Hiệu quả kinh tế của các giống cúc

Một phần của tài liệu Khảo sát một số giống hoa cúc tại nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 64 - 67)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4.Hiệu quả kinh tế của các giống cúc

Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu mà người sản xuất quan tâm nhất và đó cũng là

cơ sở cho tính khả thi và tính bền vững của các biện pháp kỹ thuật trong thực tế sản xuất. Hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào năng suất, chất lượng hoa, chi phí đầu tư và giá trị thương phẩm. Sản lượng hoa cao chưa hẳn đã cho thu nhập cao mà nó còn phụ thuộc giá trị hoa thương phẩm. Trong nghiên cứu này, hiệu quả kinh tế của các giống cúc khác nhau được trình bày cụ thể bảng 3.10:

Kết quả hạch toán kinh tế của 16 giống đến hiệu quả kinh tế cho chúng ta thấy, cùng một mức chi phí: [giống, thuốc trừ sâu bệnh, vật tư phân bón, tiền điện, công lao động…] thì giống chi xanh cho tổng thu/1 sào là nhỏ nhất đạt 23.800.000 với lợi nhuận là 9.406.000. Tại công thức IV giống tím lồi cho tổng thu là lớn nhất đạt 27.300.000, lợi nhuận đạt 12.906.000.

Như vậy, qua kết quả trên ta thấy trong thực tiễn sản xuất cúc tại Nghệ An để đạt hiệu quả kinh tế là cao nhất và đảm bảo cần chọn ra những giống thích hợp với điều kiện và sự thu hút khách hàng.

Ghi chú: Hạch toán kinh tế trên một sào (500 m2)/1 vụ (mật độ trồng 25cây/m2). Tổng chi gồm các chi phí vật tư, phân bón, điện, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động.

Hiệu quả kinh tế = tổng thu - tổng chi (giá hạch toán là giá nhập tại thị trường Vinh).

Bảng 3.10. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống cúc ST T Giống Cây thu được Phần thu (1000 đ)

Loại 1 Loại 2 Loại 3 Tổng

1 CT1 11.300 17.875 7.300 750 25.925 14.394 11.531 2 CT2 10.900 18.500 6.500 375 25.375 14.394 10.981 3 CT3 11.250 20.125 6.000 300 26.425 14.394 12.031 4 CT4 11.650 21.125 5.500 675 27.300 14.394 12.906 5 CT5 11.200 19.875 5.700 600 26.175 14.394 11.781 6 CT6 11.100 16.625 8.200 525 25.350 14.394 10.956 7 CT7 11.150 17.000 7.900 600 25.500 14.394 11.106 8 CT8 11.450 20.700 5.800 405 26.905 14.394 12.511 9 CT9 11.450 19.950 6.700 180 26.830 14.394 12.436 10 CT10 11.600 20.625 6.400 225 27.250 14.394 12.856 11 CT11 11.000 16.875 7.800 525 25.200 14.394 10.806 12 CT12 11.550 21.875 4.800 600 27.275 14.394 12.881 13 CT13 11.050 18.750 6.300 600 25.650 14.394 11.256 14 CT14 10.950 16.500 8.100 450 25.050 14.394 10.656 15 CT15 11.250 16.625 8.200 750 25.575 14.394 11.181 16 CT16 11.000 10.625 12.200 975 23.800 14.394 9.406

Ghi chú: Giá bán hoa :

Loại 1: 2.500 đ/cây; Loại 2: 2.000 đ/cây; Loại3: 1.500 đ/cây

Qua bảng 3.10 ta thấy kết quả thu được của các giống hoa cúc khác nhau về năng suất và hiệu quả kinh tế đã chứng minh được ưu điểm của những giống mới: có năng suất cao hơn, chống chịu với sâu bệnh tốt hơn. Từ kết quả trên cho ta thấy điều kiện sinh thái ở Nghệ Ạn nói riêng và Bắc Trung Bộ nói chung những giống cúc thu thập này thích ứng tốt thu được thành quả nhất định. Tuy nhiên bên cạnh những giống có đặc điểm sinh trưởng tốt thì cũng có kỹ thuật phù hợp. Qua thí nghiệm ta thấy giống Cúc như: Tím lồi, Pha lê vàng, Chi đỏ được đánh giá là vượt trội hơn về hiệu quả kinh tế.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Khảo sát một số giống hoa cúc tại nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 64 - 67)