Kết cấu tơng phản, đối lập giữa hai bình diện tốt xấu.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn thời kỳ đầu của M.gorki (Trang 28 - 34)

Từ việc khảo sát một số yếu tố kết cấu cốt truyện trong truyện ngắn hiện thực thời kỳ đầu của M. Gorki, chúng tôi thấy Ngời bạn đờng của tôi là một trong những truyện ngắn tiêu biểu đã đợc xây dựng cốt truyện theo dạng kết cấu tơng phản, đối lập giữa hai bình diện tốt xấu.

Tác phẩm Ngời bạn đờng của tôi đã khắc họa đợc chân dung của hai tuyến nhân vật có biểu hiện tốt xấu rõ ràng. Sự mâu thuẫn tơng phản đó đợc xây dựng qua hai nhân vật đó là giữa nhân vật "tôi" và công tớc Sakrô. Mở đấu tác phẩm, sự tơng phản đối lập của hai nhân vật này đã bắt đầu gây đợc sự chú ý cho ngời đọc. Về diện mạo, Sakrô đợc miêu tả với cái dáng "ngời mập mạp, chắc nịch và khuôn

mặt phơng đông đóng khung trong bộ râu đẹp... cùng với dáng đi lời nhác và cái nhìn đần độn, chán chờng của hắn"(10- Tr 194). Còn ngợc lại nhân vật "tôi thì áo quần rách rới, chiếc đai da phu khuân vác lủng lẳng sau lng, thân hình lấm lem bụi than"(10- Tr 195).

Tác giả bắt đầu miêu tả cụ thể theo tính cách, hành động, suy nghĩ của từng nhân vật. Sakrô là một gã bảnh bao, khi nhìn thì "đôi mắt hắn rực lên ngọn lửa thèm thuồng, thú vật", lúc đói hắn vồ lấy tất cả bánh mì và "nhai ngấu nghiến không ngừng, vừa ăn vừa nhìn quanh nh một con thú dữ nh sợ ai cớp mất miếng ăn của mình "(10- Tr 196). Khi nhân vật "tôi" thơng hại đem cho. Vốn xuất thân từ tầng lớp quý tộc nhng hắn là một kẻ lời nhác, muốn sống và hởng thụ trên mồ hôi công sức lao động của ngời khác. Vì thế mà không quen lao động, chỉ viện cớ này, cớ khác không chịu làm, chỉ ăn, ngủ, mà còn chế nhạo ngời khác. Cứ theo lời hắn kể, sau khi "chén cả một con cừu non" với ba chai rợu vang vào quãng mời hai giờ tra, tới hai giờ chiều hắn đã ăn ngay đợc một cách dễ dàng.... một bát tô đầy cơm nấu với thịt, một sămpua thịt nớng chả, vô số loại thức ăn Kap Kaz khác nhau"(10- Tr 203). Trong lúc đó nhân vật "tôi" là con ngời siêng năng, chăm chỉ, chịu khó và giàu lòng thơng ngời. Khi gặp và làm quen với Sakrô, thấy đợc tính cách của hắn, nên đã mua da hấu, bánh mì, thịt cho hắn ăn. Trong lúc đó, mình cũng là kẻ đang rơi vào hoàn cảnh số phận "dới đáy" nên không lấy gì làm sung s- ớng. Nhân vật "tôi" còn cảm động, đau lòng trớc con ngời đói khát đó và đã kết bạn cùng đờng. Nhng trên suốt con đờng hành trình này, Tác giả xây dựng giữa hai nhân vật này không có một sự tơng đồng nào về nhân cách, suy nghĩ, việc làm cả. Đối với công tớc Sakrô, t tởng của hắn vẫn cho rằng: "vì một thằng nông dân mà xử tội một vị công tớc thì không nên - Thằng nông dân là cái thá gì cơ chứ ? Đây này ! - Sakrô chỉ một cục đất - Còn vị công tớc thì nh một vì sao"(10- Tr 199). Không chỉ dừng lại ở đó hắn còn là một kẻ man rợ, tàn bạo sống trong một

