Tái hiện và có cái nhìn mới mang tính khách quan đối với bản thân lịch sử

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử nguyễn xuân khánh ( qua hai tác phẩm hồ quý ly và mẫu thượng ngàn) (Trang 69)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.3.1.Tái hiện và có cái nhìn mới mang tính khách quan đối với bản thân lịch sử

Trớc hết khi sử dụng chất liệu lịch sử, mục đích của nhà văn chính là muốn tái hiện lại một giai đoạn lịch sử cụ thể. ở Hồ Quý Ly là những năm cuối của triều đại nhà Trần, khi mà những dấu hiệu của sự mục ruỗng bắt đầu đợc hiện hữu. Đó là một giai đoạn đầy những biến động: Chiến tranh chống Chiêm Thanh, chống giặc loạn trong nớc (Phạm S Ôn), những đời vua kế tiếp nhau: ngời thì hèn yếu, ngời thì bảo thủ, ngời thì chết trận, ngời thì đi tu..., nhân dân khổ cực, tri thức bất lực không biết đi về đâu. Giữa lúc hỗn loạn ấy những t tởng cải cách của Hồ Quý Ly bớc đầu đợc thực thi khiến cho mâu thuẫn trong nội bộ xã hội càng thêm rối ren, không nút gỡ. Lúc này ngời muốn lãnh đạo, muốn kẻ khác phải nghe mình chỉ còn cách tiêu diệt tận gốc những kẻ đối lập. Vụ thảm sát năm 1399 là một kết cục bi thảm nhng không thể tránh. Nhà văn đã dựng

dậy trớc mắt ngời đọc hiện thực của một thời kỳ lịch sử đầy sóng gió của dân tộc. Xét về phơng diện này tác phẩm giống nh một nguồn t liệu có giá trị.

Viết Sông Côn mùa lũ Nguyễn Mộng Giác cũng từng nhận xét: “ Một cuốn tiểu thuyết lịch sử khi minh hoạ lịch sử, từ đầu chí cuối chỉ toàn các vua quan đi ra đi vào, âm mu hãm hại nhau tranh giành quyền lực, còn đời sống ngời dân thế nào, biến cố lịch sử ảnh hởng đến ngời dân ra sao tác giả không quan tâm, cho cuốn sách đó không phải là tiểu thuyết đúng nghĩa” [29.1460]. Đó là trăn trở của một cá nhân nhng cũng là tiếng nói chung của hậu thế muốn tìm hiểu về qúa khứ. Dĩ nhiên có thể nhận xét rằng lịch sử luôn đợc nhìn nhận với con mắt của ngời đơng đại, bằng suy nghĩ của ngời đơng đại sẽ phải mang màu sắc của ngời đơng đại. Nhân vật Nguyễn Huệ trong lịch sử nổi bật với tài năng của lịch sử, là anh hùng chống ngoại xâm của dân tộc ta. Trong trang viết của Nguyễn Mộng Giác, vẫn nguyên là con ngời xuất chúng ấy nhng dờng nh nó nguyên vẹn hơn. Nguyễn Huệ vừa là nhân vật lịch sử, vừa là con ngời của thế sự. Và chủ đạo của nhà văn là để làm sao cả yếu tố lịch sử lẫn yếu tố thế sự hoà lẫn vào nhau.

Trong Mẫu Thợng Ngàn tác giả tái hiện lại hiện thực đất nớc giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX: Pháp đánh chiếm Hà Nội lần hai, xây dựng nhà thơ lớn, tìm mọi cách để áp đặt chế độ chính trị và nền văn hoá chính quốc lên đất nớc ta. Chúng sử dụng thiên chúa giáo làm công cụ chính trị, mê hoặc nhân dân để dễ bề cai trị. Những gơng anh hùng cứu nớc nh Hoàng Diệu, nh đội quân Cờ Đen đã chiến đấu đến giấy phút cuối cùng, không đầu hàng kẻ thù, chứng tỏ một tinh thần bất khuất, quyết tâm giành lại đất nớc, bảo về nền độc lập dân tộc. Mặt khác những ngời dân nơi các làng quê cũng chiến đấu bằng sức mạnh tinh thần để giữ gìn nền văn hoá bản địa, những bản sắc đã theo họ suốt cả cuộc đời, họ quay về với Đạo Mẫu – một tín ngỡng thuần Việt để chứng tỏ sự trờng tồn của một nền văn hoá không bao giờ mất đợc trong tiềm thức của ngời Việt Nam. Đấy là sức sống cội nguồn của dân tộc.

