0
Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Sử dụng lớp từ thông tục

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TẠP VĂN NGUYỄN QUANG LẬP (Trang 38 -46 )

2.1.3.1 Khỏi niệm từ thụng tục

"Là những từ chỉ được dùng trong lời nói miệng, thoải mái thậm chí thô lỗ tục tằn

VD: "Chó đểu" - đểu giả hết sức thường dùng làm tiếng chửi. "Quân tử quạt mo" - Người mách nớc tồi hàm ý châm biếm. "Dại gái" - người đàn đàn ông qúa mê gái nên để gái lợi dụng… Từ thông tục khác từ hội thoại ở chỗ nó không nằm trong từ vựng của ngôn ngữ văn hóa. Trong chức năng phong cách sinh hoạt hàng ngày với tính chất văn hoá thông dụng (còn gọi phong cách hội thoại là văn hóa thông dụng) người ta tránh dùng những từ thông tục có nghĩa là từ thông tục chỉ được sử dụng trong phong cách sinh hoạt hàng ngày, tự nhiên thông tục còn gọi là phong cách hội thoại tự nhiên thông tục giữa cá nhân có quan hệ tự do, thoải mái suồng sã. Những từ thông tục cũng có thể được dùng trong các văn bản

báo (tiểu phẩm, phóng sự, chính luận) đặc biệt là trong văn xuôi nghệ thuật để làm phương tiện tu từ tạo nên đặc trưng lời nói của nhân vật." [19, tr.22]

2.1.3.2 Từ thông tục trong tạp văn Nguyễn Quang Lập

Trước Nguyễn Quang Lập, trong nền thơ văn Việt Nam, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh... Là những người mạnh dạn đưa ngôn ngữ đời sống vào sáng tác của mình.

VD: Trong thơ Hồ Xuân Hương

Quân tử có thương thì đóng cọc Xin đừng măn mó nhựa ra tay

(Quả mít)

Trong "Mưa mùa hạ" của Ma Văn Kháng những từ thông tục dùng để đặc tả tính cách nhân vật.

chuyện nói tục trong văn giờ chẳng có gì là mới mẻ. Tuy nhiên lại cần phân biệt cảm giác với cảm xúc trong văn. Nói tục chỉ dừng lại để tạo cảm giác với cảm xúc, gây ấn tượng đó là cái tục vô giá trị, kém văn hóa. Nói tục để hướng tới tạo được cảm xúc thẩm mỹ, gợi cho người đọc suy nghĩ, triết lý sâu sắc về cuộc đời… Đó là cái tục có ý nghĩa, có giá trị nghệ thuật cao. Nguyễn Quang Lập nói tục để tạo cho người ta những phản ứng thẩm mỹ bất ngờ, gợi cho ta suy ngẫm nỗi đời, gợi niềm khao khát cái đẹp đích thực, làm cho ta tê tái. Thông qua khảo sát 68 tạp văn, thì có 961 lần xuất hiện từ thông tục trong các tạp văn. Qua việc thống kê, khảo sát chúng tôi thấy từ thông tục mà ông dùng có một chút gì đó hài hước, tục bậy và sex. Kinh nghiệm của một người làm báo, viết văn giúp ông nhận ra rằng nếu cứ xuất bản theo cách truyền thống thì phản hồi của độc giả ngày một ít đi, mỗi năm hoạ hoằn nhận được vài ba lá thư của bạn đọc ở phương xa. Như thế, với người cầm bút, thật sự là buồn tẻ. Nhưng làm sao để một người "mù" công nghệ vừa trở lại với blog có thể thu hút được khách phương xa. Tỉnh táo một chút, thông minh một chút, láu cá một

chút… thì vẫn chưa đủ. Thời gian làm báo cho Nguyễn Quang Lập kinh nghiệm: Muốn thu hút được nhiều người đến, blog phải luôn có cái mới, luôn có tơng tác, và đặc biệt là có các món mà số đông đang muốn. Có sẵn món "Khẩu Văn" từ lâu chỉ xuất bản bằng miệng mà không sử dụng được vào công việc viết lách. ông quyết định trình làng nó, đúng như tuyên ngôn của ông: một ngày không nói tục nhạt miệng lắm.

