Thời gian hồi xanh, tỷ lệ sống và thời gian sinh trưởng của các giống hoa cúc

Một phần của tài liệu Khảo sát một số giống hoa cúc tại nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 43 - 45)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.1. Thời gian hồi xanh, tỷ lệ sống và thời gian sinh trưởng của các giống hoa cúc

các giống hoa cúc

3.1.1. Thời gian hồi xanh, tỷ lệ sống và thời gian sinh trưởng của các giống hoa cúc giống hoa cúc

Tỷ lệ cây sống và thời gian hồi xanh sau trồng là một trong những yếu tố quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây hoa cúc nói riêng. Theo dõi tỷ lệ cây sống và thời gian hồi xanh chỉ ra khả năng sống và thích nghi ban đầu của các giống hoa cúc khác nhau với điều kiện ngoại cảnh để đảm bảo được mật độ trồng trên diện tích. Chất lượng cây giống, yếu tố ngoại cảnh là những yếu tố quan trọng

quyết định đến tỷ lệ cây sống và thời gian hồi xanh của cây hoa cúc. Theo dõi tỷ lệ sống và thời gian hồi xanh ở các giống khác nhau ở bảng 3.1:

Bảng 3.1. Thời gian hồi xanh, tỷ lệ sống và thời gian sinh trưởng của các giống cúc

CT Tỷ lệ sống(%) Thời gian hồi xanh (ngày) ra nụ (ngày)Trồng đến Trồng đếnra hoa (ngày) Tổng thời gian sinh trưởng CT1 98,4 5 68 83 100 CT2 95,2 6 66 81 98 CT3 96,0 6 65 80 99 CT4 99,2 5 71 86 101 CT5 95,6 6 76 91 109 CT6 96,8 6 73 88 102 CT7 97,2 6 66 81 94 CT8 97,6 5 69 84 100 CT9 97,6 5 68 83 99 CT10 98,8 6 69 84 99 CT11 96,0 6 63 78 91 CT12 98,4 6 62 77 93 CT13 96,4 6 65 80 96 CT14 95,6 5 66 81 95 CT15 98,0 5 68 83 96 CT16 96,0 7 63 78 89

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Giữa các công thức có tỷ lệ sống khác nhau, biến động trong khoảng 95,2% - 99,2%. Cao nhất là công thức 4 với tỷ lệ sống cao nhất là 99,2%. Thấp nhất là công thức 2 với 95,2%.

Như vậy, tỷ lệ sống của các giống tương đối cao và thời gian hồi xanh sau trồng ngắn. Giữa các giống khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ cây sống và thời gian hồi xanh: giống tương đối đều, giống Phan tím, Tím lồi, Ánh Bạc, Ánh Tím có khả năng hồi xanh nhanh.

Sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực là 2 yếu tố có cấu thành mật thiết với nhau trong cùng một cây, có hệ quả với nhau khi chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc khác nhau. Trong điều kiện thiếu dinh dưỡng, chịu tác động của cường độ chiếu sáng ngày ngắn... cây hoa cúc có thể

chuyển nhanh chóng từ giai đoạn sinh trưởng sinh thực, phân hóa mầm hoa sớm và ngược lại. Thời gian trồng đến ra nụ, ra hoa rất quan trọng cần theo dõi và có biện pháp chăm sóc phù hợp thu được năng suất cao nhất. Nắm vững vấn đề này chúng ta có thể điều chỉnh cho hoa cúc nở đúng thời điểm cần nở, thời điểm thị trường có nhu cầu cao nhất về hoa để đem lại lợi nhuận cao nhất cho người sản xuất. Tuy nhiên sự điều chỉnh giữa thời gian sinh trưởng sinh dưỡng và thời gian sinh trưởng sinh thực cần phải hợp lý để cây có đủ thời gian phát triển về thân lá, đủ điều kiện để nuôi hoa trước khi bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa, đảm bảo chất lượng của hoa.

Thời gian sinh trưởng của các giống cúc kéo dài từ 89- 109 ngày giống có thời gian sinh trưởng dài nhất giống Phấn hồng là 109 ngày còn giống Chi xanh thời gian sinh trưởng ngắn nhất có 89 ngày.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số giống hoa cúc tại nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w