Biện pháp điệp

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ tạp văn nguyễn quang lập (Trang 65 - 69)

2.2.2.1 Khái niệm điệp tu từ

Trong tu từ học, muốn nhấn mạnh một ý nào đó ngời ta có thể nhắc đi nhắc lại một đơn vị từ một ngữ có khi cả một câu, một đoạn. Cách nhắc đi nhắc lại nhiều lần nh vậy đợc gọi là phép điệp tu từ. phép điệp đợc sử dụng rộng rãi trên tất cả các cấp độ ngôn ngữ và trong tất cả các phạm vi của lời nói: Hành chính, công vụ, khoa học, chính luận, sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ trong văn học nghệ thuật, biện pháp điệp mới phát huy đợc đầy đủ những khả năng tu từ học của mình.

"Điệp ngữ là cách lặp đi lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng ng ời đọc, ngời nghe". [19, tr. 93]. Chẳng hạn :

Thành công, thành công, đại thành công

( Hồ Chí Minh )

2.2.2.2. Điệp tu từ trong tạp văn Nguyễn Quang Lập

Điệp từ ngữ nó nhằm khẳng định, nhấn mạnh điều muốn nói. Trong tạp văn, Nguyễn Quang Lập sử dụng tơng đối nhiều các biện pháp điệp ngữ, và mỗi lần xuất hiện nó đem lại những giá trị nghệ thuật cao. Qua khảo sát thống kê chúng tôi thấy tạp văn Nguyễn Quang Lập có 354 lần sử dụng phép điệp tu từ. Trong tác phẩm, chúng tôi nhân thấy điệp cấu trúc "vừa…

vừa" nhiều nhất gồm 42 lần sử dụng chiếm 11,8% phép tu từ điệp ngữ trong 68 tạp văn đợc khảo sát.

"Chiều tối mạ mình sai bê cái chậu nhỏ đựng ba con cá chép ra thả sông con Hà chạy theo nó con gái không đợc mạ nó cho đi thả cá. Hai đứa

vừa đi vừa ngắm ba con cá, con Hà nói ông thổ công cỡi con mô, mình nói con ni nì, nó nói ông thổ công to nhất à, mình nói ừ to nhất. Con Hà lại hỏi ông thổ địa cỡi con mô, bà thổ kì cỡi con mô, mình chỉ bừa cỡi con ni con ni, thế mà nó cũng tin." [20, tr. 252]

Đây là đoạn kể về không khí vui vẻ, ấm áp của những đứa trẻ trong ngày tất niên. Theo truyền thống Táo Quân về trời, ngời dân thả cá chép cho gia đình Táo. Việc sử dụng điệp ngữ "vừa… vừa" làm cho câu văn tăng thêm tính sinh động hấp dẫn thể hiện sự ngây thơ vui vẻ của những đứa trẻ trong ngày đón tết.

Từ “điên tiết” đợc lặp lại bốn lần đứng đầu bốn đoạn văn trong "Giai nhạt…nhạt giai" Nhằm nhấn mạnh sự nhạt hoét của những chàng trai đi tán gái để cô gái cảm thấy bực tức đến điên tiết.

Từ "Một nhà" đợc lặp lại trong Thằng hai đầu gối nhằm nhấn mạnh những hoàn cảnh của những gia đình những con ngời nghèo khổ tội nghiệp ở vùng quê Quảng Bình. "Cái xóm nhà mình ngày xa giống y chang cái nồi

lẩu đủ món sang hèn. Một nhà ăn mày, một nhà giáo viên, một nhà bí th tỉnh ủy, một nhà cớp giật, một nhà buôn lậu. Nhng là cái xóm hòa thuận nhất thị trấn vì không nhà nào giây với nhà nào." [20, tr. 9]

Trong tác phẩm, mỗi một biện pháp tu từ điệp đợc sử dụng trong đoạn văn, hay trong tác phẩm, tác giả thờng kể chuyện của vùng quê mình hay kể về một ngời bạn thì đều muốn nhấn mạnh đặc điểm của vùng quê hay tính cách của nhân vật nói đến. Chẳng hạn, trong Hồng ánh tác giả nhấn mạnh một nét trong tính cách là sự quan tâm ngời khác của Hồng ánh qua cách dùng điệp từ "uống".

"Hễ mình vào Sài Gòn là ánh giành lấy quyền chăm sóc, ngồi uống đâu cũng nhắn tin anh uống ít thôi nghen, sáng bảnh mắt đã gọi điện tối qua anh ngủ ngon không rồi thì nhắc uống thuốc gần thi pha nớc ép uống, nói

uống đi, không uống chết với em, xa thì nhắn tin gọi điện, tám giờ rồi uống

thuốc anh ơi. Uống thuốc này đi, mời giờ rồi anh ơi, uống thuốc kia đi, mạ mình còn không chu đáo với con cái đợc nh thế. ánh còn giành lấy việc giặt quần áo, mình nói thôi thôi để đó khách sạn nó giặt, nó bảo em thích giặt giũ cho anh chớ bộ.” [20, tr. 265]

Chuyện của Nguyễn Quang Lập chủ yếu là sử dụng phép điệp động từ: đi, đạp, gật, nghĩ, uống, cạo trọc…

"Anh TrungTrung Đỉnh nói cạo trọc thơ lão Tạo, cạo trọc văn xuôi, cạo trọc phê bình, cạo trọc báo, cạo trọc nhạc,cạo trọc họa của lão đợc không".