Nguyễn Quang lập sử dụng những từ mang tính chất hài hước. Với lối viết của mình, ông không có ý định nói xấu ai, mà đơn giản là dựng lại chân dung họ một cách sinh động qua con mắt của ông. Chẳng hạn, về thói quen "

tau hí" của Hải Bằng: "Về sau mới biết anh nổi tiếng tau hí, gặp ai thấy cái gì là anh tau hí rồi lấy như không. Lấy rồi về vứt đấy chẳng dùng, nhiều khi lại mang đi cho người khác, nhưng hễ thấy ai có cái gì hay hay là anh không chịu được, dứt khoát phải tau hí." [20, tr. 186]

Như nhiều người về cuối đời thường viết hồi kí, Nguyễn Quang Lập cũng vậy. Nhưng khác với mọi người, ông chọn cho mình cách viết bằng văn chương, với những mảnh vụn của ký ức đó thành tài sản riêng của mình. Ở đó, những chi tiết có thực được ông tôn trọng nhưng lại được bàn tay của người viết văn xếp đặt. Và tất nhiên, lăng kính của nhà viết văn sẽ bị soi rọi vào những chi tiết đó, để có thể sáng tác lúc này, hay vụt tắt ở chỗ khác. Cũng như con chữ "he he", "hi hi" mà giới blogger vẫn thường sử dụng, ông đã nhanh tay chộp lấy. Nhưng khi sử dụng vào bài viết, thì đó là những chữ của ông, nó đã trở nên có hồn hơn, có thể biểu thị cho một tiếng cười buồn, cho một xót thương nuối tiếc…

"Nếu trời không cho thì làm sao viết được như thế lại còn bờ lốc bờ leo he he …” [20, tr. 134]

“Chị đạp một phát rồi ngó trước, ngó sau, dần dần rồi từ từ đưa con ruồi từ má lăn vào miệng chị nhai chóp chép y chang người ta nhai kẹo cao su, dù con ruồi bé tý nhưng chị nuốt đánh ực, miệng hít hà đã quá trời. Hì hì….

Mình nhóng cổ nhìn chị, nói ruồi ngon không mà chị ăn, lúc đầu chị lườm, không nói. Sau hỏi mãi chị trợn mắt, đập một phát vào lưng mình, nói hỏi ngu không ngon mà ăn à! Kinh ! he he ….”[20, tr.8]

Khi đọc đến những đọan này thì có rất nhiều tiếng cười vang lên. Nhng cũng có rất nhiều chi tiết khiến người ta bùi ngùi, cời mà không dám cời to, không cất lên thành tiếng đợc.

Đọc tạp văn Nguyễn Quang Lập, nhiều người cười nghiêng ngả vì cái tục, cái thanh được hoà vào làm một. Tạp văn Nguyễn Quang Lập rất tục, giống giọng nói khi cùng ngồi chén chú chén anh. Những câu nói cửa miệng như "mịa", "bố mày" hoặc những từ ngữ, phương ngữ như "ẻ vô" được sử dụng hợp ngữ cảnh tới nỗi chỉ khiến người đọc, không thấy gợm gợm. Có lẽ thế TS. Nguyễn Ngọc Thống thấy cái tục trong văn Nguyễn Quang Lập là một biện pháp tu từ. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên thấy: Lập nói tục rất có duyên.

"Một lần thi đứa nào đái xa hơn, nó không có đối thủ, bắn một phát dài sau, bảy mét bọn mình phục lăn….

