Chất lượng hoa và thị hiếu người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Khảo sát một số giống hoa cúc tại nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 62 - 64)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3.2. Chất lượng hoa và thị hiếu người tiêu dùng

Mỗi quốc gia có một phong tục tập quán khác nhau, vì vậy quan niệm về hoa không giống nhau cũng không có gì lạ. Như ta đã biết, người Hy Lạp chọn hoa hồng tiêu biểu cho tình yêu, thì người Ai Cập chọn hoa sen, người Trung Hoa chọn hoa mẫu đơn, riêng người Nhật chọn hoa cúc và với hoa cúc người ta còn thi vị hóa cho mỗi màu có tiếng nói riêng như:

Cúc xanh: thủy chung mãi mãi

Cúc vàng: hạnh phúc chiếu sáng vĩnh cửu.

Cúc đỏ: duyên gặp gỡ của chúng ta thiêng liêng, hạnh phúc của chúng ta tràn đầy phước hạnh.

Hoa cúc là một loại hoa đầy màu sắc, đa dáng và đa cỡ. Màu có từ trắng, vàng, đỏ, xanh, tím, hồng...và đôi khi hai màu ở một bông nghĩa là mặt trên và mặt dưới có màu khác nhau. Cỡ hoa có loại nhỏ khoảng 1cm cho đến loại lớn 25cm.

Từ một trong những lý do trên mà người tiêu dùng cũng có sự lựa chọn khác nhau theo sở thích và mục tiêu sử dụng.

Qua kết quả ở Bảng 3.9 ta có:

Độ bền hoa: Hoa cúc được nhiều người tiêu dùng đặc biệt ưa thích tính bền lâu của hoa. Tuy các giống khác nhau trong điều kiện ngoại cảnh khác nhau thì độ bền hoa khác nhau.

Trong vụ đông 2011: điều kiện ngoại cảnh ở giai đoạn nở hoa thích hợp nên độ bền hoa cao.

Độ bền cắm lọ là một chỉ tiêu quan trọng đối với giống hoa cắt cành, giống Pháp, Phấn hồng bền nhất 12÷14 ngày sau khi cắm lọ thì hoa tàn, 4 giống Đỏ nhung, Tuyết trắng, Chi trắng, Chi xanh là kém bền. Độ bền tự nhiên là chỉ tiêu để chọn giống hoa chậu, hầu hết các giống cúc đều có độ bền cao, 3 giống cao là giống Pháp, Phấn hồng, Ánh tím dao động 15÷17.

Độ bền hoa là chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn sản xuất và kinh doanh hoa thương mại. Biết được độ bền hoa cắt và độ bền hoa tự nhiên, người sản xuất có kế hoạch trồng và thu hoạch hoa phù hợp cho từng thời vụ, đảm bảo hoa thu hoạch đúng thời gian, chất lượng tốt, người kinh doanh có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hợp lý, hạn chế hư hỏng thất thoát, vì thế hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn. Ngoài ra, độ bền hoa cắt còn là yếu tố góp phần làm tăng thị hiếu của người tiêu dùng.

Bảng 3.9. Chất lượng hoa và thị hiếu người tiêu dùng về các giống cúc khác nhau

STT Giống Chất lượng hoa

Độ bền cắm lọ Độ bền tự nhiên (ngày) 1 CT1 10÷12 14÷16 Thích ít 2 CT2 10÷12 13÷15 Thích 3 CT3 12÷14 15÷17 Thích 4 CT4 10÷13 13÷15 Thích 5 CT5 12÷14 15÷17 Trung bình 6 CT6 08÷10 12÷14 Thích ít 7 CT7 07÷09 11÷13 Thích ít 8 CT8 10÷12 14÷17 Thích 9 CT9 10÷12 13÷16 Trung bình 10 CT10 11÷12 12÷15 Thích 11 CT11 07÷09 10÷13 Thích ít 12 CT12 11÷13 12÷16 Rất thích 13 CT13 10÷12 12÷15 Thích ít 14 CT14 08÷10 12÷14 Thích ít 15 CT15 07÷09 10÷13 Thích ít 16 CT16 07÷08 08 ÷11 Không thích

Qua quá trình khảo sát, đánh giá người tiêu dùng thì có sự đánh giá các mức khác nhau như: không thích, thích ít, thích trung bình, thích, rất thích ta có các giống pháp, tím lồi, ánh tím, chi đỏ, pha lê vàng là được người tiêu dùng đều thích, ưa chuộng về mẫu mã đẹp, bắt mắt phù hợp với mục tiêu sử dụng của người dân và cũng được đánh giá cao về khả năng sinh trưởng mạnh và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn trong 16 giống Cúc. Đối với giống Pha lê vàng thì được người dùng lựa chọn nhiều nhất và đánh giá là rất thích. Bên cạnh đó các giống còn lại là thích trung bình và thích ít và không thích như giống và Chi xanh. Những giống được người tiêu dùng đánh giá thì sức mua rất mạnh.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số giống hoa cúc tại nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w