KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.2. Một số đặc trưng cơ bản về hình thái của các giống cúc
Tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà có các chiến lược chọn tạo giống khác nhau tuy nhiên có những điểm chung sau:
+ Nhận biết được các đặc trưng hình thái, đặc trưng sinh lý di truyền và phản ứng của cây trồng với sâu bệnh nhằm tăng khả năng thích nghi của mỗi loại, mỗi giống cây trồng nhằm tăng năng suất và phẩm chất.
+ Xây dựng các biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện sinh thái, di truyền và đặc tính nông học khác. Để phát triển nông nghiệp bền vững.
+ Nghiên cứu nguồn gen và các đặc tính mong muốn của nhà chọn giống. + Ứng dụng các thành quả của di truyền hiện đại để xúc tiến nhằm tạo ra nhanh chóng các giống cây trồng mới hoặc cải tiến giống. Giống mang tính khu vực hóa, tất cả mọi tính trạng và đặc tính của giống chỉ biểu hiện ra trong các điều kiện ngoại cảnh nhất định (đất đai, thời tiết, khí hậu... và các biện pháp kỹ thuật). Nên ta nắm vững các đặc điểm hình thái của các giống cây trồng nói chung và giống hoa cúc nói riêng, giúp chọn được những giống phù hợp với điều kiện khí hậu cũng như phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng của vùng. Một cây hoa cúc có thân mập, khỏe, lá màu xanh đậm sẽ có khả năng quang hợp tốt. Phiến lá dày,
răng cưa ít và thưa sẽ có khả năng chịu đựng tốt với yếu tố ngoại cảnh khắc nhiệt là phù hợp với điều kiện sinh thái vùng BTB nóng ẩm.
Kết quả khảo sát các giống hoa cúc nghiên cứu thể hiện qua bảng 3.2 rất phong phú và đa dạng về hình dạng và màu sắc thân, lá, hoa mang đặc trưng di truyền của giống đó. Đây là một tiêu chí quan trọng để phân loại, nhận biết các giống.
Giống
Phan tím Cao TB Đứng, mập Xanh nhạt TB Ngang Nông TB TB, nhỏ Xanh nhạt Dạng chùm Trắng sữa Cánh ngắn xếp không chặt Mai vàng TB Thưa Đứng, mảnh Xanh nhạt Rộng Ngang Nông TB Dày, to Xanh đậm Dạng chùm Vàng nhạt Cánh dài nhỏ xếp tầng chặt
Pháp TB Thưa Đứng, mập Xanh nhạt Rộng ngang Nông Ít Dày, to Xanh đậm Dạng chùm Vàng nhạt pha trắng Cánh dài nhỏ xếp tầng
Tím lồi Cao Dày Đứng mập Tím Rộng Nửa đứng răng cưaNhiều Nhiều Dày, to Xanh đậm pha tim Dạng chùm Tím Cánh nhỏ, xếp tầng lỏng
Phấn hồng Cao Thưa Đứng, mảnh Xanh nhạt TB Nửa đứng Nông Ít Dày, nhỏ Xanh bình thường Dạng chùm Hồng nhạt Cánh ngắn xếp lỏng
Thọ đỏ TB Thưa Cong, mập Tím nâu Rộng Ngang Sâu TB Dày, nhỏ Xanh đậm Dạng chùm Vàng tâm đỏ Cánh ngắn nhiều tầng xếp chặt Đỏ nhung TB Thưa Cong, mảnh xanh nhạt TB Ngang Nông Ít Dày, to Xanh nhạt Dạng chùm Đỏ tươi Cánh đều, xếp thưa Ánh tím Cao Dày Đứng, mập Xanh đậm Rộng Ngang Nông Ít Dày, to Xanh đậm Dạng chùm Tím Xếp lỏng, cánh ống Ánh bạc Cao Dày đứng, mập Xanh đậm Rộng Ngang Nông Ít Dày, to Xanh đậm Dạng chùm Đỏ pha tím Xếp lỏng, cánh ống Chi đỏ TB Dày Đứng, mập Xanh nhạt TB Nửa đứng Sâu TB TB, nhỏ Xanh Dạng chùm Đỏ Xếp tầng, cánh tròn nhỏ Tuyết trắng Thấp Dày Đứng, mập Xanh đậm TB Nửa đứng Nông Ít Dày, to Xanh vàng Dạng chùm Trắng Hoa to xếp lớp dày Pha lê vàng TB Thưa Đứng, mập Xanh nhạt Rộng Ngang Nông Ít Dày, to Xanh đậm Dạng chùm Vàng Hoa to xếp lớp dày Pha lê trắng TB Thưa Cong, mảnh Xanh nhạt TB Nửa đứng TB TB TB Xanh đậm Dạng chùm Trắng Hoa to, bậm, xếp nhiều lớp Tua xanh Cao Dày Cong, mập Xanh nhạt TB Ngang Nông TB TB,to Xanh nhạt Dạng chùm Trắng xanh Hoa nhỏ, cánh tròn, xếp 1 lớp
Đặc điểm thực vật học của các giống nghiên cứu trong bảng 3.2 ta thấy: Đặc điểm của cây các giống cúc thí nghiệm đều có loại hình thân từ thấp, trung bình đến cao.