Thầy Khang nói thật kinh khủng, thật ghê tởm trẻ con bảy tám tuổi góp tiền lại xử sờ bướm bạn gái ”. [20, tr.20]

“Mình và vợ tin như điếu đổ. Sáng mai chồng đái vợ đái, nâng niu cái ca

nước đái còn quá nước sâm. Vợ uống một ngụm rồi nôn thốc nôn tháo từ đó khiếp không uống nữa”. [20, tr. 49]

Những từ ngữ tục nh "đái", "sờ buớm", "nứơc đái" trong các câu văn trên không chỉ đơn giản mang đến tiếng cười buông lơi. Ngược lại, cuộc sống hiện lên hơn cả những cảm xúc thông thường - buồn vui, chua xót hay tiếc nuối. Từ bà bán nước trước cổng viện văn học, anh cu Cá chuyên làm nghề

lượm xác hay những nghệ sỹ nổi tiếng như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Khải, Bùi Giáng, Phùng Quán… cuối cùng đều rất người. Họ hiện lên trong văn Nguyễn Quang Lập với những thói hư tật xấu và đáng yêu không phân biệt chỗ đứng trong cuộc đời.

Đó là hình ảnh cu Đô luôn mặc cái áo bộ đội dài đến đầu gối để tiện cho việc hành xử những chị có chồng đi công tác xa, chồng chết....

"Mình thấy anh mặc cái áo bộ đội dài gần đến đầu gối (anh lùn mà). Nghi nghi, mình kéo vạt áo anh lên hóa ra anh không mặc quần. Mình ngạc nhiên nói sao vào nhà người ta lại không mặc quần, anh cười phì một tiếng rồi bỏ đi”. [20, tr. 89]

Cũng có khi, đó là những tiếng chửi, những hành động của những người dân quê ông một thời.

"Anh cu Chành nói hố xí hai ngăn là thành quả của CNXH. Ngăn này ỉa,

ngăn kia ủ phân rất chi là khoa học, vệ sinh cực kỳ. Bọn tư bản chúng nó ở nhà tầng cao không làm hố xí hai ngăn, phân chảy ra đường ống trôi trên sông, rồi lại múc nước sông nấu ăn, có tởm không bà con…Anh cu Chành ngồi trong hố

mệ Hó nhảy chồm chồm ở ngoài chửi cha tổ cu Chành, ỉa đâu không ỉa lại ỉa nhà tau! Anh cu Chành nhóng cổ ra nói đồng chí Hó để cho tui ỉa xong đó rồi phát biểu, đừng phát biểu bừa bãi. Mệ Hó ghét giận ngồi bó gối trước hố xí chờ anh cu Chành ỉa xong để chửi, anh cu Chành lại ngóng cổ nói mệ Hó cho tụi xin mấy que quẹt khu (đít)."

[21, Hố xí hai ngăn]

Và có nhiều từ thuộc vựng "cấm kị" được sử dụng trong tạp văn mà theo Nguyễn Quang Lập nếu bỏ đi thì nhất định không phải văn của Lập nữa. Còn dưới con mắt của PGS.TS Trần Ngọc Vương, đến lúc nhà văn miền Trung có thể nói năng phóng túng là điều đáng mừng. Theo vị PGS này, ảnh hưởng từ những anh hùng đi từ mảnh đất khô cằn sỏi đá đôi khi lấn át tính hài hước, dí

dỏm của những người cầm bút nơi đây, khiến cảm xúc văn chương của người Miền Trung rất mạnh mẽ, hướng thượng. Khi viết về Phùng Quán nổi tiếng được nợ tiền rượu bà chủ quán cũng dùng những từ tục.

"Anh Quán cười trêu anh, nói được nổi tiếng cả năm, sướng rứa còn kêu.

ông anh ho cười hậc một tiếng, nói è he… tau biết nổi tiếng là chi rồi, từ ni tau ẻ vô nổi tiếng." [20, tr. 291]

