Lịch sử trong mối quan hệ với bình diện hiện thực nh: văn hoá, t tởng, tín ngỡng, tôn giáo

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử nguyễn xuân khánh ( qua hai tác phẩm hồ quý ly và mẫu thượng ngàn) (Trang 39 - 45)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.1.3.1.Lịch sử trong mối quan hệ với bình diện hiện thực nh: văn hoá, t tởng, tín ngỡng, tôn giáo

Trong quá trình phát triển của lịch sử, lịch sử đợc đánh dấu bằng những cột mốc, những con số, những tên ngời, tên đất có thật. Lịch sử với tất cả những gì chân thật nhất đã đợc thể hiện trong hành trình phát triển của nó. Với cả những biến đổi về mặt văn hoá, t tởng của từng thời đại. Điều đó có nghĩa rằng lịch sử hoàn toàn không độc hành trên con đờng đi của mình mà nó luôn song hành cùng với các thành tố khác nh văn hoá, t tởng, chính trị, xã hội, tôn giáo. Những thành tố này tồn tại và có sự tơng tác qua lại với nhau. Do chỉ đóng khung trong việc nghiên cứu hai tác phẩm cụ thể nên chúng tôi chú trọng mối quan hệ của lịch sử với các thành tố văn hoá và tôn giáo – tín ngỡng.

Hồ Quý Ly không chỉ đơn thuần là nhân vật là sự kiện lịch sử mà trớc tiên nó đợc đặt trong các mối sinh hoạt văn hoá đậm bản sắc Việt và sự thịnh suy của các học thuyết tôn giáo, t tởng. Tác phẩm tái hiện lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động cả về chính trị lẫn t tởng. Triều đình bạc nhợc, vua chúa bất tài, quan quân triều Trần ăn chơi hởng lạc , giặc ngoại xâm thì luôn rình rập, loạn trong n… ớc hoành hành; nội bộ chia bè phái, lục đục Trong một thời đại nh… vậy liệu còn giữ đợccác giá trị văn hoá bản sắc? câu hỏi đó sẽ đợc trả lời là không trong suốt các trang sách của Nguyễn Xuân Khánh.

Dấu ấn văn hoá trong tác phẩm đợc thể hiện rõ ở các lễ hội: Hội thề Đồng Cổ, Hội thề Đốn Sơn, các thú chơi văn hoá (vẽ tranh, ngâm thơ, vịnh cảnh, đối chữ, thởng hoa) Lúc đầu cả triều đình bị cuốn vào một mớ hỗn loạn với những mâu thuẫn không… thể dung hoà thì có những sợi dây duy nhất để gắn kết những ngời không cùng chỗ đứng lại với nhau chính là các sinh hoạt văn hoá còn tồn tại. Tiệc Đại Mai của Trần Khát Chân tổ chức chính là một nơi nh vậy. ở đấy mọi ngời đều đến dự cùng ngắm những cây mai nở hoa, thởng thức rợu mai, nhấm nháp quả mai, ngâm thơ vịnh ca … những ranh giới gần nh bị quên lãng: Khát Chân- Quý Ly- Nghệ Tông và cả Nguyên Trừng nữa. Ngời đọc khi đọc những trang sách đó vẫn có cảm gíac rằng những nét văn hoá ấy nh đã trở thành một bộ phận trong việc chuyển tải các t tởng và suy nghĩ của nhân vật. Nghệ Tông mợn bức tranh tử phụ của một nhà nho sỹ vẽ để khuyên nhủ Quý Ly về đạo làm “tôi”. Hay sự là thể hiện lòng ngỡng mộ, kính phục của Phạm Sinh đối với vị tớng tài Khát Chân qua một bức hoạ trên chiếc bình gốm tuyệt đẹp do tự tay vẽ.

Bức tợng bằng đá của bà Huy Ninh là nơi duy nhất để Hồ Quý Ly trút bỏ những nỗi niềm riêng t của mình.

Nghệ thuật chính là một nét văn hoá gắn kết những tâm t. Lịch sử vốn khách quan nên nó trao trách nhiệm khám phá cái chủ quan trong mỗi ngời cho văn hoá nghệ thuật. ở đây lịch sử lại trở thành cái phông nền cho những điểm nhấn văn hoá.

