Nghệ thuật sử dụng đối thoại và độc thoại

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử nguyễn xuân khánh ( qua hai tác phẩm hồ quý ly và mẫu thượng ngàn) (Trang 89 - 92)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

3.3.2.Nghệ thuật sử dụng đối thoại và độc thoại

Đối thoại là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa các nhân vật trong tác phẩm, thể hiện các đặc điểm tính cách thông qua những mối quan hệ trực tiếp.

Trong hai tác phẩm nhà văn duy trì các hình thức đối thoại sau: Đối thoại giữa nhân vật – nhân vật

Đối thoại giữa ngời kể chuyện - độc giả ẩn tàng Đối thoại nhân vật - độc giả ẩn tàng

Đối thoại giữa nhân vật – nhân vật là hình thức đối thoại phổ biến trong tác phẩm tự sự. Nguyễn Xuân Khánh tạo cho nhân vật một môi trờng va chạm bởi nhiều mối quan hệ. Thông qua các cuộc đối thoại với nhau, nhân vật thể hiện tính cách, suy nghĩ và quan niệm, t tởng của mình. ở Hồ Quý Ly đối thoại nhân vật còn xuất hiện với hình thức đối thoại đám đông, theo kiểu hô ứng, thậm chí là dới dạng những tin đồn: “ Vậy năm nay là năm gì mà ông vua già Trần Nghệ Tông lại sai quan t tế chuẩn bị khám

soát cả chuông thần và trống thần. Tự đặt câu hỏi vậy thôi, chứ thực ra dân Thăng Long đã tự biết câu trả lời....[40,15]. Kiểu hội thoại này tồn tại khá nhiều tạo ra tính đa âm cho tác phẩm, mặt khác gợi không khí mang tính sử thi, một “bè trầm” làm nền cho cốt truyện.

Trong tác phẩm Hồ Quý Ly không cần thì đối thoại đã phải nhờng chỗ cho độc thoại nội tâm. So với những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử trớc đây thì cha bao giờ các nhân vật lại hay tự chất vấn, dằn vặt, tự bộc bạch bản thân mình nhiều nh thế. Các đoạn độc thoại nội tâm ở tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh đậm đặc hơn bất kỳ một sáng tác cùng thể loại ra đời trớc đó. Có thể khẳng định rằng: Nguyễn Xuân Khánh đã mở đầu cho khuynh hớng: Tiểu thuyết lịch sử lấy độc thoại nội tâm làm cơ sở để khắc hoạ tâm lý nhân vật. Ông đã chứng tỏ đợc tài năng của mình trên bình diện ngôn từ độc thoại nội tâm đầy quyến rũ song thực không dễ điều khiển. Những đoạn độc thoại nội tâm ngắn, dài xen kẽ và thờng xuất hiện ở những thời điểm có tính chất bớc ngoặt của cuộc đời nhân vật. Trong tiểu thuyết của mình Nguyễn Xuân Khánh sử dụng nhiều dạng độc thoại nội tâm hết sức phong phú và linh hoạt. Có khi độc thoại nội tâm mang tính chât đối thoại. Nhân vật trò chuyện với chính mình, với một con ngời thứ hai – con ngời phân thân của mình. Trớc khi chết, Trần Nghệ Hoàng mới nhận ra một điều hệ trọng ghê gớm: chính bản thân ông là ngời đỡ đầu ra cả hai phe phái cách tân và bảo thủ trong triều đình. Chính ông là ngời đỡ đầu cho những cải cách của Hồ Quý Ly, lại cũng vẫn chính ông là ngời muốn kéo dài đến vô tận cơ nghiệp nhà Trần, mặc dầu ông biết điều đó không thực tế. Mâu thuẫn đến thế, giằng xé đến thế, vậy mà ông lại muốn ra đi một cách thanh thản, nhẹ nhàng. Trong tâm tởng ông chợt có một tiếng ai

“ngời đã làm đổ vỡ cơ nghiệp nhà Trần” “Không! chẳng phải tại tôi. Đó là vận nớc!” “Tội lỗi do ngời quá nhân từ”

“Sách chẳng nói chữ “nhân” là cái đức đầu tiên của ông Vua sáng đó sao” [40,169].

Chính nghệ thuật đồng hiện cả hai con ngời trong cùng một cá thể, tự đấu tranh với nhau quyết liệt ấy đã thể hiện rõ khối mâu thuẫn giằng xé giữa hai t tởng đối lập nhau trong nội tâm nhân vật.