Trong một câu văn có 21 từ mà từ "cạo trọc" đợc lặp lại 6 lần. Từ "cạo trọc " đợc lặp lại là muốn nhấn mạnh Nguyễn Trọng Tạo là một nhà văn giỏi về mọi mặt. Tác giả đã thành công với một lối viết chân dung riêng của mình. Chỉ mấy nét vẽ, vóc dáng của nhân vật không lẫn. Trong tạp văn của Nguyễn Quang Lập những con ngời bình thờng trong cuộc sống này

cũng đợc nhà văn khắc họa với giọng văn chân thật yêu quý: có khi là một anh chàng đánh dậm thời bom đạn, một bà bán nớc, một chị diễn viên, có khi chỉ một con chó tên Giôn… qua biện pháp điệp tu từ, có những tình tiết đọc xong ai cũng phải cời, nhng nhiều khi đằng sau sự tiếu táo đó là chuyện đời sắc bén sâu thẳm.

Trong Nhớ Trần Dần, ông đã thể hiện tâm trạng cảm xúc khi khắc họa nội tâm nhân vật với những biến thái tinh tế. "Không ngờ ba chục năm sau gặp lại anh, gặp nhiều lần lần nào cũng anh Phùng Quán đa đến. Thấy anh ngồi dựa tờng mắt nhìn nh thôi miên tờng bên kia. Mình chào anh, anh cứ ngồi cúi xuống gầm bàn, lấy cái chén cáu bẩn chai rợu trắng đã vơi quá nửa đặt lên bàn, rót ra đầy chén: uống đi.

Lần sau đến lại thấy anh ngồi dựa tờng mắt nhìn nh thôi miên tờng bên kia. Mình chào anh, anh cứ ngồi cúi xuống gầm bàn, lấy cái chén cáu bẩn chai rợu trắng đã vơi quá nửa đặt lên bàn, rót ra đầy chén: uống đi.

Lần thứ sáu, thứ bảy vẫn thấy anh ngồi dựa tờng mắt nhìn nh thôi miên tờng bên kia. Mình chào anh, anh cứ ngồi cúi xuống gầm bàn, lấy cái chén cáu bẩn chai rợu trắng đã vơi quá nửa đặt lên bàn, rót ra đẩy chén: uống đi.

Đến lần thứ một trăm chắc vẫn y xì nh vậy." [20, tr. 173]

Đây là đoạn văn đợc điệp lại nhiều lần nhằm khẳng định, nhấn mạnh Trần Dần đã ba chục năm ngồi im nh vậy từ khi luận về câu thơ phản động: "Mày không biết câu ma sa trên màu cờ đỏ là phản động à?" Trần Dần ngồi đến nỗi in bóng trên tờng, xung quanh tờng vàng úa. Để có đợc một giọng văn nh vậy đòi hỏi nhà văn phải không chỉ có sự quan sát tinh tế mà đòi hỏi nhà văn phải có sự thân thiết đặc biệt đến độ đủ để khai thác những điều sâu thẳm kín đáo của nhân vật.

Các lớp từ ngữ và biện pháp tu từ Nguyễn Quang Lập sử dụng trong các tạp văn thể hiện nét cá tính sáng tạo của tác giả. Các lớp từ biện pháp tu từ trong tạp văn Nguyễn Quang Lập không chỉ thể hiện khả năng khám phá vốn từ, biện pháp tu từ của tiếng Việt ở chiều rộng mà còn bộc lộ khả năng biến hóa nhào nặn chúng để các lớp từ, biện pháp tu từ đem đến hiệu quả biểu đạt cao. Các lớp từ địa phơng, từ thông tục, từ láy, từ xng hô đa dạng, phơng tiện so sánh tu từ, điệp tu từ sử dụng nhiều, phong phú đa dạng thể hiện khả năng sử dụng làm chủ ngôn ngữ của tác giả. Lớp từ thông tục, từ láy thực sự đa đến nét độc đáo cho lời văn mang đậm phong cách Nguyễn Quang Lập. Lớp từ láy, so sánh tu từ, điệp ngữ tu từ thể hiện tính hiện thực, tính hài qua đó tạo sắc màu riêng biệt cho một phong cách ngôn ngữ. Các lớp từ ngữ đợc sử dụng với số lợng, hiệu quả biểu đạt cao tạo dựng đợc hình ảnh nhân vật nhà văn, những ngời bạn một thời, thể hiện tính thẩm mỹ mang sức lôi cuốn cho tác phẩm.

Ch ơng 3

Một số đặc điểm về câu trong tạp văn Nguyễn Quang Lập

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ tạp văn nguyễn quang lập (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w