Quãng đời đẹp nhất của G.Môpatxăng lại là những ngày thơ ấu sống bên một bà mẹ hiền từ và thông minh (bố mẹ ông thoả thuận bỏ nhau khi ông còn nhỏ tuổi). G.Môpatxăng và em trai của mình là Hécvê ở với mẹ trong trang trại Vécghi vùng
Êtrơra. Cậu bé G.Môpatxăng rất khoẻ mạnh chạy nhảy chơi đùa thoả thích với trẻ con nông dân và dân chài trên những cánh đồng quê thơm ngát và dọc bãi cát dài nồng vị mặn của biển khơi. Phải chăng chính sự hoà mình trong thiên nhiên trong lành này ngay từ tuổi ấu thơ đã khiến G.Môpatxăng gần nh có một bản năng phân biệt mọi sắc thái và mọi đổi thay đa dạng đợc thể hiện rõ nét trong các tác phẩm sau này ông viết về thiên nhiên. Cái đẹp thiên nhiên mà ông
miêu tả bao giờ cũng chứa đựng một tâm hồn lành mạnh và đầy sức sống. Nổi bật lên trong trang viết của ông là một thiên nhiên sống, một thiên nhiên nhộn nhịp thanh âm, rực rỡ sắc màu và nồng nàn hơng vị cuộc sống. Tất cả những cảm nhận tinh tế, bằng mọi giác quan, toàn tâm, toàn trí, toàn hồn của ngời nghệ sỹ, nhà đi săn, ngời đi câu hết sức nhạy cảm và mê say sự sống. Đó có thể là đồng quê oi bức ngày hè có "mùi cỏ, mùa lúa mì, mùi lá khô nỏ dới sức nắng ban tra, châu chấu kêu ran ran khiến đồng quê vang lên tiếng lách tách, lao xao" [43;159]. Đó có thể là mảnh vờn ơm "xinh nh nụ cời buồn của bà già tuổi tác" , vào mùa xuân, vi vu tiếng ong, thoang thoảng hơng hoa bay lợn. Đó lại có thể là đồng ruộng vào mùa thu "trơ trọi chân rạ, lúa mạch và lúa mì, màu vàng thẫm. Sơng mù phủ trên cánh đồng, khiến cho mặt đất có vẻ nh bốc khói. Nhiều con chim sơn ca hát trên không và những con chim khác kêu chiêm chiếp trong bụi rậm" [3;57].
G.Môpatxăng không bao giờ tiếc màu sắc cho các bức tranh thiên nhiên của mình. Thiên nhiên trong truyện của ông là một thiên nhiên giàu sắc màu với những gam màu của sự sống rực rỡ xen kẽ với những gam màu lạ, là sản phẩm pha trộn của các giác quan và nhiều khi chỉ có thể cảm nhận nó bằng thứ giác quan tâm hồn. Nó tạo ra những khung cảnh đẹp mê hồn, nh không thực mà lại rất thực.. Đó là sự sống hiển hiện, muốn cảm nhận nó, chúng ta cần phải cảm nhận bằng tất cả suy nghĩ và tình cảm, cần đợc tiếp nhận bằng cả thể xác và tâm hồn, bằng cả tình yêu và khát vọng sống - Đó là những bức tranh thiên nhiên hiếm thấy ở các nhà văn hiện thực thế kỷ XIX. Này đây, "những cây táo trổ bông thơm ngát, che khuất sân trại nhiều tai bông màu hồng lác đác, không ngừng xoay tròn trên không trớc khi chạm vào ngời và cỏ" [3;61]. Và đây, "Sơng mù hai giờ trớc đây còn bồng bềnh
trên mặt nớc giờ đây đang thu về và dần vo tròn lại trên bờ. Để lại dòng sông hoàn toàn quang đãng, nó đã tạo nên ở mỗi bờ sông một quả đồi sừng sững cao từ sáu đến bảy mét, rực rỡ ánh trăng với ánh rạng ngời của tuyết trắng. Đến nỗi ng- ời ta đã không còn nhìn thấy đợc cái gì khác hơn là dòng sông dệt kim tuyến bằng ánh lửa giữa hai ngọn núi trắng toát đó và trên cao
kia bày ra, đầy đặn và rộng rãi một mặt trăng to lớn, rực sáng giữa bầu trời xanh nhạt và trắng nhờ nh sữa" [24;157] .
