Hành động điều khiển

Một phần của tài liệu Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 62 - 73)

17 XVII 22 27 47 48 128 18 XVIII5318563

2.2.3. Hành động điều khiển

2.2.3.1 Hành động cầu khiến

Trong ngôn ngữ học truyền thống,cầu khiến thờng đợc nghiên cứu với t cách là một kiểu câu riêng lẻ. Vì thế cho nên nó còn có những tên gọi khác nh: Câu mệnh lệnh, câu khiến, câu cầu khiến...

Theo tác giả Hoàng trọng Phiến Câu khiến có nhu cầu của ý chí làm thành yếu tố thờng trực của câu. Nó nêu lên ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu ngời nghe đáp lại bằng hành động(38, tr.288).

Theo tác giả Diệp Quang Ban: Câu mệnh lệnh (còn đợc gọi là câu khiến) đ- ợc dùng để bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc ngời nghe thực hiện điều đợc nêu lên trong câu và có dấu hiệu hình thức nhất định (4, tr. 238).

ở đây chúng tôi xếp hành động cầu khiến với các điều kiện:

- Hành động này đợc đặt trong quan hệ với ngời sử dụng, ứng với lời một nhân vật - phát ngôn cầu khiến.

- Hành động cầu khiến đợc sử dụng khi ngời nói đa ra phát ngôn về một yêu cầu nào đó, mong muốn ngời nghe thực hiện hành động.

Dựa vào mức độ thực hiện của ngời nghe, có thể chia hành động cầu khiến ra nhiều nhóm nhỏ. ở đây căn cứ vào thực tế khảo sát, chúng tôi chia hành động cầu khiến ra thành 4 tiểu nhóm:

(1)Mệnh lệnh, yêu cầu, cầu khiến, đề nghị

(2)Khuyên răn, ngăn cản, dặn dò, nhắc nhở

(3)Đe dọa, thách thức, cấm

(4)Trấn an, động viên an ủi Sau đây là bảng thống kê:

Bảng 2.6 Bảng thống kê hành động cầu khiến qua lời thoại nhân vật nữ

(đối sánh với nhân vật nam) trong truyện ngắn Ma Văn Kháng.

TT Số lần Số lần xuất hiện Truyện Mệnh lệnh, yêu cầu, cầu khiến, đề nghị Khuyên răn, ngăn cản, dặn dò, nhắc nhở Đe dọa, thách thức, cấm, cảnh báo Trấn an, động viên, an ủi

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

1 I 1 0 0 0 0 3 0 0 2 II 3 0 2 0 0 2 0 0 3 III 2 1 0 0 0 3 0 0 4 IV 13 3 1 3 3 0 0 0 5 V 1 8 3 1 0 1 0 3 6 VI 2 2 9 0 0 5 2 0 7 VII 0 0 0 1 2 0 0 0 8 VIII 0 13 2 4 0 2 4 0 9 IX 6 0 2 0 2 0 7 0 10 X 5 1 2 4 0 0 0 0 11 XI 5 10 1 15 0 6 1 0 12 XII 5 4 0 0 0 0 0 0 13 XIII 5 11 0 6 0 0 7 2 14 XIV 0 5 0 0 0 0 0 0 15 XV 5 9 3 5 2 0 0 0 16 XVI 0 0 0 0 0 0 0 0 17 XVII 6 12 2 1 0 9 3 0 18 XVIII 5 14 2 15 0 0 4 2

19 XIX 4 8 0 1 0 1 3 020 XX 10 15 0 3 0 9 3 0 20 XX 10 15 0 3 0 9 3 0 Tổng Tỷ lệ % 72 52,1 114 51,6 24 17,4 58 26,2 11 8,0 42 19,0 31 22,5 7 3,2

Qua số liệu thống kê, chúng tôi thấy hành động cầu khiến của nhân vật nữ, xuất hiện nhiều hơn so với hành động cầu khiến của nhân vật nam (nữ 221/1583, chiếm 14 %; nam 138/ 1089, chiếm 12,8%). Hành động cầu khiến của nhân vật nữ có sự phân bố không đều giữa các tiểu nhóm. Tiểu nhóm mệnh lệnh, yêu cầu, cầu khiến, đề nghị có tần số xuất hiện nhiều nhất còn tiểu nhóm trấn an, động viên, an ủi có tần số xuất hiện thấp nhất. Đồng thời đây cũng là tiểu nhóm duy nhất có tần số xuất hiện ít hơn nam giới. Do tiểu nhóm này có tần số xuất hiện ít nh thế nên chúng tôi không đi vào xem xét cụ thể.

