7. Cấu trúc luận văn
2.2.2.2. Vun đắp tình hữu nghị quốc tế trong sáng
Sự thấu hiểu, hợp tác giúp đỡ, tình hữu nghị thân thiện giữa các quốc gia trên thế giới là hết sức cần thiết - cả trong thời chiến lẫn thời bình. Tình cảm quốc tế ấy xuất phát một cách tự nguyện và bền chặt, thắm thiết theo thời gian, đặc biệt với những quốc gia gần gũi, có nhiều tơng đồng về văn hoá, lịch sử và hoàn cảnh sống Việc xây dựng tình hữu nghị quốc tế cao cả là một nhiệm vụ… không chỉ riêng ai, riêng quốc gia nào, nhất là trong những thời kỳ biến loạn chiến tranh. Văn hoá nghệ thuật cũng là nơi để gửi gắm, thể hiện và củng cố, xây dựng tình cảm này. Trớc Thu Bồn, trong trờng ca "Bài thơ Hắc Hải" (1955 - 1958), Nguyễn Đình Thi cũng đã nêu cao thứ tình cảm "không biên giới" này:
"Từ nay khắp đất trời xa lạ Nơi đâu ta cũng có quê nhà Anh em ta đó ngời lao khổ Góc biển Nga này cũng quê ta Hãy xem dẫu không cùng tiếng nói Mắt chúng ta nhìn đã hiểu nhau Chúng ta là anh em mãi mãi Cả bây giờ và cả mai sau".
Song, đấy cũng chỉ là tình gắn bó, kết đoàn của những ngời lính thuỷ đánh thuê cho quân xâm lợc trên đất Nga, tình "đồng chí" của những "ngời lao
khổ" ly quê trên góc biển Nga trớc ngày cách mạng Nga bùng nổ. Sau bao ngày
lênh đênh, tủi cực, họ đã gần, đã hiểu, đã thơng nhau hơn và thề kết đoàn để chống lại cuộc chiến phi nghĩa, đón chào "Cộng hoà Xô viết - nơi đầu tiên giải
phóng loài ngời", kiến thiết "giấc mơ hạnh phúc cho nhân loại - dẫu không cùng tiếng nói".
Sau Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Đức Mậu trong "Trờng ca s đoàn" cũng dành nhiều trang viết sâu sắc về tình gắn bó hữu nghị Việt Nam -Lào. Đó là sự tình nguyện ra đi, gắn bó với đất Lào trong cuộc chiến chống ngoại xâm:
"S đoàn tôi sống ở đất Lào
Ngời lính khắc tên mình lên miếng sắt ( )…
Tình nguyện chết giữa vùng trận mạc Chết giữa vùng đất lạ vô danh "… .
Nguyên cớ của sự tình nguyện chiến đấu, chấp nhận gian khổ mất mát, hi sinh ấy chính là ở quyết tâm giải phóng cho dải “địa d da vàng” vì danh dự màu da, vì tình láng giềng thân thiện, vì một cuộc sống hoà bình, tốt đẹp trên bán đảo Đông Dơng:
“Khi địa d“ da vàng" Thành địa d bom đạn
Đất nớc Lào đứng lên đòi giải phóng S đoàn tôi không tiếc máu xơng mình”.
Nh vậy trớc Thu Bồn đã có những trờng ca viết về (hoặc đề cập đến) tình đoàn kết quốc tế. Song "Bài thơ Hắc Hải” thì còn mờ nhạt, “Trờng ca s đoàn” đậm đà
trong tình nghĩa, cao cả trong ý thức và dạt dào trong cảm xúc, tuy nhiên còn thiếu đi những hành động cụ thể, thiếu "chất sống" của sự kiện. Vậy, trờng ca Thu Bồn khi đề cập đến vấn đề này có gì đặc sắc, có gì độc đáo? Có lẽ đấy chính là đầy ắp những hành động cao đẹp thể hiện tình thân hữu, đoàn kết đợc miêu tả một cách chi tiết, tỉ mỉ theo lối tả chân, cùng với nó là những dòng thơ ắp đầy niềm tin hy vọng nhờ sức mạnh của tình đoàn kết quốc tế mang lại cho con ngời.