- Các giống hoa cúc thí nghiệm có phân thành 3 nhóm: Cây cao, cây trung bình, cây thấp: Nhóm giống có loại hình thân cao như giống Phan tím, Tím lồi, Phấn hồng, Ánh tím, Ánh bạc những giống này không những có chiều cao mà thân không mảnh mà hầu hết lại mập, hình thức đẹp. Các giống có loại hình thân trung bình: Thọ đỏ, Đỏ nhung, Chi đỏ, Mai vàng, Pháp. Bên cạnh đó có những giống Chi xanh, Tuyết trắng có loại hình thân thấp.
- Mật độ phân cành: các giống cúc trong thí nghiệm đều là bông chùm nên khả năng phân cành biểu hiện ở mức từ thưa đến dày. Những giống phân cành dày như: Tím lồi, Ánh tím, Ánh bạc, Chi đỏ, những giống phân cành dày thường có hoa nhỏ, các giống mật độ cành trung bình Phan tím, Chi xanh có hoa to hơn. Còn các giống mật độ phân cành thưa thì hoa to: Mai vàng, Pháp, Thọ đỏ, Pha lê vàng, Pha lê trắng.
Như vậy đặc điểm về khả năng phân cành theo tỷ lệ thuận với loại hình bông, mật độ phân cành dày thì loại hình bông nhỏ, mật độ phân cành thưa thì loại hình bông to.
- Dạng hình cây cúc rất đa dạng: Dạng hình đứng mập, đứng mảnh, cong mập, cong mảnh tùy từng giống. Các giống này có cành nhánh và hoa chùm có cây dạng hình đứng như: giống Mai vàng, Pháp, Tím lồi, Tuyết trắng, Pha lê vàng.. Bên cạnh loại hình thân dạng đứng thì có dạng hình thân cong: Chi xanh, Tua xanh, Chi trắng, Đỏ nhung, Dạng hình cây cong cũng có nhiều thế tùy đặc điểm từng giống, và có tác động của ánh sáng bóng điện nhưng không đáng kể.
- Chiều cao cây phát triển song song với đường kính thân nên cây cao thân cũng mập. Chúng phát triển rất tương xứng, đồng đều cùng nhau.
- Đặc điểm màu sắc thân của các giống cúc có sự khác nhau: xanh đậm, xanh, xanh nhạt, tím, tím nâu. Giống có thân màu xanh đậm: Tuyết trắng, Ánh bạc, Ánh tím. Giống Chi trắng, Tua xanh, Pha lê trắng, Pha lê vàng, Chi đỏ, Đỏ nhung, Pháp, Mai vàng có thân màu xanh nhạt. Giống thân màu xanh: Chi xanh. Ngoài ra có những giống không có thân màu xanh giống Thọ đỏ có màu tím nâu, giống Tím lồi có màu tím. Không chỉ phân cành đa dạng mà thân cũng có màu sắc đa dạng.
- Đặc điểm lá của hoa cúc rất đa dạng phong phú và là một trong những đặc điểm để phân biệt các giống với nhau. Đặc điểm lá của các giống rất đa dạng, phong phú và là một đặc điểm để phân biệt các giống khác nhau. Đặc điểm lá của các giống cúc gồm có: phiến lá, thế lá, độ sâu răng cưa, màu sắc đều có sự khác nhau.
- Đặc điểm của hoa: các giống hoa cúc nghiên cứu đều là loại hoa có đường kính từ nhỏ đến lớn. Mục đích sử dụng hầu hết là hoa cắt cành dạng chùm, hoặc hoa trồng trong chậu.
- Màu sắc các giống cúc rất phong phú. Đa dạng với các màu như: trắng, đỏ, tím, vàng, hồng, xanh...hoặc trên một bông có các mầu khác nhau như giống Thọ đỏ.