Lịch sử với sự phát triển của bản thân cốt truyện và hệ thống nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử nguyễn xuân khánh ( qua hai tác phẩm hồ quý ly và mẫu thượng ngàn) (Trang 45 - 48)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.1.3.2.Lịch sử với sự phát triển của bản thân cốt truyện và hệ thống nhân vật

Trong quá trình phát triển của lịch sử, có thể nhận thấy lịch sử đợc sử dụng nh một chất liệu của nhà văn sáng tác. Nhng không chỉ dừng lại ở đó mà trong mối quan hệ với cốt truyện và hệ thống các nhân vật của tác phẩm, lịch sử còn đóng một vai trò khác. Chúng ta sẽ tìm hiểu theo từng tác phẩm cụ thể.

Hồ Quý Ly có một cốt truyện đa tuyến. Sử dụng lịch sử nh một chất xúc tác, tác

phẩm đã định hình thành 4 tuyến nhân vật chính. Tuyến các nhân vật nhà Trần; Tuyến các nhân vật theo Hồ Quý Ly; tuyến những nhân vật giặc loạn và một tuyến khác chỉ có

một nhân vật chính là tuyến của Hồ Nguyên Trừng. Mâu thuẫn lịch sử càng căng thẳng thì mâu thuẫn giữa các tuyến nhân vật càng gay gắt và mâu thuẫn trong chính bản thân nhân vật cũng vì thế mà tăng lên. Ngay từ lúc Nghệ Hoàng ốm nặng, những vết nứt trong triều đình vốn từ lâu đợc che đậy bắt đầu hiện rõ. Khi cả nớc dồn sức đánh Chiêm Thành và quân của Phạm S Ôn, những mu toan cá nhân tạm thời lắng lại. Và chính trong không khí hoà bình mâu thuẫn bắt đầu đứng dậy. Vua quan nhà Trần nhu nhợc, ăn chơi hởng lạc. Những bậc trung quân vẫn muốn giữ ngôi báu của dòng họ nhng chẳng tìm thấy đâu một vị minh quân. Hồ quý Ly muốn xây dựng một triều đại mới dựa trên những chính sách cải cách, ông tìm mọi cách thu hút hiền tài nhng chỉ đợc số ít hiểu ông, còn lại không hiểu, thậm chí chống lại những t tởng cải cách của ông, “lòng dân không theo” - đó là bi kịch của một triều đại không còn một lối đi. Chính vào lúc ấy tính cách nhân vật đợc bộc lộ nhất. Cốt truyện từ đây đợc đẩy lên thành đỉnh điểm. Một Hồ Quý Ly mạnh mẽ, táo bạo, kiên quyết đến mức lạnh lùng, cũng là một Hồ Quý Ly cô đơn, bi kịch. Hồ Nguyên Trừng đứng giữa ngã ba đờng, mà vẫn phải chọn một con đờng đi dù biết nó không thuộc về mình Có thể nói, giữa cái phông nền lịch sử… kéo dài trăm năm ấy hiện lên những cá thể cô đơn và những khối bi kịch cá nhân. Sự lựa chọn của lịch sử nhiều lúc khách quan đến mức tàn nhẫn nhng đấy là sử, và nó thuộc về thời quá khứ hoàn thành. Song những bi kịch cá nhân ấy lại mang tính điển hình mà có lẽ thời đại nào cũng có.

Lịch sử càng tiến đến cao trào, tính cách nhân vật càng đợc thể hiện mạnh mẽ. Có những nhân vật phải đến những giây phút cuối cùng ngời đọc mới nhận ra đợc tính cách thực sự của họ. Nh Sử Văn Hoa, những ngày ông sống trong nhà tù lại là những ngày có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của ông. Vì lúc đó ông đợc viết những gì mình nghĩ, ông thách với hiện thực để bảo vệ cái gọi là sự thật lịch sử. Đó không chỉ là nghề nghiệp mà còn là một nhân vật có nhân cách trong sáng, đáng trân trọng.

