Trong đa số tác phẩm của mình, G.Môpatxăng cố tình đối lập thiên nhiên sống động, diễm lệ, thuần khiết với thực tế xã hội xấu xa, ngng trệ, giả dối. Hai khung cảnh đợc đặt cạnh nhau, cái này làm nổi bật ý nghĩa của cái kia, đồng thời tự làm nổi bật giá trị tồn tại của chính nó, cao hơn là góp phần khắc sâu chủ đề, t tởng tác phẩm. Sự đối lập này cho thấy cái nhìn hoài nghi, trăn trở của nhà văn về việc có hay không hạnh phúc đích thực ở đời khi Tạo hoá đã tạo ra thiên nhiên huyền diệu nên thơ mà sự thực ở đời vẫn buồn đến thế. Nó còn cho thấy khát vọng của G.Môpatxăng về một thế giới hoàn hảo, không có sự khập khiễng, không có những nghịch lí đắng cay giữa vẻ đẹp và sự giả dối, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa niềm tin và sự thất vọng, giữa những điều tốt đẹp và những cái xấu xa...
Đặt bên cạnh không gian đẹp đẽ, diễm lệ của đêm giao thừa với những ngôi sao lấp lánh - những vì tinh tú trời đêm là cảnh thảm thơng, xót xa trong một gia đình nông dân nghèo. Họ nghèo đến nỗi để dành lại chiếc giờng duy nhất cho đêm Giao thừa rét mớt, họ đã phạm phải tội lỗi lớn nhất của một con ngời là tội bất hiếu. Họ đã đành phải đặt xác bố mình vào một thùng bánh chật chội, tối tăm,
bẩn thỉu để ở dới giờng... Và "con cháu cụ đã đón giao thừa trên xác cụ" (Đêm
giao thừa). Đối lập với thiên nhiên lung linh huyền ảo thần tiên trên mặt nớc là xác
một bà già mà cổ có buộc tảng đá, không biết do tự tử hay bị giết, ở dới mặt nớc. (Trên mặt nớc). Đối lập với thiên nhiên thần tiên, rực rỡ đến mê say lòng ngời với những gam màu đợc pha trộn bởi ngời họa sỹ tài năng của trờng phái ấn tợng là không gian đáy giếng hun hút, tối tăm, cạn nớc - biểu tợng cho sự khô cằn, u tối của cái xã hội phi nhân tính - đã nuốt chửng, kết liễu cuộc đời ngời con gái có tâm hồn sáng trong, yêu thiên nhiên, say mê sự sống và dâng hiến cả trái tim cho cuộc đời này (Cô Hariet)...
Trong tiểu thuyết "Một cuộc đời", nhìn ánh hồng ban mai, Jan đau đớn tự hỏi sao một mặt đất có những buổi rạng đông huy hoàng đến thế lại không có hạnh phúc, chẳng có niềm vui ? Đó cũng là một câu hỏi của tác giả và mặc dù G.Môpatxăng cha có lời giải đáp, niềm day dứt ấy vẫn đòi hỏi phải có một hiện thực khác tốt đẹp hơn, trong sáng hơn, huy hoàng hơn...
Trên hành trình tìm về với niềm tin, tìm về với những ớc mơ khát vọng, G.Môpatxăng đã dừng chân trú nghỉ ở khoảng bao la đất trời, ở thiên nhiên tơi đẹp, nên thơ, giàu sức sống - Đó là đồng nội bao la để con thú nhỏ G.Môpatxăng tìm lại đợc chút bình yên, thanh thản cho cõi lòng vốn nhiều rạn vỡ, đau thơng; là nơi nhà văn tìm thấy sự sẻ chia, đồng điệu âm thầm về những điều mà ông còn day dứt; là nơi gửi gắm tình yêu, niềm tin và khát vọng về một cuộc sống tơi sáng hơn, huy hoàng hơn; và cũng là nơi để nhân vật trong truyện của ông, và cả ngời đọc tìm về với đích thực lòng mình, để biết mình đã sống hồn nhiên đợc nh cá bơi dới nớc, nh chim bay trên trời, nh ngựa phi trên đồng cỏ, nh mầm xanh dới tia sáng Mặt trời, hay cha...?
3.2. Thiên nhiên - "Khí quyển" sống của nhân vật .
Khác với A.Sêkhốp khi xây dựng "con ngời nhỏ bé" không hề xây dựng sự tác động của môi trờng, của hoàn cảnh, của thiên nhiên - con ngời tự làm mình nhỏ bé đi, tàn rữa dần một cách khó hiểu, xót xa... Thì G.Môpatxăng kế thừa truyền thống của O.Banzăc, luôn gắn nhân vật với hoàn cảnh, với môi trờng tự
nhiên. Chúng ta đã thấy rõ điều đó qua mối quan hệ giữa nhân vật với không gian tù đọng, bế tắc; nhân vật với không gian va chạm bùng nổ của những nhân cách. Tuy nhiên khác với O.Banzăc chỉ có sự tác động cực đoan một chiều, G.Môpatxăng miêu tả thế giới bên trong thông qua những biểu hiện bên ngoài. Và nhà văn đã mang đến cho truyện ngắn, tiểu thuyết thế kỷ XIX một điều mới mẻ khi ông thể hiện những trạng thái tâm lý đa dạng nảy sinh trong con ngời nh sự đáp ứng của thế giới xung quanh và ngợc trở lại làm thế giới ấy sinh động lên nhờ hơi thở của mình. Thế giới khách quan và chủ quan hài hoà trọn vẹn. Điều này đặc biệt rõ ràng khi ông miêu tả thiên nhiên. Trong truyện của ông, thiên nhiên đợc nhìn bằng ánh mắt của nhân vật, sống theo nhịp đập của trái tim nhân vật, lý giải nhân vật, thể hiện tính cách tâm trạng nhân vật, in dấu vào nhân vật .... là "một thiên nhiên sống, biết cảm thông hoặc thờ ơ với con ngời" [43;47].