp cái chết, vì danh dự của bản thân, vì tình yêu đối với Tổ quốc.

Nói thiên nhiên lý giải nhân vật, ngoài việc miêu tả thiên nhiên nh một "tín chỉ thẩm mỹ" giúp ta hiểu rõ những khía cạnh sâu kín ẩn dấu bên trong nhân vật thì thiên nhiên còn là chiếc gơng soi giúp nhân vật nhìn rõ sự tồn tại của chính mình trong cuộc đời, làm cho nhân vật tự lý giải bản thân mình, hiểu thêm về mình, về cuộc đời và thờng là có tác dụng thức tỉnh, đa họ ra khỏi những u mê lầm lạc, những cuộc sống tối tăm, những suy nghĩ ngớ ngẩn. Nhân vật trong truyện ngắn

G.Môpatxăng, phần lớn là những con ngời nếu không sống một cuộc sống mòn rỉ, nếu không sống một cuộc sống độc ác, giả dối thì cũng sống khô cằn, khổ hạnh. Khi trở về với bản chất nguyên sơ của tự nhiên, khi đối diện

với một thiên nhiên thuần khiết, sáng trong giàu chất thơ, họ mới thực sự trở về với chính mình, trở về với ý nghĩa cuộc sống mà Tạo hoá đã ban tặng.

Trong truyện "Sáng trăng", tu sĩ Marinhăng là một con ngời cuồng tín, căm ghét đàn bà và phủ nhận tình yêu , hơn nửa cuộc đời sống trong nguyên tắc giáo lý khô khan, quái gở. Một ngày kia, khi đối diện với vẻ đẹp lộng lẫy của đêm trăng,

"ông đột nhiên thấy mình lơ đãng bồi hồi trớc vẻ đẹp thanh thản của đêm thâu bàng bạc" [43;55]. Và một mối hoài nghi, một nỗi lo ngại mơ hồ dâng lên, ông cảm thấy trong ông nảy sinh ra một trong những câu hỏi ông thờng tự đặt ra cho mình. Rằng "vì sao Chúa lại tạo ra điều đó ", một khi đêm đã dành cho giấc ngủ, cho nỗi vô tri vô giác, cho sự nghỉ ngơi, lãng quên tất thảy thì sao lại khiến cho đêm thâu duyên dáng hơn ban ngày, êm dịu hơn bình minh và chiều hôm; tại sao vì tinh tú lại quyến rũ thi vị hơn vầng dơng; vì sao con chim hót khéo nhất trong các loài chim đã không nghỉ ngơi nh những con khác, mà lại ngâm ngợi trong đêm rạo rực; vì sao lòng xao xuyến, vì sao tâm hồn bối rối, vì sao xác thịt thờ thẫn ?

Thiên nhiên sinh động, bất diệt và tuyệt vời tràn vào tâm hồn nhà tu khổ hạnh, gây những xôn xao, chấn động và cuối cùng đã phá vỡ mọi nguyên tắc giáo lý khắc nghiệt mà hơn nửa đời ngời ông đã tự nhốt chính ông. Câu trả lời mà Bề trên dành cho ông từ vẻ đẹp của đêm trăng lộng lẫy bao trùm lấy hình ảnh đôi lứa yêu nhau là một khẳng định về sự sống bất diệt, về sự chiến thắng của cuộc sống sinh động, làm đổ vỡ những tín điều giả tạo, khô cằn. "Ông lùi lại trớc đôi lứa vẫn ôm nhau tiếp bớc. Mặc dù đó là cháu gái của ông, mà giờ đây ông tự hỏi liệu mình có trái lệnh Chúa hay không. Và Chúa chẳng cho phép yêu đó sao, bởi rõ ràng Ngời vây bọc tình yêu trong ánh huy hoàng lộng lẫy đến thế. Và ông bỏ trốn, bàng hoàng, gần nh hổ thẹn, nh thể ông bớc vào một đền thiêng, nơi ông không có quyền thâm nhập" [43;57].

Trong truyện ngắn "Đi dạo", tia sáng mặt trời buổi chiều tà chiếu vào làm cho mắt lão Lơrát bị chói và tâm hồn u tối, chuỗi ngày mỏi mòn, thê thảm của lão đợc soi rọi bởi một thứ ánh sáng diệu kì: ánh sáng thức tỉnh. Nhận ra vẻ đẹp của

thiên nhiên, vẻ đẹp của cuộc đời, vẻ đẹp của sự sống... Lão cũng đồng thời nhận ra cuộc sống vô nghĩa lý của bản thân mình. Lão đi về phía nắng chiều và treo cổ tự tử trong rừng cây xa thành phố. Cái chết của lão, thực ra là cái sự sống đợc bắt đầu, sau một lần thức tỉnh.

Đọc truyện ngắn G.Môpátxăng, ngời ta không chỉ thấy con ngời hiện ra trần trụi với đời sống xã hội gần nh bản năng, nó mòn rỉ, tàn rữa đến xót xa, muộn phiền - Đọc truyện ông ngời ta còn thấy con ngời với chiều sâu tâm hồn, với những xúc cảm rất Đời, rất Ngời mà khi đối diện, tiếp xúc với thiên nhiên sống động, nên thơ, nó bộc lộ ra thật rõ ràng. Thế giới thiên nhiên trong truyện ngắn của ông không đơn thuần chỉ một môi trờng sống nữa mà cao hơn, nó chính là một "nhân vật" quan trọng - một "nhân vật " có thể sẻ chia, đồng điệu, thấu hiểu, và giúp con ngời ta thoát khỏi những u mê, những bó buộc của sự giả tạo, khô cằn. "Nhân vật" đó còn luôn đồng hành với tâm trạng, niềm tin, hi vọng, thất vọng của những nhân vật khác trong truyện - Thế giới khách quan về thế giới chủ quan, vì thế, hài hoà trọn vẹn.

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của g môpatxang (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w