Trong cả hai tác phẩm, Nguyễn Xuân Khánh đã giành cho lịch sử một vị trí khá trang trọng. Tiếp xúc với những ánh sáng ấy trớc hết là ngời đọc đợc sống lại với những thời kỳ đã trôi qua. Mục đích đầu tiên của nhà văn chính là sự tái hiện.

Mục đích thứ hai khi dựng dậy một giai đoạn lịch sử đã qua, nhà văn để chúng ta nhìn lại một số vẫn đề của lịch sử một cách khách quan, đa chiều hơn. Lịch sử là những gì đã trôi qua nhng nó đã để lại những dấu hỏi cho ngời đời sau. Có những sự kiện mà ở mỗi thời đại ngời ta sẽ nhìn nhận theo một chiều hớng khác nhau. Với Hồ Quý Ly – một nhân vật khá “tai tiếng” trong lịch sử đã có nhiều ý kiến khác nhau: ngời chê có, ngời khen có. Vào thời đại ấy Quý Ly bị xem là kẻ “thoán nghịch”, kẻ độc ác, tàn nhẫn. Nhng qua những trang văn cuả Nguyễn Xuân Khánh ta có một cái nhìn đa chiều hơn về con ngời này: một bi kịch của con ngời có lý tởng lớn. Hiện thực những năm cuối đời Trần trong tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh đã mang dáng dấp của một tác phẩm hiện đại. Biểu hiện của nó là lần đầu tiên trong lịch sử, chính trị đã phát triển để chia theo các tập đoàn, phe phái. Nhà văn cũng đã tìm đợc điểm gặp giữa lịch sử thời ông chọn khai thác với xã hội bản thân ông đang sống. Đất nớc ta sau chủ trơng đổi mới của Đảng năm 1986 cũng đang có những bớc chuyển mình, tìm đờng đi để phát triển. Mợn đề tài qúa khứ là giai đoạn lịch sử cuối Trần để nói về xã hội hiện tạị. ở thời điểm lịch sử nào cũng vậy, đất nớc muốn vợt qua khủng hoảng phải thực hiện cải cách, muốn cải cách để đổi mới thì dĩ nhiên không thể có con đờng bằng phẳng. Từ xa tới nay những lúc xã hội có những thay đổi cực mạnh cũng là lúc nảy sinh những dòng t tởng khác nhau. Mà sự đấu tranh t tởng là cuộc đấu tranh khốc liệt nhất. Nhng điều nay cũng giống nh một chân lý, là con đờng đi không thể khác đợc. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh chọn giai đoạn đỉnh điểm nhất đã diễn ra cuộc chiến giữa các thế lực bảo thủ của tôn thất nhà Trần và những ngời chủ trơng canh tân. Phái bảo thủ bằng mọi cách duy trì, bảo vệ, củng cố thế lực kinh tế và quyền lực chính trị của mình. Họ không trừ một thủ đoạn nào kể cả việc mu toan giết hại những ngời có xu hớng cải cách, canh tân đất nớc. Còn những ngời đổi mới cực đoan cũng quyết tâm thể chế của nhà Trần, thiết lập một thể chế mới: quân chủ tập trung và quan liêu. Việc trớc tiên có ý nghĩa quyết định là phải loại bỏ đợc tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần ra khỏi bộ máy chính quyền. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt ấy. Nhân vật Hồ Quý Ly nổi lên với vai trò là nhân vật trung tâm, có một tầm vóc lớn, mang ý nghĩa quyết định sự phát triển lịch sử của dân tộc. Tác

giả tiểu thuyêt đã giành nhiều tâm huyết hay nói đùng hơn là nhân vật Hồ Quý Ly đã thể hiện rõ nét đồng điệu trong khát khao đổi mới của chính tác giả. ở Hồ Quý Ly ta thấy có những phẩm chất cần có của một ngời lãnh đạo: cả gan, táo bạo, kiên quyết. Nhà văn muốn độc giả có cái nhìn khách quan hơn về nhân vật, để thấy đợc rằng bên cạnh những sai lầm, Hồ Quý Ly cũng đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nớc, công cuộc cải cách của ông sau này đợc kế thừa và tiếp tục đổi mới bởi những nhà lãnh đạo khác. Sự đóng góp ấy có giá trị lâu dài.