Khi viết tác phẩm Hồ Quý Ly, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã có cách nhìn nhận và đánh giá bằng những vấn đề lịch sử lớn của thời đại, tác phẩm mở đầu bằng những vấn đề lịch sử lớn của thời đại, mở đầu và kết thúc bằng những lễ hội của dân tộc ( hội thề Đồng Cổ và hội thề Đốn Sơn). Xét về mặt khách quan thì đây là hai sự kiện đánh dấu hai cột mốc lịch sử: mở đầu là Kinh Đô Thăng Long kết thúc là Kinh Đô Thanh Hoá: thể hiện sự vận động phát triển của lịch sử về mặt thời gian và không gian. Nhng nhìn từ dới góc độ văn hoá của lịch sử dân tộc thì nó muốn chứng tỏ một điều rằng: lịch sử lúc này trở thành một thử thách của văn hoá, một chất “ thử” độ bền của một nền văn hoá mà chúng ta đang dần đợc trải nghiệm và từng bớc khẳng định nền văn hoá của dân tộc. ở đây có một vấn đề nữa mà tác giả cũng rất chú trọng là việc Hồ Quý Ly có ý thức xây dựng một sự tự chủ trong nền văn hoá, bằng chứng là việc ông buộc mọi ngời phải học chữ Nôm, cấm dân ta mặc quần áo phơng Bắc, ăn nói, hát xớng theo ngời Chiêm. Trớc hiểm hoạ giặc Minh đang nhòm ngó đất nớc, quân Chiêm liên tục gây sự ở phía Nam việc xây dựng một nền văn hoá tự chủ là cách để mọi ngời ý thức đ- ợc tinh thần dân tộc, không bị đồng hoá bởi nền văn hoá khác.

Hệ t tởng và tôn giáo: đây là những yếu tố chịu tác động mạnh nhất của tiến trình lịch sử dân tộc. Giữa thời đại lịch sử rối ren ấy của nhà Trần thì các hệ t tởng cũng trở nên hỗn loạn. Đây là thời kỳ suy yếu của đạo Phật, đạo Lão mới du nhập. Nho giáo đợc đề cao. Sử sách còn ghi lại rằng: năm 1396 nghe lời Quý Ly, Trần Thuận Tông xuống chiếu sa thải các tăng đạo cha đến 50 tuổi trở xuống, bắt phải hoàn tục; tổ chức cuộc thi thông hiểu Kinh giáo, những ngời thi đỗ đợc bổ nhiệm làm quan. Nguyễn Xuân Khánh đã chú ý ghi lại tất cả những sự kiện đó làm bật lên sự tác động của lịch sử đối với các

hình thái tôn giáo. Nhân vật Hồ Quý Ly đại diện cho sự áp chế về mặt lịch sử đối với sự tồn tại của các học thuyết tôn giáo. Có thể đa ra các dẫn chứng sau:

Hồ Quý Ly ra chính sách bắt s hoàn tục.

Hồ Quý Ly khuyên vua Thuận Tông vào rừng tu đạo, dới sự giúp đỡ của đạo sĩ Nguyễn Khánh.

Hồ Quý Ly tổ chức thi tuyển nhân tài bằng nho học, viết sách Minh Đạo, chỉ ra những hạn chế của Luận ngữ.

Cả cuộc đời mình, Quý Ly luôn tự hào về tổ tiên của mình: “ họ Hồ nhà ta chính dòng dõi Ngu Thuấn. Ông Hồ Công Mãn là con cháu Ngu Thuấn đợc phong ở đất Hồ duệ”. Nhân vật Hồ Quý Ly là một con ngời quyết đoán, một kẻ sỹ có đầu óc độc lập.

Có thể thấy lúc này tôn giáo trở thành một công cụ của những ngời cầm quyền. Tác phẩm này không đặt ra vấn đề tôn giáo của dân tộc mà đặt ra vấn đề tôn giáo của kẻ lãnh đạo, tôn giáo nằm trong khuôn khổ của sự lựa chọn lịch sử.

Nếu nh đối với Hồ Quý Ly, ngời đọc thấy Nguyễn Xuân Khánh là nhà tiểu thuyết lịch sử thì ở Mẫu Thợng Ngàn, ngời ta lại bắt gặp Nguyễn Xuân Khánh một nhà tiểu thuyết văn hoá lớn.

Mẫu Thợng Ngàn đã thể hiện mối quan hệ, sự tác động lịch sử với các thành tố văn hoá, tôn giáo. Các sự kiên lịch sử nh chúng tôi đã đề cập ở trên chỉ diễn ra trong thành Hà Nội nhng lại có tác động lan toả ra tất cả các làng quê Việt Nam; trong đó có làng Cổ Đình – một làng quê bán sơn địa khu vực Bắc Bộ. Toàn bộ diễn biến đời sống, sinh hoạt, văn hoá nơi ngôi làng ấy là những minh chứng cho sự tác động của lịch sử. Cuộc sống nơi làng quê đã bị đảo lộn từ khi thực dân Pháp xâm lợc. Đầu tiên là sự chia lìa của các gia đình, cụ thể là gia đình của cụ Đồ Tiết. Tiếng súng xâm lợc của thực dân Pháp đã khiến cho con ngời còn không đợc sống với chính tên thật của mình ( Trịnh Huyền). Song điều đó không có nghĩa với sự nô dịch về mặt văn hoá. Tất cả các nhân vật cuối cùng bị quy tụ về cái làng Việt ấy: từ những kẻ đại diện cho thực dân xâm lợc đến những ngời con xa quê và cả những ngời vì trốn chạy Pháp phải bỏ nhà mà ra đi

(nh Trịnh Huyền hay cô Ngỏ, Anh Mờng ). Điều đó nhằm nói lên vấn đề gì? Liệu… chăng đó có phải là sức hút của nền văn hóa bản địa?