Sử dụng lớp từ thông tục, không phải nói chuyện tầm bậy, tầm bạ trong văn chương. Mà ở đây, Nguyễn Quang Lập ngồi hồi tưởng và đưa ra những ngôn ngữ của mình và nói để vui đùa nhằm để mua vui cho mọi người chứ không nhằm mục đích chính trị. Không những sử dụng lớp từ hài, tục mà ở đây còn có cả ngôn ngữ sex. Tác giả Ngô Minh đã nhận định rằng: "Chắc chắn Lập sẽ được ghi danh là người đầu tiên khởi xướng dòng văn học khẩu văn, tạo ra một loại ngôn ngữ văn xuôi mới, thời hiện đại, khẩu văn, phương ngữ nói tục là một cái thật làm nên phong cách văn Lập trong ký ức vụn. "Thứ văn chương vô trùng" (chữ của PGS. TS Trần Ngọc Vương) sạch dễ làm mất đi sự thân mật, thù tạc dân dã, đời thường nơi chiếu rượu. Những từ tục như: ẻ vô, cứt đóm, vv… tạo ra nhân vật rất khu biệt, gây bất ngờ. Cái hay là Lập biết sử dụng nói tục, dùng các yếu tố phương ngữ ở mức độ vừa phải vào để câu chuyện cuốn hút, mà không gây phản cảm. Bây giờ, ngôn ngữ Nguyễn Quang Lập trong kí ức vụn vỡ đã bắt đầu xâm nhập vào đời sống. Ra Đồng Hới cuối tháng 7 rồi, khi công bố danh sách ban chấp hành hội văn nghệ mới, có người thốt lên: "ua chầu chầu, chấp hành bữa ni trẻ hè. “Ua chầu chầu” là chữ của Lập. Những chữ như hay hề, hay hề, thất kinh, thế a, thế a … xuất hiện thờng xuyên trong

Kí ức vụn hay Blog Quê choa cũng được nhiều người sử dụng. Nghĩa là Lập đã tạo thêm chút vốn từ vựng cho cuộc sống thêm phong phú…" [25]

Trong tạp văn của Nguyễn Quang Lập, từ "ua chầu chầu" được lặp lại rất nhiều lần khi thì được nhân vật đám đông nói

“Bà con vui vẻ nói ua chầu chầu sướng hề, sướng hề… Bà con xôn xao nói ua chầu chầu các đồng chí bạn dại hè đế quốc Mỹ không đuổi đi đuổi chim… Bà con nói: ua chầu chầu tư bản ngu chi ngu lạ... bà con nói ua chầu chầu đồng chí cu Chành tài hè…" [21, Hố xí hai ngăn]

Những từ đó theo chúng tôi đó là từ, ngôn ngữ của chính nhà văn Nguyễn Quang Lập. Khi thì tác giả gắn cho một nhân vật nào đó trong tác phẩm nói, khi thì của chính tác giả kể:

"Một người gầy gầy, đen đen, thâm thấp, ăn mặc như ông xe ôm đi từ trong hội trường ra mặt mày sớn sác, miệng lẩm bẩm ua chầu chầu… mần chi rứa hè. Hóa ra đó là Trần Vàng Sao." [20, tr. 202]

Đây là nhân vật bị ám ảnh một điều gì, một quyền uy nào đấy. Nhân vật luôn luôn có cảm giác bị nỗi sợ hãi bủa vây. Nghi ngờ và sợ hãi chính là đặc điểm của con người thời hậu hiện đại trước sự đổ vỡ tàn lụi vào niềm tin vào một chân lý duy nhất.

Những từ thông tục trong tạp văn của Nguyễn Quang Lập không chỉ dừng lại ở những từ hài hước, tục bậy mà còn là những từ mang tính chất sex, cả khi viết về người nông dân và người nghệ sỹ. Qua những từ ngữ đó, tác giả muốn nhấn mạnh khắc họa rõ nét đặc điểm tính cánh của nhân vật.

"Anh nói hóa ra đàn bà mồm nói tim bụng mơ con cặc. Chị cú anh nói điêu, em quan tâm cái gì ? Anh cười bẽn lẽn nói anh xin lỗi, anh nói đùa mà. Chị lại hôn anh đánh chụt nói nựng yêu nắm mừ, yêu nắm mừ."