Trở lại với sáng tác Thu Bồn ở những bài thơ ngắn ta cũng bắt gặp những tình cảm chân thành, trìu mến với nớc Nga xa xôi nơi mà ông đã có dịp đặt chân đến:
Tôi yêu Pút - skin!
Tôi yêu tháng Mời!
Yêu mẹ tôi suốt một đời lam lũ Yêu em suốt đêm dài không ngủ
Đôi mắt sâu quầng nh họng súng đứng canh”. (Mát-cơ-va)
Tình yêu của ông với Pút-skin, với cách mạng tháng Mời, với Mát-cơ-va cũng sâu nồng, cũng thuỷ chung tựa tình yêu với mẹ với em. Tuy nhiên, ở đây chỉ là tình cảm cá nhân, những suy t rung cảm của cá nhân nhà thơ đối với nớc Nga thân yêu, cha thể gọi là tình hữu nghị quốc tế. Chỉ đến trờng ca, với khả năng tổng hợp, với dung lợng tự sự rộng nhất có thể, với lối miêu tả tỉ mẩn, kéo dài, tình cảm đoàn kết quốc tế ấy mới đợc Thu Bồn thể hiện một cách đầy đủ, sinh động, chân thực. Hai tác phẩm nêu bật vấn đề này là“Cămpuchia hy vọng” và “Oran 76 ngọn”. Sau hoà bình 1975 đợc mấy năm, Thu Bồn khoác ba lô đi theo đoàn quân tình nguyện Việt Nam sang Cămpuchia làm nghĩa vụ quốc tế, cứu nớc bạn thoát khỏi nạn diệt chủng của chế độ Pôn Pôt. Trong những chuyến hành quân ròng rã cùng các chiến sỹ tình nguyện, những chuyến nằm vùng dài ngày, Thu Bồn hiểu thêm về đất nớc, về con ngời Cămpuchia cũng nh chứng kiến, thấu hiểu tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nớc Việt Nam-Cămpuchia, đặc biệt trong hoàn cảnh đau thơng của dân tộc họ. Hai bản trờng ca ấy đợc viết từ chính hiện thực của cuộc chiến chống Pôn Pôt trên đất bạn có sự góp sức lớn lao của ta. Nó không chỉ phản ánh tình hình đất nớc Cămpuchia trong bóng đêm của nạn chết chóc, diệt chủng mà còn ca ngợi những ngời lính quân tình nguyện Việt Nam, ca ngợi tình đoàn kết, hữu nghị nhiệt thành, trong sáng của ta với bạn. Bởi hai đất nớc láng giềng cùng màu da này đã từng sát cánh kề vai, cùng chịu bao tang thơng của những cuộc chiến phi nghĩa nhằm chiếm dải Đông D- ơng của quân xâm lợc:
“Ngày đánh Mỹ Mêkông sao sáng
Sóng dội đôi bờ
Phía núi Bà Đen pháo Hoa Kỳ vẫn nổ Hai đất nớc một mối thù
Bầy trực thăng xát lên rừng thốt nốt
Đốt cháy những làng xanh trong trí nhớ của ta”. (Cămpuchia hy vọng)
Thế nhng giờ đây, khi đất nớc Việt Nam đã sạch bóng quân thù, dân tộc Việt Nam đã thống nhất, hoà bình thì trên mảnh đất Cămpuchia lại đang diễn ra một thảm hoạ đau thơng-thảm hoạ diệt chủng của bọn Pôn Pôt vô nhân tính:
“Tổ quốc tôi hai triệu ngời bị giết
Những ngời chết từ lâu xơng họ cũng đủ vùi AngKor Vat Những tợng phật bị chặt đầu
Những ngôi chùa bị phá
Những dòng sông không biết chảy về đâu”.