Những câu chuyện huyền thoại, những truyền thuyết, những câu hát chầu văn đến các sinh hoạt hàng ngày đều mang đậm đà những nét văn hoá của dân tộc đã thành bản sắc. Trong những câu hát ca trù của nhân vật đều nh chìm đắm vào một thế giới khác, thế giới của sự tĩnh lặng, tình yêu thơng và chan chứa những tâm t lắng đọng cần phải giãi bày từ các nhân vật. Xét về mặt khách quan tởng nh những gì đợc chúng ta gọi là văn hoá dân tộc chỉ đợc gợi lại sau một loạt các sự kiện lịch sử đẩy nhân vật vào những bi kịch. Nhng xét trong toàn bộ sự phát triển của mạch truyện thì những bản sắc ấy đã ngự trị trong lòng mỗi ngời dân Việt tự bao đời nay cho đến lúc con ngời lâm vào cảnh đờng cùng nó lại dậy lên thành một niềm an ủi nh là một chỗ dựa tinh thần. Cứ xem cái cách mà tác giả miêu tả cảnh Trịnh Huyền và Điều bẫy chim vu, hay cái cảnh gội đầu của Nhụ, cách pha trà, cách thởng thức hơng vị mật ong mới thấy đ… ợc rằng chính những lúc lịch sử biến động thì con ngời càng trân trọng những gì thuộc về bản sắc quê hơng - đó chính là sự chiến thắng của một dân tộc biết đợc giá trị đích thực của mình - những giá trị mà càng bị vùi dập thì càng đợc đứng lên và khẳng định một cách mạnh mẽ.

Quả vậy, nếu đi tìm một nhân vật chính cho cuốn tiểu thuyết này hẳn ta có thể khẳng định rằng đó là nền văn hoá Việt. Để nắm bắt đợc “nhân vật” vô cùng gần gũi và vô cùng kỳ ảo này Nguyễn Xuân Khánh phải thật sự đặt nó vào hoàn cảnh cực đoan nhất: nông thôn Bắc Bộ cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trong bối cảnh này bỗng bừng dậy một tôn giáo nảy sinh và thấm sâu âm thầm có lẽ từ thủa mới hình thành của dân tộc - đạo mẫu rất Việt, rất phơng Nam, rất dồi dào, bất tận, bất tử. Đây là một cuốn sách hay về văn hoá Việt.

Cũng nh ở Hồ Quý Ly, ở tác phẩm này nhà văn cũng tập trung bút lực trong việc khắc hoạ một lễ hội văn hoá. Nếu nh ở Hồ Quý Ly hai lễ hội mở đầu và kết thúc tác phẩm gắn liền với sự kiện lịch sử. Việc dời đô của Hồ Quý Ly - đóng lại lịch sử là một bi kịch lịch sử thấm đẫm máu thì ở đây toàn bộ cốt truyện đợc nhấn vào điểm kết, chính

là thời điểm khai cuộc lễ hội Kẻ Đình một lễ hội thuần tuý văn hoá. Đến đây gần nh đã vắng bóng toàn bộ sự kiện lịch sử, lịch sử đã lùi lại, nhờng chỗ cho sự ngự trị vĩnh viễn của một không gian thuần tuý văn hoá, không gian tràn ngập tình yêu thơng của Mẫu, kết nối cả những ngời không cùng một chủng tộc, không cùng một chiến tuyến. Chính vì vậy mà không phải ngẫu nhiên mà trong cuốn tiểu thuyết này đông đúc nhất và cũng đẹp nhất, đậm nhất, mê nhất là những nhân vật nữ, có cảm giác nh vô số vậy, từ bà Tổ Cô bí ẩn đến bà Váy đa tình cho đến cô Đồng Mùi, cô mõ Hoa khốn khổ, cô trinh nữ… Nhụ tinh khiết. Hàng chục vạn nhân vật nữ hết sức gần gũi, hiện thực, trữ tình, khát khao cho và nhận, nhận và cho Một lần nữa lịch sử trở thành chất xúc tác thổi bùng… lên những giá trị văn hoá vốn ngủ yên trong lòng mỗi ngời. Điều này đợc thể hiện ngay trong lời nói của cha Puginer với Phillip; xứ Bắc Kỳ và Trung kỳ là nơi cội nguồn của văn hoá Việt cuộc vật lộn ở đây là cuộc vật lộn không khoan nh… ợng giữa Tây và Đông bây giờ ta phải đánh nhau với toàn dân tộc Việt. Trong thâm tâm họ đã có kinh… nghiệm bị sự thống trị của ngời Tàu, nay họ cảm thấy sắp bị chúng ta thống trị, cái kinh nghiệm xa cũ ấy lại thức dậy trong họ”. [41,312].

