Tình hình sản xuất hoa cúc và tiêu thụ trong nước

Một phần của tài liệu Khảo sát một số giống hoa cúc tại nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 27 - 31)

Ở Việt Nam hoa cúc được thu nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XV, đến đầu thế kỷ XIX đã hình thành một số vùng chuyên nhỏ cung cấp cho nhân dân. Một phần để chơi một phần phục vụ việc cúng lễ và dùng làm dược liệu. Hiện nay cây hoa cúc có mặt khắp nơi từ vùng núi cao đến đồng bằng, từ nông thôn đến thành thị. Nếu xét về cơ cấu chủng loại các loại hoa thì trước những năm 1997 diện tích hoa hồng nhiều nhất chiếm 31% nhưng từ năm 1998 trở lại đây diện tích hoa cúc đã vượt lên chiếm 42%, trong khi đó 29.4% riêng ở Hà Nội tổng giá trị sản lượng hoa cúc năm 1999 đạt 41,3 tỷ đồng, xuất khẩu sang Trung Quốc 3,6 tỷ đồng tốc độ tăng hàng năm khoảng 10% (Nguyễn Xuân Linh và cộng sự, 2000) [14]. Người Việt nam coi cúc là biểu hiện của sự thanh cao, là một trong những bốn loại thảo mộc được xếp vào hàng tứ quý " Tùng, Cúc, Trúc, mai" hoặc " Mai, Lan, Trúc, Cúc" (Trương Hữu Tuyên, 1979) [21]. Hoa cúc không chỉ được ưa chuộng bởi màu sắc, hình dáng mà còn đặc tính bền lâu hơn các loại hoa khác.

Trước những năm 1986, sản xuất hoa ở Việt Nam chỉ tập trung ở các vùng trồng hoa truyền thống của các thành phố, khu công nghiệp, khu du lịch, nghỉ mát như: Ngọc Hà, Quảng An, Nhật Tân, Tây Tựu (Hà Nội), Đặng Lâm, Đặng Hải (Hải Phòng), Quận Hóc Môn (Hồ Chí Minh), phường 3, 4, 5, 7, 8, 11,12 (Đà Lạt), (Nguyễn Xuân Linh, 1998) [12] và chỉ là ngành kinh doanh nhỏ của các nhà vườn nhỏ cung cấp cho thị trường nội địa là chính. Diện tích trồng hoa của Việt Nam theo số liệu thống kê năm 1993 chỉ chiếm 0,02% tổng diện tích nông nghiệp (1.585 ha).

Hiện nay trong thực tế sản xuất có rất nhiều giống cúc nhập nội được trồng phổ biến hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Ở Việt Nam, cúc cũng là một loài hoa được ưa chuộng nhất... Các vùng trồng cúc mang tính tập trung ở nước ta là Hà Nội (450 ha), Hồ Chí Minh (370 ha), Đà Lạt (160 ha), Hải Phòng (110 ha). Hầu hết các tỉnh thành đều trồng Cúc với diện tích từ vài ha đến vài chục ha theo Đặng Thị Tố Nga (1999) [19]. Nếu sản xuất 2 vụ thì hiệu quả trồng cúc tăng 7 - 8 lần, so với rau màu gấp 2,5- 3 lần. Nếu so sánh với các cây hoa khác với lúa thì

trồng hoa hồng chỉ gấp 6 lần lúa, hoa cẩm chướng gấp 2 lần, hoa loa kèn gấp 3 lần, hoa lay ơn gấp 4 lần, Nguyễn Văn Tấp (2008) [21].

Hiện nay trồng hoa là một nghề sản xuất và kinh doanh được đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy mà diện tích trồng hoa và cây cảnh ngày càng được phát triển.