môi trờng sung sớng, chiều chuộng của những kẻ có tiền, lấy đồng tiền làm sức mạnh,nên Sakrô thờng sa vào cảnh ăn chơi xa hoa trụy lạc không thể dứt đợc. Thế nhng khi rơi vào hoàn cảnh khốn cùng của một kẻ "dới đáy" xã hội, tính dâm đãng của hắn "thèm đến mức không thể bỏ qua một ngời đàn bà nào, dù là tuổi tác, hình dáng nh thế nào"(10- Tr 210). Trong kết cấu cốt truyện, những biểu hiện xấu xa của Công tớc Sakrô đợc phản ánh sâu đậm bao nhiêu thì nét bản chất tâm hồn tốt đẹp của nhân vật "tôi" nổi bật bấy nhiêu. Trớc hành vi, nhân cách của Sakrô, nhân vật "tôi" đã bừng lên ngọn lửa căm hờn, nhng lại nhờng nhịn, nghiên cứu hắn, kể với hắn về cảnh đẹp, đọc thơ của Puskin cho hắn nghe, và còn chứng minh với hắn, đàn bà là ngời hoàn toàn không thua kém gì hắn. Mục đích của nhân vật "tôi" là muốn khơi dậy lơng tâm làm ngời của hắn. Vậy mà sự đần độn, lời nhác và thiếu văn hóa của hắn lại không gây nên một ấn tợng nào cả "Khi tôi giải thích cho hắn biết những nguyên nhân đã thúc đẩy dân Nga ngu độn kéo tời Krm kiếm ăn thì hắn lắc đầu hoài nghi, bác bẻ: Tao không hiểu ! Sao lại có thể thế đợc !... Gru zya chúng tao, ngời ta không làm những điều ngu dại nh thế "(10- Tr 221). Rồi Sakrô nổi khùng lên vì theo ý hắn, "tôi" đã làm nhục hắn.

Đi trên biển, giữa lúc gặp cơn điên cuồng thịnh nộ của thiên nhiên, nhân vật "tôi" đã cố gắng hết sức lực để vừa chống chọi với sóng biển vừa cứu Sakarô, lòng thơng ngời của nhân vật "tôi" lại không đợc đền đáp mà đúng làm ơn mắc phải oán. Một kẻ luôn có những hành vi thái độ trơ tráo, ngây thơ không biết sự xấu xa gì đã kết tội cho "tôi" muốn dìm chết nó, đây quả thực là một câu nói khủng khiếp và ghê rợn. Thời gian cứ thế trôi đi, một con ngời giàu nghị lực và có tấm lòng bao dung cao cả nh nhân vật "tôi" đáng lẽ phải đợc đền đáp những gì tốt đẹp nhất của một con ngời. Còn Sakrô, bản chất đen tối và xấu xa của tầng lớp quý tộc nh đã ăn sâu vào con ngời của hắn, cuộc sống chỉ biết"vui tính khi đợc ăn no, ỉu xìu khi đói bụng". Hắn còn là kẻ say rợu, dâm đãng, lòng tham lam thì không cùng.

Hắn còn ăn cắp tiền của ngời đã giúp đỡ mình trong suốt quãng đờng. Đặc biệt cuối tác phẩm Sakarô có nói tới sự trả ơn cho kẻ "chân đất" nh "tôi" khi về nhà với bố mẹ hắn, sau đó "hắn biến mất- biến mãi mãi"(10- Tr 237). Một lần nữa lời nói, việc làm đó lại đợc hiện nguyên hình với bản chất xấu xa đen tối của hắn. Đối với nhân vật "tôi" tuy không bao giờ gặp con ngời ấy nữa nhng vẫn nhớ đến hắn với một tình cảm tốt lành và tiếng cời vui vẻ.

Bằng nghệ thuật kết cấu cốt truyện tơng phản, đối lập cho thấy nhân cách và tâm hồn cao thợng của nhân vật "tôi" càng nổi bật bao nhiêu thì ngợc lại đứa con yêu của tầng lớp quý tộc nh Sakrô lại xấu xa bỉ ổi bấy nhiêu. M. Gorki đã tỏ rõ thái độ phê phán vào bộ mặt thật của tầng lớp quý tộc xã hội Nga đơng thời, khi rơi vào hoàn cảnh "dới đáy" chúng mới hiện nguyên hình của những kẻ giả nhân, giả nghĩa, bản chất đen tối, dốt nát, tham lam, mọi rợ. Chúng chỉ muốn thừa hởng, ăn bám trên sức lực của ngời lao động chân chính. Cũng bằng nghệ thuật kết cấu này, nhà văn đã đề cao những nét đẹp vốn có trong bản chất con ngời lao động. Dù ở hoàn cảnh nào, tình thơng yêu con ngời và giàu lòng vị tha của họ vẫn luôn tỏa sáng trong màn đêm đen tối của cuộc đời đầy rẫy bất công cay nghiệt đang bao trùm trên đất nớc Nga cuối thế kỷ XIX những năm đầu thế kỷ XX.