Nhân vật Huy Ninh trong Đại Việt sử ký toàn th cũng chỉ đợc nhắc đến có một lần khi sứ thần Ngô Sỹ Liên phê phán cuộc hôn nhân do Nghệ Hoàng tác hợp. ở tiểu thuyết Hồ Quý Ly, nhà văn đã sáng tạo rất nhiều về mối quan hệ của họ. Xây dựng

nhân vật Huy Ninh làm cho Quý Ly trong tác phẩm có chiều sâu. Bà khiêm nhờng lặng lẽ và dịu dàng, bà cha bao giờ trách ông cho dù ông làm những việc mà bản thân ông cũng thấy ghê gớm. Quý Ly hiểu rằng: chỉ có nói, nói làm thức dậy cảm xúc tinh tế mà con ngời đã đánh mất. Càng lao đầu vào tinh trờng bao nhiêu, ông càng cảm nhận đợc sự thánh thiện an lành trên gơng mặt bà bấy nhiêu. “Huy Ninh là điều ông thiếu, là cái khát khao mà ông không có. Bà là cái màu trắng mát mẻ luôn tràn vào tâm hồn ông để xoa dịu cái màu đỏ luôn luôn đêm ngày rừng rực trong ông”. Bà là sự thánh thiện đối lập với sự tàn bạo của ông, có lúc ông xé gan, xé ruột và xé nát cả tâm hồn mình, bà giơ bàn tay trắng ngần xoa dịu lòng ông, bà sám hối thay ông ngay cả những lúc ông tàn nhẫn, độc ác.

Lịch sử trong tác phẩm của Hồ Quý Ly đồng hành với từng bớc đi của các nhân vật cũng nh sự phát triển tính cách của các nhân vật. Sự kiện Pháp đánh thành Hà Nội lần 2 là hệ quả của xâm lợc mà bọn thực dân tiến hành từ năm 1858. Sau khi chiếm thành Hà Nội Pháp bắt đầu cử các quân nhân vào bắc Bộ, lập đồn điền, cai quản dân chúng. Anh em nhà Messmer cũng đợc cử đến đây. Chính từ đó những xung đột, những mối quan hệ giữa các nhân vật trở nên phức tạp và thậm chí tạo ra những bi kịch số phận nghiệt ngã: Có thể nói Mẫu Thợng Ngàn là sự thể hiện thời khắc biến động của đất nớc biểu hiện trong mọi tầng lớp nhng nét chủ âm vẫn là tầng lớp bình dân thôn dã. Các sự kiện đợc thực hiện trong tác phẩm: Pháp đánh thành Hà Nội, lập đồn điền ở các làng quê Bắc Bộ; anh em nhà Messmer, ngời dân Cổ Đình - cốt truyện phát triển.

Pháp đánh nhau với quân Cờ đen, bị thua – Phillip đợc cử đi tìm xác Henri. Riviere- gặp trởng Cam – xuất hiện nhân vật Bà tổ cô- Phillip đợc cử lập đồn điền ở Cổ Đình – cốt truyện phát triển.

- Pháp xây nhà thờ lớn - mục đích thu hút đông đảo tín đồ Thiên chúa - Sự lựa chọn tôn giáo tín ngỡng của ngời dân- làng Cổ Đình- cốt truyện phát triển.

Nh vậy có thể thấy điểm của các mũi tên đều hớng tới làng Cổ Đình, nơi nảy sinh cốt truyện chính, nơi tập trung hầu hết các nhân vật. Các sự kiện lịch sử diễn ra đều đẩy

toàn bộ các nhân vật vào trong một mối quan hệ với nhau, là tiền đề để nhân cách đợc bộc lộ và cốt truyện phát triển.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử nguyễn xuân khánh ( qua hai tác phẩm hồ quý ly và mẫu thượng ngàn) (Trang 45 - 48)