(1) Hành động mệnh lệnh, cầu khiến, yêu cầu, đề nghị.

Hành động mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, cầu khiến là nhóm hành động đợc sử dụng khi ngời nói muốn ngời nghe thực hiện một điều gì sau khi nói. Cùng với các động từ do con ngời điều khiển là các từ tình thái đứng cuối câu nh: đi, nhé, đã, thôi, nào... Để thể hiện hành động này, ngời nói thờng sử dụng các động từ chỉ hoạt động cơ thể ngời nh bớc, cút, ra, về, chạy, đếm... Tỉ lệ nhóm hành động này giữa nam và nữ có sự chênh lệch nhau tơng đối cao (nam 72/138, chiếm 52,1%; nữ 114/221, chiếm 51,6%). Đồng thời cách thể hiện cũng không giống nhau.

a. Hành động mệnh lệnh

Hành động mệnh lệnh là hành động đợc sử dụng khi ngời phát ngôn với thái độ nghiêm trang, căng thẳng, bực tức, dận dữ... và lời trao là những mệnh lệnh, hớng đến ngời nghe với mục đích bắt buộc ngời nghe phải thực hiện một hành động cụ thể, ngay lập tức sau khi nói. Đây là hành động có lực ngôn trung mạnh nhất. Loại hành động này thờng dùng các động từ mạnh nh cút, xéo, câm, im... kèm ngữ điệu nhấn mạnh, có thể gây phản ứng ở ngời nghe.

Trong Phép lạ thờng ngày, đối mặt với nhiều thử thách của cuộc sống: Công việc bộn bề, cuộc sống túng bấn, ốm đau bệnh tật, con cái nheo nhóc... Đào không còn đủ tỉnh táo, chị dận dữ với tất cả, thậm chí cả với hai đứa con bé bỏng:

(74) - Mày có câm ngay không? Câm ngay! Câm ngay không thì tao...

giết! Tao giết! (XX, tr.390)

Động từ mang tính chất mệnh lệnh câm ngay đợc lặp lại tới ba lần trong một lợt thoại ngắn. và ngay sau đó là một hành động đe dọa cũng đợc lặp lại hai lần. Hành động mệnh lệnh ở lợt thoại này có lực ngôn trung rất mạnh, điều này cho thấy ngời nói muốn ngời nghe thực hiện ngay tức thì mệnh lệnh của mình.

Hay trong Bồ nông ở biển, trớc mâu thuẫn với mẹ chồng, trong trạng thái căng thẳng, Thoa đã nhiều lần dùng hành động mệnh lệnh:

(75) - Thế! Mày bng mâm cơm đổ ngay hết xuống cống rãnh sau bếp cho tao!

Hoặc là: Vợ Lơng đỏ văng mặt, quát:

- Bà im ngay đi! (XVII, tr. 34)

Và bà Ninh cũng không phải là ngời vừa, bà đã đáp lại con dâu với thái độ quyết liệt:

(76) - Cái con mặt sữa gan lim kia, mày cút ra khỏi nhà này đi! Cút ngay

(XVII, tr. 37).

Điều đáng chú ý là, nếu đối sánh với hành động mệnh lệnh của nhân vật nam, thì hành động mệnh lệnh của nhân vật nữ, thái độ của họ cũng không kém phần quyết liệt, hung hăng, giận dữ, và đều đe dọa thể diện ngời nghe.

