Kết quả tình hình sâu bệnh hại trên các giống hoa cúc

Một phần của tài liệu Khảo sát một số giống hoa cúc tại nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 58 - 61)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2.1Kết quả tình hình sâu bệnh hại trên các giống hoa cúc

Sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của hoa. Ở hoa cúc sâu bệnh ngoài làm giảm sản lượng còn ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị thẩm mĩ, thương mại.

Rệp thường làm cho cây sinh trưởng còi cọc, ngọn cong queo, nếu xuất hiện nhiều ở thời kỳ xuất hiện nụ, nụ sẽ bị thui, ở thời kỳ ra hoa, hoa sẽ không nở được

hoặc dị dạng, ngoài bộ phận nụ, hoa chúng còn gây hại ở lá non, ngọn non và ở phía mặt dưới của lá bánh tẻ.

Sâu xanh là loài đa thực phá hoại trên nhiều loại cây trồng. Sâu xanh là đối tượng gây hại khá nguy hiểm. Sâu non ăn lá, nụ hoa. Trên lá non chúng ăn khuyết, trên nụ chúng đục nụ, ăn vào bên trong làm nụ dị dạng, vẹo hoa dẫn đến giảm năng suất và giá trị thẩm mỹ của hoa.

Bảng 3.7. Tình hình sâu bệnh gây hại trên các giống hoa cúc Sâu bệnh

Giống

Sâu vẽ

bùa xanhSâu khoangSâu Rệp trắngPhấn Đốm lá Gỉ sắt

CT1 - + - ++ - - - CT2 - - - ++ + - - CT3 - - - - + - - CT4 - - + ++ - - - CT5 - - - + - - - CT6 ++ - - - - - - CT7 - - - - ++ ++ - CT8 + - - + - - - CT9 + - - + + - - CT10 + - - - + - + CT11 + - - + - ++ - CT12 - - + - + - - CT13 + - - - - - - CT14 + - - + - + + CT15 + + - - - + - CT16 + + - - ++ - +

Ghi chú: (-) không gây hại, (+ ) gây hại nhẹ, (++) gây hại trung bình, (+++)

gây hại nặng

Theo dõi khả năng nhiễm sâu bệnh hại ở các giống cúc khác nhau thu được kết quả ở bảng 3.7.

Trong thời gian triển khai thí nghiệm chúng tôi thấy: có 5 loại sâu bệnh hại phổ biến trên các giống cúc như: sâu vẽ bùa, sâu xanh, sâu khoang, rệp xanh đen, phấn trắng, đốm lá, gỉ sắt. Qua bảng số liệu chúng tôi thấy thành phần sâu hại ở các giống cúc thí nghiệm đều ở mức nhẹ đến trung bình. Các loại sâu bệnh hại như:

Sâu vẽ bùa thường gây hại vào thời điểm cây con, lúc cây đang sinh trưởng phát triển về thân lá, sâu xanh thường phá lá non ngọn non, nụ và hoa, đục vào nụ, ăn rỗng nụ và hoa, di chuyển từ nụ này sang nụ khác, gây hại gần như các giống nhưng không đáng kể, gây hại nhiều nhất là ở giống thọ đỏ nhưng cũng chỉ ở mức độ trung bình (++). Rệp muội gây hại cả lúc cây con, cả khi cây đã phân hoá mầm hoa, làm hoa không nở được. Rệp gây hại ở giống: Phan tím, Mai vàng, Tím lồi phá hại mức trung bình.

Riêng về bệnh hại hoa cúc chủ yếu do nấm gây ra như bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng, gỉ sắt.

Bệnh đốm lá dạng hình tròn hoặc bất định, màu nâu nhạt hoặc nâu đen nằm rải rác ở mép lá, dọc gân lá hoặc ở giữa gân lá, bệnh phấn trắng dạng bột phấn màu trắng xám hình bất định, mặt dưới lá mô bệnh chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh hại lá là chủ yếu, ngoài ra còn hại cả thân cành, nụ hoa làm lá rụng sớm. Gây hại hầu như ở mức độ nhẹ đến trung bình như giống Đỏ nhung, Tuyết trắng. Bệnh gỉ sắt có dạng ổ nổi màu da cam hoặc màu nâu gỉ sắt, hình thái bất định thường xuất hiện ở hai mặt lá..nhưng qua điều tra, quan sát thì các loại sâu bệnh hại chưa phát triển nhiều trong giai đoạn nghiên cứu.

Cây hoa cúc là đối tượng của nhiều loại sâu hại khác nhau. Tuy nhiên, theo dõi tình hình sâu hại qua các thời kì sinh trưởng chúng tôi thấy rằng ở các giống hoa cúc chủ yếu bị rệp xanh đen, sâu vẽ bùa, bệnh phấn trắng gây hại.

Đây là một trong những nhân tố chi phối năng suất, chất lượng, thẩm mỹ của hoa, với vai trò quan trọng nói trên thì việc phòng trừ sâu bệnh hại hoa cúc là rất cần thiết nhằm mục đích chính là nâng cao năng suất, chất lượng. Công tác phòng

trừ sâu bệnh hại sẽ đạt hiệu quả cao khi chúng ta xác định đúng các loại sâu bệnh và có biện pháp phòng trừ thích hợp.

Trên cơ sở theo dõi thành phần sâu hại của các giống cúc thí nghiệm và mức độ chống chịu của các giống thí nghiệm. Chúng tôi thấy có những giống chống chịu tốt như: Pháp, Phấn hồng, Ánh tím, Ánh bạc, Chi đỏ, Pha lê vàng.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số giống hoa cúc tại nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 58 - 61)