(Cămpuchia hy vọng)
Không những giết hại hàng triệu ngời dân vô tội, bọn Pôn Pôt còn phá hủy biết bao chùa chiền, đền đài, bao giá trị văn hoá Cămpuchia. Trong hoàn cảnh ấy, đất nớc ta, nhân dân ta, chiến sĩ ta cũng phải đau lòng, cũng không thể làm ngơ. Họ mang đến cho con ngời Cămpuchia, cho đất nớc Cămpuchia trọn tấm chân tình:
“Tôi bỗng nhớ nh in khuôn mặt
Của các chị các anh Đêm lửa đỏ
Khu rừng thêm huyền bí Cháy nữa lên, cháy nữa lên
Ngọn lửa của tình anh mang đến tự Việt Nam”. (Cămpuchia hi vọng)
Cảm nhận, thấu hiểu đợc tình cảm chân thành, sự giúp đỡ vô t và chỗ dựa bình an của đất Việt, những đoàn ngời Cămpuchia đã theo hớng này mà đến:
“Chúng ta sẽ rời khu rừng
Đi về phía Việt Nam Tìm lại một Campuchia
Một tổ quốc nh lòng ta mong muốn”
Mảnh đất Việt Nam thân hữu đang sẵn sàng sẻ chia nỗi đau, sẻ chia nguồn sáng ấm áp cho nhân dân Cămpuchia trong những tháng ngày đen tối tang thơng nhất của lịch sử. Chính tình cảm cao quý ấy đã tiếp thêm nghị lực, sức mạnh và niềm tin cho nhân dân Cămpuchia, dân tộc Cămpuchia, “nâng b- ớc ” họ trên con đờng tiến đến cuộc sống mới tơi đẹp hơn.
Nhng hành trình của những đoàn ngời khổ đau ấy cũng không lọt qua đ- ợc con mắt rình rập quỷ quyệt của bọn Pôn Pôt. Bọn chúng đã cho một binh đoàn lính áo đen phục kích nơi dòng sông biên giới và bên kia sông, các chiến sĩ Việt Nam đang chờ sẵn với những chiếc thuyền, chuẩn bị đa đồng bào Cămpuchia vợt sông, thoát khỏi cảnh đọa đày, chém giết của bọn Pôn Pôt dã man. Trong phút hiểm nguy đang ập xuống đoàn ngời Cămpuchia chạy trốn:
“Ngời chỉ huy Việt Nam hô lớn
Bà con chạy xuống mé bờ sông Có thuyền gỗ chúng tôi đa đón .”
Đó là một mệnh lệnh khẩn thiết, một sự cứu trợ kịp thời, một tâm trạng lo lắng, một sự chia sẻ sâu sắc của quân ta trớc nguy kịch của bao thân phận Cămpuchia. Bằng những dòng thơ tự sự, thuật kể rất rõ ràng, xác thực, Thu Bồn liên tiếp diễn tả những hành động giúp đỡ nhiệt thành của chiến sĩ ta:
“Một chiến sĩ Việt Nam dẫn em xuống bến
Từng loạt đạn quân thù bắn đuổi theo Bãi trống trơ giây phút hiểm nghèo
Ngời chiến sĩ đa lồng ngực ra làm lá chắn - Em phải sống Campuchia ơi em phải sống! Ngời chiến sĩ cho em một chiếc nồi đồng
Chiếc thuyền nhỏ cuối cùng em hãy cố vợt sông ( )…
Ngời chiến sĩ Việt Nam lao ra dòng nớc dìu em về phía bên kia”
Một cuộc chiến quyết liệt giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa tình ngời với sự bạo tàn, vô nhân tính, nhằm giành lại sự sống, giành lại tơng lai cho những con ngời khổ đau, cho một dân tộc khổ đau. Là nghệ thuật, là thơ nhng ở những chỗ nh thế này ta thấy không hề có sự gọt giũa cầu kỳ, hoa mỹ nào của tác giả. Dờng nh Thu Bồn chỉ là ngời chứng kiến và ghi lại những cảnh tợng nguy kịch nhất, những phút giây xúc động nhất của tình hữu nghị Việt Nam- Cămpuchia mà thôi. Ông không tóm lợc, cũng không thêm lời bình phẩm. Mọi chi tiết cứ diễn ra tuần tự, cụ thể, sinh động và chan chứa tình ngời. Từ những hành động ân cần “một chiến sĩ Việt Nam dẫn em xuống bến”, ng“ ời chiến sĩ cho em một chiếc nồi đồng” làm phao vợt sông đến những hành động quả cảm
ng
“ ời chiến sĩ đa lồng ngực ra làm lá chắn”, “ngời chiến sĩ Việt Nam lao ra dòng nớc, dìu em về phía bên kia”, đến cả một lời giục giã, khẳng định “Em phải sống Campuchia ơi em phải sống”, để cuối cùng là một sự hi sinh “anh ngã xuống đứng lên rồi ngã xuống”… đã nói lên tất cả: tình nhân loại thật cao cả, thật đáng ngợi ca.