Và thiên nhiên rực rỡ sắc màu trong truyện ngắn G.Môpatxăng không phải là một bức tranh tĩnh vật, ở đó còn vang lên những âm thanh dìu dặt và ấm áp của cuộc sống này. Buổi tra hè có tiếng nỏ của lá khô, có tiếng lao xao, lách tách của châu chấu. Mùa xuân có tiếng cỏ gà trỗi mình thức dậy khỏi mặt đất để đón ánh mặt trời ấm áp sau một mùa đông lạnh lẽo. Mùa thu có "tiếng chim sơn ca hát trên không và những con chim khác kêu chiêm chiếp trong bụi rậm". Trong cuộc sống ấy, "đâu đó đều là khoái lạc và duyên dáng. Không khí ấm áp đầy mùi hơng của bông hoa rừng, mùi cỏ và mùi rong biển, phảng phất quanh ta, thấm vào giác quan và trí não nh để vuốt ve, mơn trớn" [3;69].
Đặc biệt trong truyện ngắn G.Môpatxăng biển hiện lên đẹp mê hồn, có thể nói một cách chủ quan rằng nó đẹp hơn bất cứ một bức tranh nào về biển của các nhà văn, nhà thơ mọi thời đại. Bởi vì, biển trong truyện của ông đợc cảm nhận bởi một ngời con của biển, một ngời con xa xứ, nhiều đau buồn luôn nghĩ về biển nh nghĩ về "ánh nhìn ngũ sắc" tuổi ấu thơ, về những niềm tin trong sáng đầu đời. Chúng ta biết là ông lớn lên ở vùng Êtrơra, nơi có một trong những bãi biển đẹp vào loại bậc nhất nớc Pháp. Biển trong những trang văn của ông ngồn ngộn sắc màu, không phải là màu xanh biếc, xanh lơ, xanh thẳm đơn thuần nh ngời ta vẫn cảm nhận. ở đây, biển có những sắc màu rất lạ, những sự pha trộn tinh tế, tài năng mà nếu chỉ cảm nhận nó bằng mắt, chắc chắn không thể nào nắm bắt nổi. Trong nhiều tác phẩm khác nhau biển hiện lên cũng khác: Vẫn là màu xanh nhng trong truyện "Marôca" : "nớc biển xanh lơ, màu xanh lơ sóng sánh nh sữa, trong vắt rất
ngoạn mục; và bầu trời biếc xanh một màu xanh đậm y nh nó đợc quết hai lớp màu trải ra lồng lộng trên cái cảnh trí đẹp tuyệt trần ấy. Có vẻ nh là trời và nớc soi lẫn vào nhau và phản chiếu lại nhau những tia sáng của chúng" [3;134]. Còn trong truyện "Cô Hariét", biển "không phải xanh lơ hay màu đá đen, mà một mặt biển màu xanh cẩm thạch, xanh lá chuối non, với những ngọn sóng nhỏ trắng đục nh sữa, dới bầu trời sẫm" [3;68].Trên mặt biển, "đôi
khi ngời ta gặp thuyền đánh cá dờng nh mơ màng trên mặt biển xanh biếc, in bóng xuống mặt nớc cùng với cánh buồm trắng xoá, im lìm, nh thể có một con tàu khác đang lộn đầu xuống biển" [3;428].Và các nhân vật của G.Môpatxăng khi trở về với vẻ đẹp thần tiên, thơ mộng của biển, họ nh đợc tiếp thêm sức mạnh để sống - để yêu đời. Phải chăng đây cũng là tâm trạng của chính nhà văn?