Cuộc chiến tranh giữa hai đất nớc về mặt chính trị và lãnh thổ đợc thay bằng cuộc chiến về mặt văn hoá. Cuộc chiến văn hoá diễn ra ở bất cứ nơi nào: trên chiến trờng, trong cuộc sống, trong ánh mắt, ngôn ngữ và trên cả những chiếc gi… ờng ngủ kết thúc… tác phẩm là kết quả của cuộc chiến ấy dờng nh tất cả đã đợc hé mở thông qua lời của ông Lềnh về những ngời Trung Hoa khi sang Việt Nam: “Nớc chúng tôi là một nớc văn hiến hơn xứ sở này; vậy tại sao rất nhiều ngời sang đây, lại không bao giờ quay trở về quê cũ, để cuối cùng trở thành ngời xứ này; Và câu hỏi ấy đợc trả lời ngay sau đó: “ Có thể nguyên nhân là ngời đàn bà chăng? ngời đàn bà là Mẫu, là Mẹ –Ngời đàn bà là đất xứ sở. Ngời đàn bà là văn hiến”. Đấy là sự đồng hoá của văn hoá bản địa, bởi đó là sản phẩm của ngời mẹ, mang dòng máu của một nền văn hoá Mẫu văn hoá của tình thơng yêu và sức sống vĩnh hằng.

Đối với tín ngỡng tôn giáo thì sao? Do hai tác phẩm viết vào hai thời kỳ lịch sử khác nhau nên có sự khác biệt về sự tồn tại của các hệ thống tín ngỡng tôn giáo. Nh đã phân

tích, Hồ Quý Ly không đặt ra vấn đề tôn giáo, hệ t tởng của dân tộc mà chỉ mới dừng lại ở việc sử dựng tôn giáo phục vụ chính sách cai trị của triều đình. Lúc này quyền lựa chọn hệ t tởng, tôn giáo thuộc về nhà cầm quyền. Còn ở Mẫu Thợng Ngàn lại khác. Đây là lúc Phật giáo suy tàn, đạo Khổng bị gạt bỏ, thực dân Pháp muốn sử dụng Thiên chúa giáo nh một vũ khí tinh thần nhằm nô dịch và mê hoặc nhân dân An Nam. Song khi đợc lan tràn trong xã hội tôn giáo ấy đã vợt ra ngoài sự kiểm soát của những ngời đứng đầu mà phụ thuộc vào chính lập trờng của những ngời dân. Đến cuối tác phẩm tác giả đã thể hiện sự toàn thắng thuộc về tín ngỡng của dân tộc niềm tin vào một nữ thần duy nhất: Mẫu.

Một đặc điểm nữa ta có thể nhận thấy rằng, đó là trong mối quan hệ giữa lịch sử và văn hoá, tôn giáo, tín ngỡng luôn có sự tơng tác, hỗ trợ, phát triển với nhau. Mặc dù vậy văn hoá, tôn giáo, tín ngỡng vẫn có sự tồn tại độc lập, phát triển tự thân của nó. Văn hoá, tôn giáo không đơn thuần chỉ là sự lựa chọn của chính bản thân nó sau một quá trình đấu tranh, loại trừ và thoả hiệp với nhau.

Tóm lại, trong mối quan hệ của yếu tố lịch sử với các thành tố hiện thực - xã hội trong hai tác phẩm, Hồ Quý LyMẫu Thợng Ngàn cho thấy lịch sử tồn tại trong mối quan hệ hỗ trợ, độc lập với các thành tố khác của tác phẩm. Lịch sử đợc sử dụng nh là một bộ phận cấu trúc nên tác phẩm. Lịch sử còn góp phần thúc đẩy sự phát triển theo các chiều hớng khác nhau của các thành tố khác nhau trong tác phẩm. Lịch sử nằm trong số các vị trí trung tâm của tác phẩm, là một hiện thực mà tác phẩm hớng tới.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử nguyễn xuân khánh ( qua hai tác phẩm hồ quý ly và mẫu thượng ngàn) (Trang 39 - 45)