Oran 76 ngọn
“ ” là bản trờng ca thứ hai về Cămpuchia cũng nhằm ngợi ca tinh thần quốc tế trong sáng của một đội trinh sát quân tình nguyện Việt Nam trong quá trình tìm bắt liên lạc với đơn vị quân nổi dậy nớc bạn ở khu Đông bị bè lũ Pôn Pôt vây hãm hòng tiêu diệt đang cử ngời tìm sự hỗ trợ của ta. Đội trinh sát 9 ngời do Trung làm đội trởng và có Phiên là chiến sĩ trẻ. Dọc đờng, Phiên đã dũng cảm cứu thoát Xôrila - một phụ nữ Khơme -khỏi sự hành
hạ của bọn diệt chủng. Cô gái tình nguyện theo đội chiến đấu, đợc đội chấp thuận vì nghĩa cả thiêng liêng. Khi Xôrila xin thay Phiên đi trớc gỡ mìn, anh một mực khuyên can:
“… Cô gái Campuchia ơi ! em không thể nào đi đợc Những trái mìn chúng tôi thuộc hơn em
( ) …
Chân chúng tôi thờng quen đồi núi
Em còn phải sống đến ngày giải phóng quê hơng Em còn phải sinh con và chăm bón mảnh vờn…”.
Lời khuyên can cũng là lời tâm tình ân cần, chu đáo. ở đây không còn khoảng cách của những con ngời vốn rất xa lạ trên hai miền đất nớc nữa. Thế nhng cuối cùng:
“…Phiên ngã xuống Mới mời tám tuổi đầu Một quả mìn bay…”.
Để đổi lấy tự do yên bình cho nhân dân Cămpuchia, chiến sĩ ta đã hi sinh cả tính mạng của mình dù tuổi đời còn rất trẻ, dù tơng lai còn dài rộng vô cùng.
Đằng sau những dòng thơ miêu tả, đằng sau những lời ngợi ca dạt dào cảm xúc, chan chứa yêu thơng nh thế, Thu Bồn đã gửi gắm một niềm tin, niềm mong mỏi, khát vọng dựng xây tình hữu nghị, đoàn kết quốc tế trong sáng, bền chặt muôn đời.
Qua tìm hiểu, phân tích ta nhận thấy một điều: trờng ca Thu Bồn đau đáu nỗi niềm suy t trăn trở về quê hơng, về mẹ, về cuộc chiến tranh thổi dọc đời mình. Chính trong máu lửa chiến tranh, trong tình yêu và nớc mắt của mẹ, của nhân dân, của đồng đội, của bạn bè, ông càng thấm thía hơn về giá trị của cuộc sống, của yêu thơng chia sẻ, của tình đoàn kết dân tộc và quốc tế. Bởi vậy mà những dòng trờng ca đợc viết ra từ chính tấm lòng nặng nợ với đời của ông luôn toát lên một tình thơng yêu vô bờ bến, luôn chứa đựng một khát vọng xây dựng cuộc sống thực sự tốt đẹp và nhân ái. Niềm khát khao cao cả ấy đã trở thành
một trong những cảm hứng sâu sắc, mãnh liệt cháy trong tâm hồn tài hoa và sáng lên trên những dòng thơ dạt dào xúc cảm của Thu Bồn.
Chơng 3
Những đặc điểm nổi bật về phơng diện nghệ thuật của trờng ca Thu Bồn