Nếu Quỳ trong Cỏ dại, kèm theo hành động mệnh lệnh là lời đe dọa vợ: Im mồm, đi vào nhà ngay! không tao cho một nhát, rồi tao đi tù, thì kèm theo mệnh lệnh của Đào cũng là hành động đe dọatao giết; kèm theo hành động mệnh lệnh của Thoa là thái độ phản ứng quyết liệt Đỏ mặt, tay áo xắn, nhảy vào nhà; của bà Ninh là gạt, tiến thẳng, uất khí, là hành động chửi và cách xng

hô: tao - mày... Những hành động đi kèm này làm cho phát ngôn mệnh lệnh của ngời phát ngôn có hiệu lực tức thì nhng không gây thiện cảm cho ngời nghe.

b. Hành động cầu khiến

Hành động này thờng đợc sử dụng khi ngời nói muốn ngời nghe thực hiện một điều gì sau khi nói. Tuy nhiên nếu so với hành động mệnh lệnh thì thái độ của chủ ngôn trong hành động này mềm mỏng hơn, thân tình hơn.

ở hành động này, ngời phát ngôn thờng sử dụng các động từ chỉ hoạt động của cơ thể ngời: ngồi, chạy, bớc, ăn, nói...với các tình thái từ cuối câu nh: đi, nhé, đã, thôi, nào...

Trong Thầy Thế đi chợ bán trứng, Thuận vừa lờm gã (ông Khởi), vừa nhét vào túi gã tờ giấy năm ngàn rồi đập tay vào vai gã, suồng sã quát:

(77) - Thôi đi đi, tinh tớng nó vừa vừa thôi! (VIII, tr. 152)

Hành động cầu khiến này của chủ ngôn đợc đi kèm với: lờm, nhét vào túi tờ giấy năm ngàn và tình thái từ thôi đứng ở đầu và cuối phát ngôn, cho nên nó có hiệu lực tức thì và không gây phản ứng không đe dọa thể diện ngời nghe.

c. Hành động yêu cầu

Hành động yêu cầu là hành động mà ngời nói đa ra nhằm buộc ngời nghe thực hiện một điều gì đó theo ý mình, có lợi cho mình. Đối với loại hành động này lời đáp thờng thể hiện sự chấp thuận bởi phía sau ngời nói thờng là pháp luật, chức trách, là lẽ phải...

Loại hành động này, thờng đợc thể hiện bằng động từ yêu cầu với ngữ điệu nhấn mạnh. Nhng cũng có khi nó đợc thể hiện một cách ngầm ẩn. Nhân vật nữ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng ít sử dụng loại hành động này, và nếu có thì cũng thể hiện dới dạng ngầm ẩn.

Trong Thầy Thế đi chợ bán trứng, khi trông thấy gã Khởi, nhân viên thuế vụ, tên học trò h đốn, lời biếng đã bị thầy Thế đuổi học cách đây hàng chục năm, cái Thuận chống tay lên sờn, nhìn ra trớc cửa hàng chao chát:

(78) - Ông Khởi, đừng có dở trò hạch sách. Thầy, cô tôi mua vé chợ, đóng thuế chợ đầy đủ rồi! (VIII, tr. 151)

Trái lại, nhân vật nam khi sử dụng hành động này, thờng sử dụng ngay chính động từ yêu cầu.

- Yêu cầu bà con đi lối bên để xuống đò qua sông. Nhà phà ngng việc

chuyên chở vì có sự cố (XVIII, tr. 235).

d. Hành động đề nghị

Hành động đề nghị là hành động mà ngời nói đa ra lời trao đề nghị ngời nghe cho phép mình thực hiện một hành vi nào đó có lợi cho mình nên sắc thái của câu trao thờng là mềm dẻo, thể hiện thái độ lịch sự, nhún nhờng phù hợp với mục đích câu đề nghị. Hành động này thờng sử dụng các động từ: đề nghị, xin... và các tình thái từ ở cuối câu nh: nhé, nào, với, chứ...

