KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các giống cúc 1 Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống cúc
3.1.3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống cúc
Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống cúc (đv: cm)
CT1 12,13 23,10 34,39 45,48 59,38 60,18 63,05 CT2 8,00 15,45 19,80 27,54 41,60 42,40 46,23 CT3 9,88 15,34 20,24 31,76 42,66 43,46 46,18 CT4 9,40 14,93 22,88 38,82 52,23 53,03 57,25 CT5 10,24 18,42 29,2 47,71 58,94 59,74 62,05 CT6 9,25 17,25 24,63 37,63 46,31 47,11 49,14 CT7 9,67 15,67 24,33 41,38 51,98 52,78 55,00 CT8 19,33 27,33 39,73 60,03 73,43 74,23 78,01 CT9 14,28 23,28 33,37 49,32 55,39 56,19 58,82 CT10 13,22 23,72 34,66 43,35 47,55 48,35 49,97 CT11 9,41 16,89 24,92 29,70 36,68 37,48 39,31 CT12 14,11 25,61 33,91 45,32 46,03 46,84 49,11 CT13 10,66 20,15 29,73 38,72 42,72 43,51 45,28 CT14 13,97 22,47 35,96 40,47 56,08 56,87 57,67 CT15 14,23 25,22 41,07 47,78 57,80 58,58 59,38 CT16 13,77 23,77 31,68 38,47 42,11 42,90 44,79
Chiều cao cây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển và sản lượng hoa cúc. Đó là bộ phận trung gian để vận chuyển vật chất từ rễ lên lá và các
sản phẩm do lá đồng hoá được xuống rễ, đến các bộ phận khác trên thân: lá , nụ, hoa… Thân chính sinh trưởng và phát triển tốt, khỏe mạnh là tiền đề cho các bộ phận khác phát triển.
Chiều cao cây chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Ngoài yếu tố di truyền, thời vụ chiều cao cây còn chịu ảnh hưởng của chế độ bón phân. Vì vậy nếu có chế độ chăm sóc, bón phân hợp lí, thân cây sẽ đạt chiều cao tối ưu, góp phần làm tăng chất lượng và năng suất hoa.
Cúc là cây thân thảo nhỏ, giòn, dễ gãy vì thế nếu chiều cao thân quá cao sẽ ảnh hưởng đến giá trị thương mại và thẩm mỹ. Thân quá cao làm cây dễ bị cong queo hoặc gây đổ làm giảm chất lượng của hoa. Tuy nhiên, thân thấp sẽ khó khăn khi tiêu thụ trên thị trường làm hoa cắt vì khi làm hoa cắt cành, cành hoa ngắn không đủ tiêu chuẩn nên hiệu quả kinh tế thấp. Do đó thân cây sinh trưởng, phát triển tốt đạt chiều cao tối ưu của giống có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng năng suất và chất lượng hoa sau này.
Hình 3.1. Sự tăng trưởng chiều cao cây của các giống hoa cúc
Qua việc theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống hoa cúc thu được kết quả ở bảng 3.3 và được biểu diễn ở đồ thị 3.1 ta thấy:
Tốc độ sinh trưởng, phát triển của chiều cao cây có sự khác nhau giữa các thời kỳ: Thời kỳ cây con tăng trưởng chậm, sau 20 ngày cây bắt đầu phát triển mạnh, đạt tối đa lúc cây xuất hiện nụ, từ nụ chuyển màu đến nở hoa chiều cao phát triển chậm và ổn định.
* Sự sinh trưởng chiều cao cây giai đoạn 20 – 30 ngày sau trồng
Đây là thời kì đầu của sinh trưởng, cây cúc chuyển từ vườn ươm sang vườn sản xuất bộ rễ cây vừa ổn định. Do vậy giống, phân bón chưa có ảnh hưởng lớn tới tốc độ tăng trưởng chiều cao cây.
* Sự sinh trưởng chiều cao cây giai đoạn 30 – 50 ngày sau trồng: Đây là thời tăng trưởng trục thân, nên chiều cao cây bắt đầu tăng trưởng mạnh, nhưng tăng trưởng mạnh nhất là giai đoạn 40 - 50 ngày, giai đoạn này cây đột phá về chiều cao và bắt đầu phân hóa mầm hoa. Nếu giai đoạn này không bón đầy đủ chất dinh dưỡng, chăm sóc cây sẽ không sinh trưởng phát triển sinh trưởng được, ảnh hưởng đến chất lượng hoa sau này.
* Sự sinh trưởng chiều cao cây giai đoạn 50 – 60 ngày sau trồng: tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tăng bình thường xu hướng giảm dần không tăng nhanh như giai đoạn 30- 50 ngày.
* Sự sinh trưởng chiều cao cây giai đoạn 60 – 70 ngày sau trồng: Giai đoạn này tốc độ chiều cao cây chậm hơn và dần ổn định.
Sự tác động cụ thể của các giống hoa cúc khác nhau đến chiều cao cây cuối cùng được trình bày cụ thể trong bảng: Các giống khác nhau có ảnh hưởng đến chiều cao cây cuối cùng của các giống cúc. Kết quả thực nghiệm cho thấy, chiều cao cây biến động từ 39,31- 78,01 cm. Ta thấy giống Ánh tím có chiều cao cây cuối cùng lớn nhất là 78,01 cm, tiếp theo đó là Phan Tím đạt 63,05 cm. Giống có chiều cao cây cuối cùng thấp nhất là Tuyết trắng 39,31 cm, Chi xanh cũng có chiều cao cây thấp.
Qua bảng 3.3 cũng cho thấy: các giống hoa cúc khác nhau có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao cây cuối cùng của giống cúc. Tùy theo địa điểm trồng mà ta chọn những giống cho phù hợp: những giống có chiều cao cây cao thì nên trồng
những nơi thấp hơn giống cây thấp. Tuỳ theo các mục đích sử dụng khác nhau mà yêu cầu độ cao của cây cũng khác nhau, vì vậy khống chế chiều cao cây cũng là một biện pháp kĩ thuật không thể thiếu đối với hoa cúc. Chiều cao cây do yếu tố di truyền của giống và điều kiện thâm canh chăm sóc quyết định. Thời gian sinh trưởng dài, ngắn ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao cây. Trong thời gian sinh trưởng dinh dưỡng với điều kiện thích hợp mỗi tuần có thể tăng 2 – 4 đốt, với giống sinh trưởng nhanh có thể dài thêm 6 – 13cm. Vì vậy điều chỉnh thời gian cắm cành, thời vụ trồng rút ngắn độ dài thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng là biện pháp khống chế chiều cao đơn giản, nhanh nhạy nhất. Ngoài ra ánh sáng, nhiệt độ, nước, phân bón cũng ảnh hưởng đến chiều cao cây.
Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây nhằm đánh giá sự sinh trưởng của các giống cúc, từ đó có những biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp.