Đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc điểm của trường ca thu bồn (Trang 82 - 89)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật

Cùng với những đổi thay của thời đại, những biến động của lịch sử, nhân vật trong trờng ca hoặc là có những hành động táo bạo, phi thờng hoặc là mang một trạng thái tâm lý phức tạp giằng xé giữa cái chung và cái riêng, giữa cái cũ và cái mới, giữa ớc mơ khát vọng và hiện thực Sứ mệnh của ng… ời cầm bút là dù phản ánh phơng diện nào cũng cần khái quát đợc bức tranh hiện thực của thời đại nói chung và sự trởng thành của ý thức nhân vật nói riêng trong dòng biến cố ấy. Bởi vậy, trong sáng tác của Thu Bồn, bên cạnh những tác phẩm chú ý khắc họa hành động nhân vật, ta còn bắt gặp những tác phẩm đi sâu khai thác tâm trạng nhân vật. "Cămpuchia hy vọng" và "Oran 76 ngọn" là những trờng ca bộc lộ rõ khả năng này của nhà thơ.

Nh đã nói, trong "Cămpuchia hy vọng", cốt truyện và nhân vật mang ý nghĩa tợng trng cho con ngời và số phận một dân tộc đang sống trong những năm tháng khốc liệt của lịch sử. Đấy là một thời đại mà nhân dân Cămpuchia đang trong cảnh yên bình bỗng chốc bị kéo ra khỏi nhà cửa, làng mạc, quê hơng và đối diện với bao cảnh chém giết, tàn sát đẫm máu của bọn Pôn Pốt. Tâm trạng họ hoảng loạn, hoang mang, đau đớn, phẫn uất, hờn căm Đó là hình ảnh… một cô gái Xămxơrơn trong trời đêm ngồi bên chiếc giếng - nấm mộ chôn tám ngời thân yêu trong gia đình sau một cuộc tàn sát của bọn dã thú:

"Xămxơrơn ơi trời đã cuối đêm Sao em lại ngồi đây bên chiếc giếng ( )

Tôi chỉ thấy em nhìn xuống giếng ( )

Những xác ngời

những xơng thịt ngổn ngang

Gia đình em tám ngời trong chiếc giếng này sao?"

Không vân vi, diễn giải nhiều, chỉ một dáng hình trong đêm và một ánh nhìn heo hút, vời vợi, tác giả đã cho thấy cả một niềm đau vô tận, một niềm đau không thể nói nên lời của cô gái bất hạnh này! Bởi thế khi Omal ngỏ lời đa cô chạy trốn:

"Xămxơrơn nghẹn ngào Em siết chặt bàn tay

Anh đi đi mang nỗi nhớ đắng cay Em phải ở để trả thù cho mẹ Cả đời em trong trắng nát tan rồi

Khóc không thể nào đếm hết anh ơi…".

Cùng với nỗi đau bị giết ngời thân, bị giày vò chà đạp đời con gái là lòng căm thù, phẫn uất và ý chí trả thù cái bọn ngời vô nhân tính kia. Bên cạnh những tính từ đầy biểu cảm "nghẹn ngào", "đắng cay", "nát tan"… là những động từ vừa diễn tả hành động vừa khắc sâu tâm trạng nhân vật: "siết chặt",

"trả thù". Theo mạch diễn biến tâm trạng ấy là sự trởng thành của ý thức nhân

vật: từ chỗ đau đớn đến căm phẫn và cuối cùng là ý chí trả thù. Nếu nh ở những chơng trớc, khi miêu tả về bản sắc tinh thần và vẻ đẹp từ con ngời đến cảnh trí Cămpuchia, giọng thơ sôi nổi, hào sảng thì đến đây, câu thơ dài ra, giọng thơ chùng xuống, âm hởng đoạn thơ trầm lắng, da diết nỗi niềm. Phải chăng Thu Bồn đang viết bằng một sự nhập thân thực sự, bằng một niềm đồng cảm sẻ chia chân thành?

Đến chơng "Có bao giờ ngời mẹ giết lời ru", tác giả lại diễn tả tâm trạng của một ngời mẹ trẻ, buộc phải ghì đến chết ngạt đứa con nhỏ để cứu cả đoàn ngời chạy trốn, trớc ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết.

Đầu tiên là tấm lòng thơng yêu, xót xa của ngời mẹ khi đứa bé vì đói, vì khát sữa mà khóc:

"Con tôi đói thèm ăn nó khóc

sữa đâu con? vú mẹ cạn khô con hãy nín mẹ ru”

Đau đớn, xót xa nào bằng tấm lòng ngời mẹ phải chứng kiến cảnh con thơ khóc vì đói, vì khát, vì thèm ăn mà không có gì cho nó? Thế nhng, xen lẫn tâm trạng đau xót kia lại là niềm lo lắng. Tiếng khóc của con sẽ làm kẻ địch phát hiện dấu vết đoàn ngời đang chạy trốn. Bởi thế … "mẹ lạy con đừng khóc",

mẹ cầu mong:

"Sấm sấm ơi hãy gầm lên giúp để đừng nghe tiếng nấc con tôi cầu trời phật cho lỗ tai giặc điếc mẹ cũng cầu cho miệng con câm mẹ sẽ chữa cho con bằng thuốc con sẽ nói cời khi tới đất Việt Nam".

Có ai yêu thơng con bằng mẹ. Vậy mà giờ đây, vì tính mệnh của hai ngàn ngời, mẹ phải nén lòng, bóp chặt trái tim "cầu cho miệng con câm" để tiếng khóc không thể phát ra, âm thanh không thể tới tai giặc. Có lẽ nỗi đau này còn đau hơn rất nhiều nỗi đau bị xua đuổi, tàn sát, chém giết. Trong sâu thẳm tấm lòng ngời mẹ đang diễn ra bao nhiêu giằng xé, dằn vặt, trở trăn cho sự lựa chọn giữa cái riêng và cái chung, giữa tình mẫu tử và tính mạng của đoàn ngời. Điều đáng quý trong phẩm chất ngời mẹ mà cũng là ngòi bút tài hoa Thu Bồn là sự

giằng xé, bi kịch kia không hề lộ phát ra, mà ngời đọc chỉ cảm nhận đợc nó qua giọng điệu vừa gấp gáp, hối thúc, vừa vật vã, hoảng hốt trong lời ru ngời mẹ mà thôi. Với sự khắc họa này, phải chăng Thu Bồn muốn cho mọi ngời thấy một điều cao quý: ngời mẹ đã hi sinh tình cảm riêng t vì cộng đồng, đã vợt lên nỗi đau cá nhân để bảo vệ tập thể, bảo vệ sự tồn vong của dân tộc? Nhng rồi, trái tim ngời mẹ dẫu bằng lòng với sự đánh đổi kia cũng không thể không đập những nhịp yêu thơng. Khi "con đã bay theo con cò đến cõi thần tiên" thì mẹ lại rơi vào trạng thái hoảng loạn:

"Thức dậy đi

Con của mẹ ngoan nào Mẹ lạy con thức dậy

Giấc ngủ dài có ích chi đâu ( )

Con thức dậy bú niềm vui của mẹ Cho no đầy rồi hãy ngủ lại con "… .

Những lời van nài, khẩn cầu tha thiết. Câu hỏi giản đơn không có câu trả lời nh một sự chất vấn. Tại sao con phải chết? Trớc sự mất mát quá lớn này, ng- ời mẹ không còn bình tâm đợc nữa. Nỗi lòng tan nát, giày vò. Những câu thơ dài, ngắn, trúc trắc tựa bớc chân vô hồn, thất thểu, bớc thấp bớc cao của ngời mẹ trên con đờng rừng với trái tim đang rỏ máu, đang tổn thơng. Cái tài của Thu Bồn vẫn là sự thấu hiểu đến cùng nội tâm nhân vật, nỗi đau nhân vật và diễn tả nó không phải bằng những từ ngữ cảm thán mà bằng nhịp thơ - nhịp cảm xúc, nhịp lòng ngời và bằng lôgíc của tình cảm. Chỉ với những lời ru tha thiết, mềm mại và những giọt nớc mắt lặng lẽ chảy của ngời mẹ đã hàm chứa sức tố cáo hiện thực rất mạnh mẽ:

"Ngời mẹ khóc nhng không ai hay biết Trong đêm dài họ lặng lẽ kéo nhau đi Lời ru đó trong trái tim ngời mẹ

Có bao giờ ngời mẹ giết lời ru?"

Nghịch lý là ở đây. Ngời mẹ có thể bóp chặt tim mình để ghì chết đứa con vì sự an nguy của hai nghìn đồng bào. Nhng lời ru - biểu hiện của tình th- ơng yêu, tình mẫu tử - thì chẳng bao giờ mẹ giết cả đâu. Nó vẫn ngân vang, vẫn thổn thức, vẫn cồn cào, cứa cắt trong sâu thẳm trái tim của mẹ. Duy có điều, những khắc khoải dằn vặt và những giọt nớc mắt xót xa đau lòng ấy chỉ riêng mẹ biết với mình mà thôi. Hai nghìn ngời kia vẫn lặng lẽ, lầm lũi kéo nhau đi trong đêm tối, không hay biết rằng có một ngời mẹ đã phải hi sinh con mình, đang mang nỗi đau khôn xiết vì sự sống còn của họ. Phải đồng cảm, phải thơng yêu sâu sắc, phải thật sự sống với nỗi lòng ngời mẹ ấy, Thu Bồn mới có thể viết nên những câu thơ đầy xúc cảm, có sức gợi, sức ám ảnh và lay động lòng ngời nh thế này.

Cũng với bút pháp này, trong "Oran 76 ngọn", Thu Bồn đã diễn tả sinh động, thấm thía diễn biến tâm trạng và những nỗi lòng ngổn ngang, chồng chất của các nhân vật. Đây là tác phẩm thứ hai ông viết về đất nớc Cămpuchia trong cuộc chiến chống lại thảm họa diệt chủng. Trong đó, tác giả đặc biệt ngợi ca tinh thần chiến đấu không mệt mỏi của một đội quân tình nguyện Việt Nam đang hết sức giúp đỡ nớc bạn. Họ không chỉ đợc làm nổi bật với những hành động dũng cảm, mu trí trong chiến đấu mà còn trở nên sinh động hơn, sâu sắc hơn với những nét tâm trạng chân thực, xúc động.Đó là nỗi nhớ cháy lòng về quê hơng trong những ngày dài giữa rừng sâu, trong xa cách:

"Hà Nội đó lòng ta thơng nhớ quá Những con đờng lung linh bóng lá Tấm áo cha lành mẹ vẫn đem chia Nửa vạt áo che ra ngoài biên giới".

Nhớ Tổ quốc. Nhớ Hà Nội thanh bình. Cao hơn cả là nỗi nhớ Mẹ yêu - ngời mẹ Việt Nam thiếu thốn, tảo tần. Ngời mẹ ấy đã hi sinh, đã cống hiến biết bao công sức cho cuộc kháng chiến của dân tộc, cha hởng trọn niềm vui chiến thắng, giờ đây lại một lần nữa hi sinh tình mẫu tử, cho con đi chiến đấu vì tình

đồng loại, tình hữu nghị anh em. Nỗi nhớ ấy, những hình ảnh thân thơng ấy không làm cho ngời chiến sĩ trở nên mềm yếu, bi lụy mà nh một nguồn động viên tinh thần lớn lao, tiếp sức cho các anh trên muôn nẻo đờng gian khổ. Không chỉ nhớ, đó còn là tâm trạng đau đớn của các chiến sĩ khi chứng kiến bao cảnh thơng tâm:

"Chỗ nào chúng tôi cũng gặp quân thù giết hại bà con ( )

Chúng tôi đi qua những cánh đồng khô Nuốt nớc mắt vào lòng căm giận

Chúng tôi luôn tiếp cận

Với cảnh này đau đớn lắm em ơi!".

Ngời dân bị đọa đày, sát hại. Cánh đồng hoang vu, khô cháy. Các anh không chỉ xót xa, đau đớn mà cao hơn còn là căm giận, phẫn uất bọn ngời vô nhân tính đã gây nên bao tội ác trên đất nớc chùa Vàng chùa Bạc này. Tột đỉnh của lòng căm hận là hành động diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống chân chính cho nhân dân Campuchia:

"Phiên nghiến răng đau đớn Nòng súng rung lên

Bọn giết ngời trớc mặt anh gục ngã".

Nét đặc sắc trong ngòi bút Thu Bồn ở đây vẫn là dùng những động từ miêu tả hành động để lột tả tâm trạng nhân vật. Cái "nghiến răng" phẫn uất, nghẹn ngào. Cái "nòng súng rung lên" niềm căm hận và sức mạnh của lơng tri, đòi lại sự công bằng cho cuộc sống, cho con ngời. Bởi thế, sau hành động của ngời chiến sỹ, cái ác phải trả giá "bọn giết ngời gục ngã"… , thân phận bé nhỏ tội nghiệp của cô gái đợc cứu vớt trở về từ bờ vực cái chết. Và, cái "mỉm cời hồn hậu bao dung" của Phiên sau khi cứu thoát cô gái khỏi nanh vuốt lũ quỷ đã biểu lộ một tâm hồn thật đôn hậu, nhân ái, một thái độ cảm thông, chia sẻ, thật trìu mến, chân thành. Vẻ đẹp trong thế

giới nội tâm của Phiên, của các tình nguyện quân còn đợc bộc lộ qua sự lo lắng, chăm sóc hết lòng cho Xôrila:

"Xôrila sốt run và đói lả

còn bao nhiêu áo chăn chúng tôi đắp cho em tất cả ( )

đừng ai đánh động đến giấc ngủ em ngoan nh Angkor xa ngủ giữa lá vàng

nếu lóc đợc thịt mình anh sẽ lóc

nhng anh không thể bóc ngời anh ra nh nõn chuối, bẹ măng còn cái gì có thể cho em ăn?

anh lại hát ru cho em ngủ…".

Những lời thủ thỉ ân tình, những lời ru dịu ngọt thiết tha. Các anh không chỉ anh dũng trong chiến đấu mà còn rất mềm mại, nhạy cảm, rất chu đáo ân tình trong đời thờng. Một câu hỏi tởng hết sức bình thờng song lại chứa đựng bao âu lo, bao trăn trở, xót thơng. Sự nhiệt tâm, hết lòng của các anh không bao giờ hao khuyết, vơi cạn-ngay cả khi đất nớc Cămpuchia đã đợc giải phóng, nhân dân Cămpuchia đã trở về quê hơng. Các anh vẫn một lòng, gắng sức truy quét đến cùng những tên "quỷ sứ thuở hồng hoang" để trả lại cho mảnh đất này niềm an bình thực sự. Và, đối mặt với sào huyệt cuối cùng của bọn Pôn Pốt, chứng kiến cảnh "đảo thịt trong một cái xoong" và "nhè ra một đốt ngón tay" khi ăn, ấy là cảnh ngời ăn thịt ngời, thì Trung đã phải thốt lên:

"Ôi! Có thể nào? Có thể nào?

( )

76 ngọn Oran ơi! ngời có thể

Sụp xuống ngay vì lòng căm giận của ta".

Những câu hỏi, những tiếng gọi đứt quãng, nghẹn ngào niềm đau, chất ngất căm phẫn. Chứng kiến cảnh đau thơng đến rùng rợn trên đất nớc bạn, các anh mang trong mình niềm đau khôn xiết của một ngời bạn, ngời con, ngời anh

em, niềm đau của những ngời trong cuộc. Thế mới thấy tấm lòng các anh nhân ái biết bao. Ngòi bút Thu Bồn là thế! Tự sự nhng chan chứa trữ tình, dạt dào cảm xúc; hào hùng bi tráng nhng sâu sắc, thấm thía cõi lòng. ấy là nhờ vào khả năng tổ chức ngôn từ, lẫn một sự nhập cuộc, nhập thân thật sự, sự hoà mình vào những biến cố của thời đại và diễn biến tinh tế của nội tâm con ngời. Bên cạnh những dòng thơ chạm khắc hành động là những vần thơ hớng vào tâm trạng, khắc hoạ thế giới nội tâm nhân vật. Sự bổ sung này làm cho thế giới nhân vật trong trờng ca Thu Bồn trở nên sống động, chân thực, gần gũi và giàu sức thuyết phục hơn. Thu Bồn đã từng khẳng định: "Trờng ca đã đi vào cuộc sống

hiện đại nhằm thể hiện khát vọng con ngời chiến thắng bất công, chiến thắng thiên nhiên, tự do và tiến bộ" [46,539]. Bởi thế, hình ảnh con ngời hiện đại đợc

tái hiện trong trờng ca của ông luôn là những con ngời đầy khí phách, đang đ- ơng đầu và vợt lên hoàn cảnh, số phận nghiệt ngã với một thế giới nội tâm phong phú, phức tạp. Dẫu đợc khắc họa trên phơng diện nào thì nhân vật của tr- ờng ca Thu Bồn cũng là yếu tố trung tâm, chi phối và lay động đến thiên nhiên, cảnh vật, đơng nhiên đó cũng là một thiên nhiên kỳ vĩ, bi tráng, một khung cảnh dữ dội, đầy biến động. Đặc biệt, đó là những hình tợng vừa mang tính chân thực, cụ thể gắn với những sự kiện biến cố trọng đại vừa ôm chứa ý nghĩa khái quát cao. Đây chính là kết quả của khả năng "cụ thể hóa cái trừu tợng và ngợc

lại, trừu tợng hóa cái cụ thể" trong t duy nghệ thuật và trong ngòi bút Thu Bồn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của trường ca thu bồn (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w