Đối thoại ngời kể chuyện - độc giả ẩn tàng đợc thể hiện ngay trong những phần bình luận, trữ tình ngoại đề của tác phẩm. Chúng tôi đã có dẫn ra ở phần trên một số ví dụ thể hiện sự tham gia của ngời kể chuyện vào tác phẩm với t cách định hớng độc giả, thể hiện khuynh hớng tiếp cận của mình. Chúng ta dễ nhận ra dấu hiệu của hình thức đối thoại này thông qua những lời nói mà không rõ ngời phát ngôn và không rõ đối tợng hớng tới là ai. Ví dụ ở những đoạn văn giới thiệu về làng Cổ Đình: “Làng Cổ Đình lở phía chân đồi, làng phát triển theo thế xà.... cái thế ấy quý lắm....ngời ta bảo có nhìn ra đờng làm ăn mới vợng...”[41,166]. Đấy là đối thoại của ngời kể chuyện 1, hớng tới bạn độc giả trừu tợng. Đối thoại này thờng xen kẽ trong các chơng truyện, không đợc báo trớc, nhng vẫn không làm đứt mạch truyện mà tạo đợc sự thoải mái trong tiếp cận đối với ngời đọc.

Đối thoại giữa nhân vật với độc giả trừu tợng. Hình thức này thể hiện rất rõ trong các chơng tác giả để nhân vật tự kể về mình. ở Hồ Quý Ly, trong chơng 2 tác giả để cho Hồ Nguyên Trừng nói: “Tôi là Lê Nguyên Trừng hay nói cho đúng hơn tôi là Hồ Nguyên Trừng...” [40,51]. Hay trong Mẫu Thợng Ngàn chơng 11 “Bà Ba Váy kể chuyện”: “Tôi là con ông Thần Rừng...”[41,521]. Ngoài các chơng tự thuật này, có nhiều chỗ tác giả để cho nhân vật đối thoại với một độc giả vô hình. Đây là lời của Trịnh Huyền: “Có ai đã thấy một đám ma trên cánh đồng Chiêm vào mùa ma tầm tã ch- a?... Có ai đã mục kích những con ngời sống ngâm da chết ngâm xơng, khóc than rầu rĩ, tiễn đa nhau đến chỗ thiên thu cách biệt cha?”. Mặc dù về hình thức là đối thoại hớng tới đám đông độc giả nhng thực chất những lời nói ấy không cần hồi âm. Kiểu đối thoại này tơng tự nh hình thức diễn trên sân khấu, bảo là nói chuyện với độc giả nhng thực ra là độc diễn.

Song song cùng với việc sử dụng các kiểu đối thoại để khắc hoạ nhân vật, nhà văn cũng đa vào tác phẩm rất nhiều các độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm là “Lời

phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện quá trình tâm lý nội tâm. Mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con ngời trong dòng chảy trực tiếp của nó” [40,108]. Hầu hết các nhân vật trong cả hai tác phẩm đều đã từng độc thoại nội tâm (kể cả những nhân vật phụ). Điều đặc biệt là dù cho nhiều nhân vật độc thoại nhng tác giả vẫn duy trì đợc sự liên thông của mạch truyện, không biến tác phẩm thành những mảnh ghép rời rạc. Các nhân vật trong tác phẩm Hồ Quý Ly từ Hồ Quý Ly đến Sử Văn Hoa, Trần Khát Chân và cả nho sĩ Phạm Sinh... mỗi nhân vật là một khối cô đơn lớn, họ th- ờng đối diện với chính mình để tìm câu trả lời cho những câu hỏi của cuộc đời và số phận nhng vẫn bế tắc. Khi độc thoại nội tâm đợc duy trì liên tục và các mối liên hệ khách quan với môi trờng thực tại khó bề khôi phục lại thì nó biến thành “dòng ý thức”. Và trên thực tế trong tác phẩm này dòng ý thức đã tồn tại trong chính các nhân vật nh Nguyên Trừng và Quý Ly – những con ngời bề ngoài tởng là rất thấp thế nhng thực chất họ là các cá thể đơn độc, không tìm đợc sự đơn điệu trong chính cuộc sống đang diễn ra dù họ là những kẻ làm chủ cuộc sống đó. Đấy là bi kịch của một con ngời hiểu rõ chính mình!

Đối thoại và độc thoại là hai hình thức giao tiếp của nhân vật để đi tìm câu trả lời: mình là ai? Nguyễn Xuân Khánh thờng lồng hai hình thức này lại với nhau: Tức là nhiều lúc nhân vật đối thoại với ngời khác rồi lại chìm vào trong những suy nghĩ riêng của mình, khiến ngời đọc nh bị cuốn vào những dòng chảy của ý thức nhiều hơn là các sự kiện. Sử dụng sự kết hợp này khiến cho những câu chuyện lịch sử không còn tồn tại là những yếu tố khách quan mà đợc nhìn nhận một cách chủ quan, lịch sử đợc kéo lại gần với hiện tại là bởi thế.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử nguyễn xuân khánh ( qua hai tác phẩm hồ quý ly và mẫu thượng ngàn) (Trang 89 - 92)