Với Mẫu Thợng Ngàn cũng vậy! Ngoài việc tái hiện lại những sự kiện chính từ cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX của dân tộc, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh muốn ngời đọc nhìn một cách toàn diện về những tác động của lịch sử. Pháp chiếm Hà Nội, cỡng bức tôn giáo là sự xâm lợc về mặt biên giới lẫn tinh thần dân tộc nhng mặt khác cùng với quá trình xâm lợc đó là sự giao lu về mặt văn hoá giữa hai lãnh thổ; Chính trong qúa trình giao lu, bản sắc dân tộc càng nổi lên nh một giá trị trờng tồn. Những nhân vật trong tác phẩm đã cùng nhau giữ gìn bảo vệ những nét văn hoá truyền thống ấy, không có một sức mạnh nào có thể dập tắt. “Tác giả tỏ ra là ngời nắm chắc và có chủ ý riêng về những thứ bây giờ chúng ta đang quan tâm: cái gốc rễ, cái bản sắc, cái câu hỏi cho cả dân tộc đang ở đâu và đang đi về đâu nên văn của ông và câu chuyện ông kể thật hấp dân và đầy gợi ý. Đa vào bối cảnh câu chuyện đang kể, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nh muốn lý giải lịch sử cận đại và hiện đại của dân tộc ta. Những câu chuyện nh ẩn chứa câu hỏi: “ngoại xâm” hay giao lu văn hoá, tôn giáo và tín ngỡng hay cách nhìn nhận tâm linh con ngời trong những thế giằng xé của những kẻ có quyền có thế và những con ngời hiền nh đất chỉ biết có niềm tin và thờng là thua thiệt vì niềm tin... Thông qua nhân vật, có đào thải và trải nghiệm đớn đau. Không có kiến thức, dĩ nhiên không nên làm gì cả nhng ở đây có thê thấy rõ để viết nó tác giả đã có một vốn sống dày dặn, một trờng cảm xúc mạnh mẽ và bền bỉ” [89]

Một cái nhìn khách quan về lịch sử luôn là khát vọng của những ngời viết về lịch sử thời sau. Bởi khi xã hội tiến lên một bớc là khi con ngời có thêm một chỗ đứng mới, bao quát và toàn diện hơn, cũng là khi chúng ta có một độ lùi xa hơn để nhìn về quá

khứ. Mục đích của Nguyễn Xuân Khánh khi tái hiện lại hai thời kỳ lịch sử trong hai tác phẩm cũng vậy. Lịch sử không “cáo chung” mà luôn là một dấu hỏi lớn đặt ra cho những ngời đời sau!

2.3.2. Sử dụng lịch sử nh là một phơng tiện, một cái đinh treo t tởng”

Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất ý kiến cho rằng, lịch sử có thể là phơng tiện chứ không thể là cứu cánh trong sáng tạo nghệ thuật. Nói đơn giản có nghĩa là lịch sử trong tác phẩm văn học không chỉ là lịch sử nh nó vốn có, nhà văn làm nên sự khác biệt đối với nhà viết sử chính bằng sự sáng tạo về nghệ thuật và hệ thống quan điểm về t tởng riêng. Trong hai tác phẩm của mình, Nguyễn Xuân Khánh đã tạo đợc sự khác biệt!

Trớc hết ông mợn đề tài lịch sử để làm nổi bật các vấn đề về văn hoá và t tởng. Thông qua mối quan hệ, sự tác động của lịch sử đối với các bình diện hiện thực khác nh văn hoá, tôn giáo, tín ngỡng, tác giả đã soi chiếu vị trí của các yếu tố ấy một cách khách quan. Lịch sử không chỉ tác động đến các đời sống xã hội mà trong quá trình vận động của mình, nó kéo theo những sự biến đổi về văn hóa, t tởng. Hồ Quý Ly Mẫu Thợng Ngàn đều nhấn mạnh các giá trị văn hóa bản sắc của dân tộc trong hoàn cảnh đất nớc rối ren, biến động và đầy mâu thuẫn. Những sinh hoạt truyền thống, những thú chơi tao nhã, những lễ hội, cả tín ngỡng thờ Mẫu...tất cả đều là những món quà của dân tộc, của truyền thống gửi tặng các thế hệ sau. Nó sẽ mãi trờng tồn cùng thời gian, cùng lịch sử. Bên cạnh đó nhà văn cũng muốn nói lên quá trình tiếp biến văn hoá của dân tộc trong hành trình của lịch sử, với sự giao lu, tác động của các nền văn hoá khác nhau và các hệ t tởng khác nhau.

Nhà văn sử dụng lịch sử làm chất liệu để thể hiện và đánh giá mối quan hệ giữa cá nhân và lịch sử. Một cá nhân chỉ có thể làm nên lịch sử khi anh ta hiểu đợc bản chất của sự phát triển, hiểu đợc quy luật của thời đại đó. Mọi ý tởng chỉ có thể thực hiện đợc khi nó hội tụ các yếu tố về vật chất và con ngời thuận của nó. Nhng cao hơn cả đó là nhà văn muốn làm nổi bật quy luật phát triển của lịch sử. Hêgel từng nói đại ý rằng:

phải đặt nó trong mối quan hệ với hiện thực, thời đại. Lịch sử luôn vận động về phía tiến bộ và cũng luôn xem xét cải biên và vận dụng lại những hình thái cũ để xây dựng một xã hội hoàn toàn mới. Hồ Quý Ly đã qúa vội vàng và bảo thủ với đờng lối cải cách của mình trong khi hiện tại những gì thuộc về truyền thống vẫn đang tồn tại khá sâu sắc trong lòng nhân dân. Do vậy việc ông cô độc trên con đờng mình đang đi là điều dễ hiểu.

