Vấn đề ngữ nghĩa trong lời thoại nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 79 - 80)

17 XVII 22 27 47 48 128 18 XVIII5318563

3.1.2. Vấn đề ngữ nghĩa trong lời thoại nhân vật

Bàn về nội dung ngữ nghĩa trong lời thoại nhân vật, tác giả Nguyễn Thái Hòa viết: nhiều khi không cần tác giả miêu tả diện mạo, xuất thân, thành phần xã hội mà chỉ nghe các nhân vật đối đáp, ngời đọc cũng có thể hình dung khá đầy đủ về các nhân vật ấy... Nói là hành vi bộc lộ tâm lí, tính cách rõ nhất, khó có thể che

giấu. Nếu một nhân vật cứ muốn che giấu thì ngời ta cũng nhận biết đợc tính cách dối trá của nhân vật. Lời nói là diện mạo, tâm hồn tính cách nhân vật (21, tr. 66).

Có thể khẳng định rằng cả trong thực tế cuộc sống hay trong nghệ thuật, lời nói là một trong những phơng diện quan trọng mà qua đó có thể phản ánh rõ tâm lý, tâm t nguyện vọng, tính cách của mỗi ngời, mỗi giới.

Cùng ý kiến đó, tác giả Phan Cự Đệ viết: trong lời ăn tiếng nói con ngời có dấu ấn của kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, t tởng và tâm lý của họ. Đằng sau mỗi câu nói điển hình có phản ánh ít nhiều một hoàn cảnh xã hội và một tiểu sử cá nhân. Ngôn ngữ của nhân vật là một thứ ngôn ngữ phản ánh tính cách (13, tr. 90).

Điều này có nghĩa là, bên cạnh nội dung thông tin trao - đáp, thì mỗi lời thoại đều có thể giúp chúng ta hiểu thêm về bản thân ngời phát ngôn. Nói cách khác, thế giới bên trong của nhân vật không chỉ đợc phát hiện bằng ý nghĩa lôgíc của lời nói mà còn đợc bộc lộ qua cách nói, cách tổ chức lời nói.

Sau đây chúng tôi sẽ đi vào xét cụ thể ngữ nghĩa qua lời thoại nhân vật nữ

Một phần của tài liệu Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w