Vậy, bằng bút pháp nghệ thuật sắc sảo, M. Gorki đã xây dựng kết cấu cốt truyện trong truyện ngắn hiện thực thời kỳ đầu một cách độc đáo, đa dạng, linh hoạt. Qua đó nhà văn muốn phản ánh sâu sắc về xã hội nông nô chuyên chế ở Nga cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX, xã hội đó đã tạo ra sự bất công giữa tầng lớp quý tộc với con ngời lao động chân chính. Một xã hội đã đẩy những con ngời lơng thiện trợt dần xuống vực sâu của sự tha hóa, họ trở thành những kẻ ăn xin, kẻ lu manh, kẻ làm gái điếm... cuộc đời, số phận của họ cứ lâm dần vào thế bế tắc cùng đờng không lối thoát, nhân cách họ cứ bị méo mó đi bởi những việc

làm bất chính mà ngời đời xem đó là hành vi tội lỗi đáng nguyền rủa. Nhng dù trong hoàn cảnh nào thì bản chất trong sáng và tâm hồn cao đẹp của mỗi ngời vẫn bừng sáng lên. Điều quan trọng hơn là nhà văn đã nghe đợc nhịp đập con tim của họ, nắm bắt đợc ớc mơ, khát vọng, đi sâu vào thế giới nội tâm và đi tìm những nét đẹp kín đáo còn ẩn khuất trong mảnh vỡ nhân cách.

Chơng 2

Không gian và thời gian nghệ thuật 2.1. Không gian nghệ thuật.

Trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học, không gian nghệ thuật là một yếu tố quan trọng, một trung tâm tổ chức các biến cố chính của cốt truyện, góp phần bộc lộ chủ đề, t tởng của tác phẩm. Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tợng nghệ thuật. Vì thế, không gian nghệ thuật đã giúp chúng ta khám phá đợc những nét sáng tạo độc đáo trong việc biểu hiện giá trị tác phẩm của nhà văn.

Theo giáo s Trần Đình Sử, không gian nghệ thuật "là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không có hình tợng nào không có không gian, không có nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó. Bản thân ngời kể truyện hay nhà thơ trữ tình cũng nhìn sự vật trong một khoảng cách, góc nhìn nhất định" (Tr 35 - Tr 88).

Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) cho rằng: "Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điển hình, diễn ra trong trờng nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: Cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quảng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật"(19 - Tr 135). Mà điểm nhìn, trờng nhìn là do sự lựa chọn sắp xếp theo một dụng ý nghệ thuật riêng của nhà văn, do đó nó mang tính chủ quan. Có không gian hiện tại và không gian quá khứ, không gian vật thể và không gian tâm tởng, không gian bên ngoài và không gian bên trong, không gian rộng và không gian hẹp, không gian tối và không gian sáng ... Mỗi đặc điểm về

không gian nghệ thuật bao giờ cũng chứa đựng một ý nghĩa nhất định. Vì vậy, nó trở thành ngôn ngữ, biểu tợng của nghệ thuật. Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả. Và nhà văn khi sáng tạo nên tác phẩm thờng chọn cho mình một không gian riêng sao cho chủ đề, t tởng đợc bộc lộ một cách tốt nhất.

Khi tiến hành khảo sát không gian nghệ thuật, chúng tôi đặt trong mối quan hệ giữa nó với các yếu tố nghệ thuật khác nh các chi tiết, sự kiện, kết cấu, thời gian để qua đó tiến ra những màu sắc riêng về không gian nghệ thuật trong truyện hiện thực thời kỳ đầu của Gorki.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn thời kỳ đầu của M.gorki (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w