Năm 2001, nước ta có 4.500 ha trồng hoa cây cảnh, năm 2002 là 8.512 ha, năm 2003 là 9.430 ha, năm 2004 là 11.340 ha và đến năm 2009 đạt 15.200 ha trồng hoa cây cảnh. So với năm 1994, diện tích hoa cây cảnh năm 2009 đã tăng 4,3 lần, giá trị sản lượng tăng 8,2 lần và mức tăng giá trị thu nhập/ ha là 182 %. Tốc độ tăng trưởng này là rất cao so với các ngành nông nghiệp khác (Đặng Văn Đông, 2010) [7].

Kết quả điều tra về cơ cấu diện tích trồng các giống cúc ở miền bắc Việt Nam của Đặng Văn Đông (2005) [6] cho thấy trong 51 giống cúc được trồng có 24 giống được trồng với diện tích khá lớn, chiếm 88 % tổng diện tích trồng. Đó là Vàng Đài Loan (13,7%) CN 98 (10,3%), CN97 (98,05%), CN93 (7,7%)... 27 giống còn lại cơ cấu diện tích ít (<1%).

Theo Đặng Văn Đông (2005) [6], năm 2003 cả nước có 9.430 ha gồm hoa và cây cảnh các loại, sản lượng 482,6 tỷ đồng trong đó hoa cúc là 1484 ha cho giá trị sản lượng cao nhất 129,49 tỷ đồng và được phân bố nhiều tỉnh trong nước và được phân bố nhiều tỉnh trong nước như bảng 1.2.

Tại miền Bắc, sản xuất hoa tập trung ở một số địa phương : Thành Phố Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lào Cai, Sơn La và Hà Giang. Loại hoa sản xuất nhiều nhất ở vùng này là hoa cúc, chiếm khoảng 35%, thứ 2 là hoa Hồng chiếm 32%; còn lại là các loại hoa khác, như: Lay ơn, Đồng tiền, Cẩm chướng, Huệ, Lan... Nguyễn Văn Tấp (2008) [21].

Bảng 1.2. Diện tích và sản lượng hoa cúc trong cả nước

Địa phương Diện tích (ha)

Giá trị sản lượng (triệu đồng)

Tổng số Hoa cúc Tổng số Hoa cúc Cả nước 9.430 1.484 402.806 129.490 Hà Nội 1.642 387 81.729 30.188 Hải Phòng 814 97 12.210 1.400 Vĩnh Phúc 1.029 115 38.144 4.200 Hưng Yên 658 90 26.320 3.600 Nam Định 546 27 8.585 420 Lào Cai 52 15 12.764 1.142 TP. Hồ Chí Minh 527 160 24.194 6.810 Lâm Đồng 1.467 360 193.500 84.000 Bình Thuận 325 100 6.640 3.100

Nguồn số liệu tổng cục thống kê, 2003 Tuy hoa cúc được trồng phổ biến khắp nước ta, nhưng có hai nơi sản xuất hoa cúc chính như:

Đà Lạt: Vùng có khí hậu mát mẻ rất thuận lợi cho các loại hoa nói chung và hoa cúc nói riêng. Diện tích hoa cắt cành của vùng này năm 1996 chỉ có 174 ha, đến năm 2000 đã tăng lên 853 ha và hiện nay có khoảng 1.467 ha (trong đó hoa cúc chiếm khoảng 24%). Sản lượng hoa cúc hàng năm ước tính khoảng 10- 13 triệu cành, với giá trị khoảng 84 tỷ đồng, Lê Kim Biên (1984) [2].

Hà Nội: Theo kết quả điều tra năm 2005 về thực trạng sản xuất hoa khu vực Hà Nội và vùng phụ cận cho thấy: Trong các số loại hoa cắt đang được trồng phổ biến chiếm 70% cơ cấu chủng loại hoa đó là: hoa cúc, hồng, đồng tiền, loa kèn trong đó hoa cúc được trồng nhiều nhất 32,3 ha chiếm 30,8, Lê Kim Biên (1984) [2].

Hiện tại chỉ riêng xã Tây Tựu đã có 280 ha đất chuyên trồng hoa, trong đó 65% số này là trồng cúc. Riêng Hà Nội hàng năm sản xuất khoảng 10 triệu cành hoa cúc cắt, cúc chậu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước thu nhập hàng trăm triệu đồng trên ha gieo trồng một vụ. Nguyễn Thị Diệu Hương, Dương Tấn Nhựt (2004) [10].