Trong Bến bờ, trên đờng trở về quê, trong sự vội vã, nhng chị Nhâm cũng đã kịp rẽ vào trung tâm để đề nghị:

(79) - Tôi xin nghỉ phép! (XVIII, tr. 220)

Hay trong Ngõ nhỏ tràn ánh trăng, Yêng đã đề nghị ngời yêu:

(80) - Để em đỡ! Để em đỡ!...Để em đỡ cho nào! (XV, tr. 285)

(2) Hành động khuyên răn, ngăn cản, dặn dò, nhắc nhở

Nhóm hành động này có tần số xuất hiện cao thứ hai trong bốn nhóm thuộc hành động cầu khiến, và cao hơn gần gấp đôi so với tiểu nhóm hành động này của nhân vật nam (nữ 58/221, chiếm 26,3 %; nam 24/138, chiếm 17,4 %).

a. Hành động khuyên răn

Hành động khuyên răn là hành động thờng đợc sử dụng khi ngời nói muốn thể hiện thái độ quan tâm đối với ngời nghe, muốn một điều gì tốt đẹp cho ngời nghe, và mong muốn ngời nghe thực hiện hành vi khuyên răn đó. Để thể hiện hành động này, ngời nói sử dụng các động từ: khuyên, khuyên nhủ, khuyên răn, khuyên can, nên, phải...

Nội dung hành động khuyên răn qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng khá đa dạng, có thể kể đến nh sau:

Đó là lời khuyên của Yêng đối với ngời yêu về việc phải biết giữ gìn, quí trọng sức khỏe:

(81) - ừ, anh đừng di động nữa. Vào tuổi này em mới nhận ra, chẳng có gì là quí hơn sức khỏe, anh à. Đời ngời, nghĩ thấy lắm bất trắc mà sợ. Đấy, vợ chồng ông Siển đang nh đôi chim câu (XV, tr. 288).

Đó là lời khuyên của bà mẹ Phùng với con trai về điều cần thiết trong cuộc sống vợ chồng:

(82) - Phùng ơi, hay là trong ngời con có mầm bệnh gì nên sinh ra thế? Chứ vợ chồng đánh chửi nhau xa lánh nhau cũng chỉ là ban ngày thôi, còn ban đêm phải đầu gối tay ấp, phải lăn lóc với nhau mới là sự sinh hóa, con à! (IV, tr. 75)

Đó là lời khuyên của bà mẹ chồng Hấn với Hấn về việc phải nh thế nào để có cuộc sống tốt:

(83) - Hấn, con à... Con mới ra đây, còn non ngời trẻ dại. Vốn liếng không có một chinh một chữ. Nghề nghiệp không. Mẹ và cả nhà sẽ giúp con. Cần là con phải chịu khó, cơ chỉ làm ăn (XI, tr. 231, 232).

Khi thực hiện hành động khuyên, chủ thể phát ngôn luôn mong muốn ng- ời nghe thực hiện hành động khuyên đó. Chính vì vậy mà chúng ta thấy, trong các lợt thoại trên, để hành động khuyên có hiệu lực, có sức thuyết phục, ngời phát ngôn đã biết lựa chọn, dùng lời lẽ hợp tình, hợp lý, và dùng các hành động ngôn ngữ khác nhằm mục đích hỗ trợ thêm. Trong ví dụ (81), để khuyên ngời yêu giữ sức khỏe, Yêng đã đa thêm lời nhận xét, kèm thêm bằng chứng là cái chết đột ngột của vợ ông Siển. Trong ví dụ (82), nhằm khuyên con trai không nên hờ hững, vô tình với vợ nh thế, ngời phát ngôn đã mở đầu bằng hành động hỏi, nhng đích là nhằm thể hiện thái độ lo lắng, sau đó thực hiện hành động khuyên bằng việc nêu ra vấn đề mang tính qui luật vợ chồng...

mới là sự sinh hóa. Còn trong ví dụ (83), để khuyên con dâu, bà mẹ chồng Hấn đã giảng giải, phân tích và cả hành động hứa hẹn Mẹ và cả nhà sẽ giúp con, sau cùng mới đa ra lời khuyên phải có một nghề, phải chịu khó, cơ chỉ làm ăn... Sự lựa chọn này của chủ ngôn đã tạo đợc hiệu lực tức thì, ngời nghe cảm thấy đẹp lòng.

b. Hành động ngăn cản

Hành động ngăn cản là hành động ngời nói hớng tới ngời nghe nhằm ngăn cản ngời nghe thực hiện một hành vi nào đó. Loại hành động này thờng dùng các từ: thôi, đừng, chớ, khoan... và có khi chỉ có ngữ điệu.