Mình nói chà, thôi đi, tao còn lạ gì. Thằng Đạt cười khịt khịt nói tui nói nhỏ anh nghe, bướm con ni no hair, no hair... Nó nói theo con ni thời sinh viên, thọc tay vào bướm thấy trơn lớt, kéo quần ra coi, thấy cái bướm trắng hếu, y chang bướm con nít, sợ quá bỏ chạy luôn.” [ 21, Đa phu ].

Đối với mỗi nhà văn, mỗi ngày sống chính là một ngày đi thực tế, và trải cuộc đời mình ra để chiêm nghiệm. Viết đối với ông chính là quá trình khai

thác những vỉa quặng của cuộc sống đó kết tinh trong bản thân người cầm bút, tức khai thác cái lượng sống phong phú đó chuyển hóa, đã cô đặc thành chất sống, là sự rút ruột nhả tơ cho tâm hồn. Tạp văn Nguyễn Quang Lập đưa cả những chuyện sex vào trong trang văn của mình.

“Hai tháng sau, buổi trưa chú D có việc vào Đồng Hới hai ngày, khi về nhà thì thấy đít thằng Thanh đang nhoay nhóay trên bụng thím L.” [ 20, tr. 28]

"Sau lại thấy mệ Hó ra hố xí là ông Mẹt Lạm kêu đau bụng liền. Mình hỏi cu Đán răng thấy mệ Hó ra hố xí là bọ mi đau bụng? Nó nói bọ tui đau cu

không phải đau bụng. Mình không hiểu, hố xí vừa chật, vừa thối inh, làm gì được ở đó. Cu Đán nhăn răng ra cười nói tui thấy bọ tui lẹo với mệ Hó rồi, hay lắm. Nó chồm lên bụng mình dập dập nói ri nì ri nì, Hó ơi anh yêu Hó, Hó ơi Hó ơi anh yêu Hó ..." [21, Hố xí hai ngăn]

Từ thông tục là lớp từ được Nguyễn Quang Lập sử dụng nhiều trong một số các tác phẩm như Hố xí hai ngăn với 71 lần xuất hiện, Đa phu với 60 lần,

Tết miềnthơ ấu với 55 lần, Người đẹp 29 lần. Trong truyện người đẹp Nguyễn Quang Lập sử dụng rất nhiều từ ngữ thông tục như: Thằng con nít, đẻ, tụt quần, bướm tao, đá đít nó, tao đéo diễn ...

“Hôm đoàn kịch tổng kết năm, mấy anh lớn tuổi trêu chị, chị tức nói tôi

iả vào mặt các ông. Một ông nói đây đây tụi nằm ngửa ra cho bà tụt quần ỉa để tụi xem cái của bà he he... Chi xông tới đòi tụt quần nói nằm xuống nằm xuống đi! mấy ông này bỏ chạy té re.” [20, tr.254]

Qua sử dụng lớp từ thông tục, chúng tôi thấy một nội lực sáng tạo, và nhà văn Nguyễn Quang Lập, đem đến nhiều kinh nghiệm viết bổ ích cho những nhà văn trẻ. Phẩm chất tái tạo nên tiếng cười biểu hiện tư chất thông minh, một thiên khiếu và sự sâu sắc của nhà văn. Nhiều tác phẩm văn học Việt Nam hiện thời nghiêm trang, đạo mạo quá thành ra tẻ nhạt. Tạp văn đó đưa đến một luồng sinh khí mới, hiếm và quý. Chất hài trong lớp từ thông tục mà Nguyễn Quang

Lập sử dụng là cả một cõu chuyện đỏng bàn. Kỹ thuật tự sự cũn cho thấy kỷ luật lao động của một nghệ sỹ, một tri thức. Trong đời sống cũng như trong văn chương, người ta sống giả nhiều lắm, như thế tức là chưa tới cừi văn. Mỗi thời, mỗi tỏc giả lại có cỏch nhỡn, cỏch biểu đạt riờng. Nhỡn nhận một tỏc phẩm nờn quan tõm hai việc cựng một lỳc, những nguyờn lý gốc của văn học

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TẠP VĂN NGUYỄN QUANG LẬP (Trang 38 -46 )

×