Ngoài hai vùng trồng hoa cúc lớn trên còn phải kể đến các vùng hoa cúc tập trung khác là Gò Vấp (Thành phố Hồ Chí Minh), Nhật Tân, Quảng An (Hà Nội)...với diện tích tập trung từ vài trục ha đến hàng trăm ha. Ngoài ra ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đều trồng hoa cúc với mức độ phân tán từ vài ha đến vài chục ha. Ở Hải Phòng, cúc là cây quan trọng thứ hai trong cơ cấu sản xuất hoa tươi cùng với layơn, cúc sẽ là mặt hàng xuất khẩu trong những năm tới Nguyễn xuân Linh (1998) [11].

Hiện nay trong sản xuất, cúc có thể trồng quanh năm (thay vì trước đây cho trồng được vào vụ thu đông) đã đáp ứng nhu cầu về hoa cúc của người tiêu dùng. Hoa cúc là loại hoa có giá thành thấp hơn các loại hoa khác (400 - 800 đồng/cành) nên ngoài các vùng đô thị thì ở những vùng nông thôn miền núi hoa cúc được tiêu thụ với mức độ khá lớn (chỉ đứng thứ hai sau hoa hồng) đặc biệt vào ngày lễ tết truyền thống, ngày rằm.

Về thị trường tiêu thụ thì thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ hoa cắt lớn nhất Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng hàng ngày từ 40 - 50 ngàn cành/ngày,... tiếp đó là Hà Nội có nhu cầu tiêu thụ từ 25 - 30 ngàn cành/ ngày. Trong số các loài hoa cắt tiêu dùng hàng ngày thì hoa cúc chiếm từ 25 - 30% về số lượng và từ 17 - 20% về giá trị Đặng Văn Đông (2000) [4].

Hiện nay ở Việt Nam đang có một số công ty nước ngoài vào thuê đất, lập doanh nghiệp hoặc liên doanh hợp tác sản xuất hoa. Chỉ tính riêng tỉnh Lâm Đồng đã có 4 công ty: Nhật Bản, Thái Lan ở Bảo Lộc, Đài Loan ở Di Linh, Chánh Đài Lâm ở Đức Trọng và Hasfarm ở Đà Lạt. Họ rất chú trọng đến sản xuất hoa cúc. Đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển ngành sản xuất hoa Việt Nam nói chung, song cũng đáng lo cho những doanh nghiệp, người sản xuất hoa nội địa, nếu không cố gắng vươn lên sẽ không thể cạnh tranh được với các liên doanh sản xuất hoa này.

Ngoài nét duyên dáng đặc biệt vì màu sắc rực rỡ tươi vui cúc còn đặc điểm như dễ trồng, bông lâu tàn, khi tàn bông chỉ héo lại mà không rụng, giá cả lại phải chăng không đắt đỏ như lan, ly hoặc hồng, vì vậy nên rất được ái mộ. Đặc biệt

ngày lễ, tết, hoa cúc được trồng trong bồn chậu, cắm lọ để trang trí trong nhà, đặt trên bồn ghế hay ngoài sân, ngoài hiên, trên ban công hay trên nóc tủ, bàn thờ như một loài hoa truyền thống.

Cây hoa cúc còn mang lại giá trị kinh tế vì nó rất phù hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện sản xuất và thị hiếu của người tiêu dùng ở Việt Nam, hơn nữa cũng dễ thâm canh, nhân giống, dễ trồng. Giá trị thu nhập từ hoa cúc dao động từ 60 - 120 triệu đồng/ ha/ vụ. Con số này tuy không lớn so với một số loại hoa khác, nhưng cao gấp 10 - 12 lần so với trồng lúa một vụ. Nguyễn Xuân Linh và cộng sự (2000) [14].

Một phần của tài liệu Khảo sát một số giống hoa cúc tại nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w