b1. Ngăn cản một hành động than vãn về số phận, hoàn cảnh

Trong Tháng bảy ở chùa làng, nghe những lời than vãn của bà Dinh về sự h đốn của thằng con trai cả, bà Quỳ đã ngăn cản:

(84) - Ô hay! Cô Dinh. Tôi đã nói rồi, năm ngón tay có ngón ngắn, ngón dài. Mọi ngời đều hiểu cả. Than vãn mãi mà làm gì! (XIII, tr. 268)

Hành động ngăn cản của bà Quỳ đợc bắt đầu bằng hành động hô gọi Dinh, tiếp đến là hành động giải trình năm ngón tay...hành độngđộng viên an ủi

mọi ngời đều hiểu cả. Tất cả đều không ngoài mục đích để hành động ngăn cản

than vãn mãi mà làm gì ở phát ngôn cuối cùng của lợt thoại có hiệu lực tức thì.

b2. Ngăn cản một hành động mà ngời nói cho là không nên

Nhân vật Nhờng trong Nhan sắc đàn bà, trớc sự vợt quá giới hạn của ông Lơng, chị đã ngăn cản:

(85) - Đừng, anh Lơng (X, tr. 216).

Trong Lão Siển, trớc hành động dâm dê, bỉ ổi của lão, hai đứa con gái Lão đã thể hiện thái độ phản ứng quyết liệt, nhằm ngăn cản hành động của bố:

(86) - Bố, bố không đợc thế! Mẹ con ốm! (XII, tr. 249)

Lợt lời trên của hai đứa con gái lão Siển, gồm hai phát ngôn. Phát ngôn 1 là hành động ngăn cản, phát ngôn 2 là hành động trần thuật thông báo. ở phát ngôn 2, chỉ một nội dung thông báo nhng nó đã thể hiện đợc sự phản kháng

quyết liệt, kèm thái độ van nài, cầu xin nhằm ngăn cản tức thì việc thực hiện việc làm của ông bố.

c. Hành động dặn dò, nhắc nhở

Hành động dặn dò là hành động ngời nói đa ra lời trao, với thái độ quan tâm, lo lắng những mong ngời nghe thực hiện hành động gì đó mà theo ngời nói là cần thiết. Để thể hiện hành động này, ngời nói thờng sử dụng các động từ dặn dò.

c1. Dặn dò ngời nghe một hành động nào đó cho chính ngời phát ngôn

Trong Bến bờ, bà mẹ Nhâm, trớc tuổi già xế bóng, bà đã dặn chị:

(87) - Mẹ dặn con thế này, Nhâm!…Tất cả gia sản của mẹ chỉ còn là cái nhẫn hai đồng cân này. Con cầm lấy nay mai mẹ có về với bố con thì con lo việc hậu sự cho mẹ. Đừng tang ma mai táng mẹ... (XVIII, tr. 232, 233).

c2. Dặn dò một hành động mà ngời nói cho là cần thiết đối với ngời nghe

Trớc thái độ đang rất bực bội của con dâu, bà Đồng dã dặn cháu:

(88) - Mẹ cháu đang mệt. Cháu phải ăn nhời mẹ. Không nó cáu, nó đánh thì khổ thân (XX, tr. 393).

Trong Thầy Thế đi chợ bán trứng, với thái độ quan tâm lo lắng, cô Nhâm đã căn dặn chồng:

(89) - Anh còn nhớ chỗ em vẫn ngồi bán hàng không? ở khu vực thực phẩm, bên cạnh là cô bé Thuận bán đậu phụ ấy. Anh đi cẩn thận khi qua cái cầu sắt, có chỗ mục ải rồi, khéo tụt chân xuống thì khổ! (VIII, tr. 137)

Cái Thuận cũng đã dặn thầy Thế:

(90) - Thầy giữ cẩn thận. Kẻ cắp ở đây sẵn lắm đấy! (VIII, tr. 45)

(3) Hành động đe dọa, thách thức, cấm, cảnh báo

Tiểu nhóm hành động này xuất hiện 42 lần trong tổng số 221 hành động thuộc nhóm cầu khiến, chiếm 19%. So sánh tiểu nhóm hành động này với nhân vật nam, chúng ta thấy tiểu nhóm này của nhân vật nữ có tần số xuất

Một phần của tài liệu Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w