KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Khảo sát một số giống hoa cúc tại nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 67 - 70)

4.1. Kết luận

(1) Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số tính trạng nông học

* Đặc điểm về hình thái: các giống cúc nghiên cứu rất phong phú và đa dạng về hình dạng và màu sắc thân, lá, hoa mang đặc trưng di truyền của giống đó:

* Đặc điểm sinh trưởng:

- Chiều cao cây cuối cùng biến động từ 39,31- 78,01 cm. Các giống cúc khác nhau thời gian sinh trưởng của các giống dao động từ 89- 109 ngày.

- Đường kính thân giao động trong khoảng 0,5428- 0,6516 cm, cây có đường kính thân cuối cùng lớn khả năng chống đổ cao.

- Các giống khác nhau cho số lá trên cây là khác nhau và biến động từ 19,7 đến 30,8 lá. Số lá trên cây chủ yếu phụ thuộc vào giống.

* Đặc điểm ra hoa:

- Số hoa nở trên cây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hoa, số hoa nở cao thì tỷ lệ hoa hữu hiệu cao.

- Số cánh hoa ngoài sự chi phối của đặc điểm di truyền và chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh: giống ít cánh dao động từ 30,6- 50,7 cánh/ bông. Những giống nhiều cánh thì dao động từ 140,2- 360,1 cánh/ bông.

- Đường kính hoa các giống tương đối nhỏ vì hầu hết đều là giống hoa để chùm và có sự biến động từ 2,34- 10,57cm. Màu sắc hoa trong 16 giống khảo sát cũng rất đa dạng.

(2) Khả năng nhiễm sâu bệnh

Trong thời gian triển khai thí nghiệm chúng tôi thấy: có 5 loại sâu bệnh hại phổ biến trên các giống cúc như: sâu vẽ bùa, sâu xanh, sâu khoang, rệp xanh đen, phấn trắng, đốm lá, gỉ sắt.

(3)

Các giống cúc khác nhau có sản lượng khác nhau và sản lượng cũng phụ thuộc điều kiện tự nhiên, chế độ chăm sóc. Thí nghiệm hoa cúc được thực hiện trong điều kiện nhà lưới nên ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên cũng được hạn chế sản lượng thu được cũng tương đối cao dao động từ 218- 233 cây.

Hoa cúc được nhiều người tiêu dùng đặc biệt ưa thích tính bền lâu của hoa. Độ bền tự nhiên là chỉ tiêu để chọn giống hoa chậu, hầu hết các giống cúc đều có độ bền cao, 3 giống cao là giống Pháp, Phấn hồng, Ánh tím dao động 15÷17 (ngày).

(4)

Hiệu quả kinh tế

Kết quả hạch toán kinh tế của 16 giống đến hiệu quả kinh tế cho chúng ta thấy, cùng một mức chi phí: [ giống, thuốc trừ sâu bệnh, vật tư phân bón, tiền điện, công lao động…] thì giống Chi xanh cho tổng thu/1 sào là nhỏ nhất đạt 23.800.000 với lợi nhuận là 9.406.000. Tại công thức IV giống Tím lồi cho tổng thu là lớn nhất đạt 27.300.000, lợi nhuận đạt 12.906.000.

Như vậy qua quá trình tiến hành thí nghiệm "Khảo sát một số giống hoa

cúc (Chrysanthemum sp.) có triển vọng tại Nghệ An", qua khảo sát, đánh giá về

đặc điểm hình thái, tăng trưởng của các giống, nghiên cứu khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng và sự nhận xét, đánh giá sở thích người tiêu dùng về các bước đầu đưa ra kết luận: Trong số 16 giống hoa cúc dùng làm thí nghiệm, có 7 giống hoa cúc là Pháp, tím lồi, phấn hồng, ánh tím, ánh bạc, chi đỏ, pha lê vàng được đánh giá là vượt trội trong điều kiện nhà lưới ở Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung bộ về các mặt có Thân mập, khoẻ; Lá màu xanh đậm - có khả năng quang hợp tốt. Phiến lá dày, răng cưa ít và thưa - có khả năng chịu đựng tốt với yếu tố ngoại cảnh khắc nghiệt. Các giống đều có thể trồng cắt cành và hoa chậu và những giống này có hoa đẹp, lạ và mang nhiều đặc tính có triển vọng.

4.2. Kiến nghị

Do thời gian nghiên cứu có hạn với một số giống trong điều kiện nhà lưới nên ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên cũng được hạn chế. Để có thể chọn lọc được một số giống hoa cúc sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với vùng sinh thái Nghệ An nói riêng và vùng BTB nói chung thì cần tiếp tục tiến hành thí nghiệm trên nhiều giống Cúc, ở nhiều thời vụ khác nhau để đánh giá một cách chính xác.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số giống hoa cúc tại nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 67 - 70)