Phải có một tâm hồn nhạy cảm, say mê sự sống, yêu tha thiết thiên nhiên thì G.Môpatxăng mới vẽ lên đợc những bức tranh thiên nhiên đẹp nh vậy, gợi cảm đến nh vậy, giàu sức sống đến nh vậy. Trong bức tranh thiên nhiên rực rỡ sắc màu đó, bao giờ cũng vang lên những thanh âm của cuộc sống, những hơng vị của cuộc đời mà ta phải hít căng lồng ngực khí trời, phải "thức nhọn giác quan" - tất cả mọi giác quan mới cảm nhận hết sức sống mãnh liệt mà G.Môpatxăng đã thổi vào. Đây cũng chính là điều khác của G.Môpatxăng với một bậc thầy truyện ngắn khác là A.Sêkhốp. Sêkhốp cũng giống G.Môpatxăng ở chỗ luôn day dứt, ám ảnh về một cuộc sống mòn mỏi tàn lụi của con ngời theo thời gian, không gian sống và để vẽ minh hoạ cho truyện của Sêkhốp nhiều họa sỹ đã vẽ lên hình ảnh một con ngời ngơ ngác phía ngoài một nhà ga, trớc mắt họ là ngã ba ngã bảy, họ không biết về đâu, còn trên nóc nhà ga là một chiếc đồng hồ với những cây kim không nhúc nhích. Nhng khác với G.Môpatxăng, trong truyện của A.Sêkhốp, làm nền cho cái nhân loại sa đoạ trong đó mọi ngời làm khổ nhau và bất lực, không còn đủ sức tác động lẫn nhau lại là một thiên nhiên ít khi đầy sức sống: "Ôi ! cô quạnh biết bao giữa cánh đồng đêm khuya, giữa tiếng chim hót, khi chính mình không hát lên đợc, giữa những tiếng kêu hỗn loạn không ngớt mà chính mình lại không thể nào vui s- ớng đợc. Thì trăng trên trời cao nhìn xuống, trăng cũng cô đơn, thờ ơ mọi chuyện,
không cần biết bây giờ là mùa xuân, hay mùa đông, mọi ngời còn sống hay đã chết" ("Trong khe núi" - A.Sêkhốp).
Một điểm khác nữa của G.Môpatxăng so với những nhà văn cùng thời là trong khi miêu tả về thiên nhiên, trờng phái ấn tợng trong hội hoạ giúp ông có cái nhìn nghệ thuật mới, phân biệt trong thiên nhiên (cũng nh trong tâm trạng con ng- ời) vô vàn sắc thái tế nhị và những biến đổi, lu chuyển từng khoảnh
khắc, cho đến bấy giờ cha đợc nghệ thuật thể hiện. Gần gũi với hoạ sỹ ấn tợng, G.Môpatxăng chú ý đến sự uyển chuyển của hình thể, đến những biến thái tinh vi của màu sắc, và đặc biệt chú ý đến tác động của ánh sáng dọi chiếu lên cảnh vật: ánh đèn đờng lấp loáng soi chiếu những bàn chân lấm bùn của khách qua đờng trong đêm ma rét (Cho một cốc đây); ngọn đèn "mờ ám" sau mặt kính tô màu đã xỉn trên cửa các nhà chứa (Bến cảng); cái tia nắng bất ngờ soi vẻ đẹp của chiếc ghế bành cũ từ trớc đến nay chẳng ai để ý (Cô Châu); ánh nắng chiều dọi xuống đám ngời ,xe trên đại độ Săng Êlidê (Đi ngựa); những giọt nắng rắc qua kẽ lá trong công viên Lúcxămbua, tà áo dài ớt đầm ánh sáng (Mơnuyê); ngời đàn ông nghèo khổ rách rới đang đứng im lìm trong ánh mờ của lửa giữa rừng cây rồi thình lình biến mất (Nỗi sợ)...
Phải nói rằng ám ảnh về ánh sáng, nhất là những tia sáng nhỏ nhng có sức soi rọi lớn là ám ảnh thờng trực trong các trang viết của G.Môpatxăng. Chúng tôi thống kê thấy rằng: Trong 60 truyện thì có tới 30 truyện (chiếm 50%) là nhà văn đặc tả sự chiếu rọi của ánh sáng (bao gồm cả ánh sáng mặt trời và ánh sáng từ những ngọn đèn mờ ảo của nhà chứa, ánh sáng rực rỡ của đờng phố, nhà cửa Pari) vào cảnh vật, con ngời và cả những tâm hồn u tối. Những ánh sáng đó hoặc là một tín hiệu nhằm phát lộ vẻ đẹp mà từ trớc đến nay chẳng ai chú ý, xem trọng; hoặc là một sự soi rọi của sự sống, niềm tin vào những điều xấu xa, những tâm hồn tối tăm, những cái nhìn sai lạc; hoặc là có những lúc G.Môpatxăng dùng sự le lói của nó để nói, để nhấn mạnh, khắc sâu những bóng tối u ám bao phủ cả cuộc sống này. Trong các bức tranh về thiên nhiên, ánh sáng đợc khúc xạ nhiều lần qua ánh mắt của
G.Môpatxăng lu lại những ấn tợng thị giác về màu sắc, về đờng nét khác lạ, đẹp một cách lung linh, tơi sáng và giàu chất thơ đến lạ kỳ .