Một mục đích nữa là của hai cuốn tiểu thuyết chính là nối dài lịch sử theo chiều quá khứ – hiện tại – tơng lai. Thiết lập mối quan hệ qua lại, tác động giữa con ngời với lịch sử và với tiểu thuyết một cách bền chặt. Con ngời là chủ thể tạo ra lịch sử nhng đồng thời bị lịch sử ấy tác động lên và trở thành nạn nhân, có nghĩa là nạn nhân của chính mình. Nhìn dới góc độ này có thể nhận ra vấn đề văn hoá rõ nét. Lịch sử là những gì đã trôi qua nhng nhiệm vụ của nhà văn là không để cho nó “ngủ yên” trên những trang giấy, thông qua tác phẩm của mình nhà văn kéo lịch sử gắn với hiện tại, soi chiếu các vấn đề của hiện tại để từ đó định hớng các vấn đề của lịch sử trong tơng lai. Điều đó có nghĩa rằng lịch sử không tồn tại nh một t liệu mà nó tồn tại nh một giá trị, mà với mỗi thời đại sẽ khai thác giá trị đó dới những khía cạnh khác nhau “trong cuộc đổi đời, biết bao nhiêu con ngời bị cơn bão cuốn phăng, bị ném vào lửa không thơng xót” [40, 709].

Nguyễn Xuân Khánh hoàn toàn có ý thức khi lựa chọn lịch sử làm chất liệu, làm phơng tiện sáng tác của mình. Lịch sử là một phần chủ đề mà nhà văn muốn hớng tới nhng nó không phải là tất cả. Yếu tố lịch sử song hành cùng sự phát triển của cốt truyện tuỳ theo mức độ nhấn mạnh mà ở chỗ này hay chỗ kia có xuất hiện rõ ràng hay mờ nhạt. Tất cả đều nằm trong chủ ý nghệ thuật của nhà văn. Trong các tiểu thuyết này dù giữ đợc sự khách quan trong quá trình nhà văn phản ảnh các vấn đề của lịch sử dân tộc nhng vai trò của chủ thể của nhà văn rất quan trọng. ở những hình thức tiểu thuyết khác nhà văn có thể ẩn mình dài lâu sau các sự kiện, diễn biến của cốt truyện nhng ở thể loại tiểu thuyết này nhà văn trớc sau cũng sẽ xuất hiện với t cách là ngời định hớng tiếp nhận thông qua những dòng bình luận hay một nhân vật phát ngôn nào đó. Trong tác

phẩm Hồ Quý Ly nhân vật tập trung t tởng của nhà văn nhiều nhất là Hồ Nguyên Trừng. Trong Mẫu Thợng Ngàn thì ngời kể chuyện lại vắng mặt.

Qua sự phân tích trên có thể thấy rằng: ở cả hai tác phẩm nhà văn hoàn toàn không xem lịch sử là cứu cánh. Sự tham gia của lịch sử trong tác phẩm có thể đậm nhạt khác nhau tuỳ theo dụng ý nghệ thuật của ngời viết. Lịch sử là chất liệu, là đề tài nhng chỉ là một phần của chủ đề tác phẩm. Bởi suy cho cùng tiểu thuyết là sáng tạo nghệ thuật của cá nhân nghệ sĩ mang cá tính, phong cách và thể hiện của đề tài t tởng nghệ thuật của tác giả.

2.3. Tiểu kết

Qua việc tìm hiểu những vấn đề trong tiểu thuyết lịch sử, sự thực lịch sử và h cấu lịch sử trong hai cuốn tiểu thuyết Hồ Quý LyMẫu Thợng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, ta có thể thấy rằng đây là một sự kết hợp thật khéo léo của nhà văn. Ngay khi sử dụng những t liệu có thực, nhà văn cũng phải sử dụng trí tởng tựợng h cấu. Những sự kiện ghi lại trong sử sách vốn đã đợc thời gian và các thế hệ nối tiếp nhau sàng lọc nên

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử nguyễn xuân khánh ( qua hai tác phẩm hồ quý ly và mẫu thượng ngàn) (Trang 69)