Ngôn ngữ cờng điệu, mang âm hởng trờng ca cổ

Một phần của tài liệu Đặc điểm của trường ca thu bồn (Trang 90 - 96)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Ngôn ngữ cờng điệu, mang âm hởng trờng ca cổ

Ngôn ngữ trong các trờng ca cổ thờng mang tính cờng điệu bóng bẩy. ở

đấy có rất nhiều hình ảnh so sánh hồn nhiên, nhiều liên tởng phóng khoáng và nhiều sự cờng điệu, phóng đại đến bất ngờ. Trong trờng ca “Đam San”, ngôi nhà “dài nh một tiếng chuông ngân”; ngời anh hùng Đam San “lông mợt nh chuôi dao”, “giọng nói nh sấm vang sét nổ”, con ngựa chàng cỡi trên hành trình đi bắt Nữ thần Mặt trời khi bị lún xuống bùn vẫn phi nh bay; còn Nữ thần Mặt trời “váy lấp lánh nh ánh mặt trời”, “cổ dài và đẹp nh cổ con công”... Đặc điểm này bắt nguồn không chỉ từ nhận thức hồn nhiên, ngây thơ của ngời xa về thế giới mà quan trọng hơn là từ cái nhìn thẩm mỹ mang tính chất cảm tính, tôn sùng, đề cao của ngời xa đối với những điều họ quan tâm miêu tả. Thông thờng đó là những con ngời, những biểu tợng mang tầm vóc lớn lao, cao cả. Bởi vậy, thứ ngôn ngữ phóng đại ấy sẽ có đầy đủ khả năng để vừa làm nổi bật tính phi phàm của đối tợng miêu tả vừa biểu hiện đợc thái độ tôn thờ, ngỡng mộ, khâm phục của ngời xa trớc những đối tợng ấy. Chính điều này tạo nên cái gọi là “khoảng cách sử thi” trong những trờng ca cổ, mà trong văn học hiện đại nói chung, trờng ca hiện đại nói riêng không còn là đặc trng thi pháp.

Với ngôn ngữ văn học hiện đại, trong đó có trờng ca ngời ta thờng vơn tới việc sử dụng một thứ ngôn ngữ vừa trau chuốt, tinh tế lại rất gần với hơi thở cuộc sống. Đó là thứ ngôn ngữ có khả năng tự biểu hiện rất cao. Nhiều lúc trong một kết hợp từ tởng chừng rất đơn giản, thô mộc lại tạo nên những hiệu quả thẩm mỹ, những giá trị nghệ thuật lớn lao. Chẳng hạn, viết về đất Mẹ Việt Nam thiêng liêng, Nguyễn Khoa Điềm trong “Mặt đờng khát vọng” lại dùng một thứ ngôn ngữ rất gần gũi, giản dị:

“Mẹ Việt Nam ơi!

Đêm nay con về gối đầu trên cánh tay của Mẹ Ôi cánh tay rắn rỏi, dịu hiền

Lấm láp bùn lầy nhng ấm áp niềm tin Đó là hai cánh đê sông Hồng của Mẹ Mẹ phả vào mặt con nồng nàn mùi sữa Của những đờng xa nguyên vẹn đợc mùa”

Mẹ Tổ quốc bao la vĩ đại mà hết sức thân thơng gần gũi, với “cánh tay rắn rỏi dịu hiền”, với “lấm láp bùn lầy”, với “nồng nàn mùi sữa” và “ấm áp niềm tin”... Lối gợi tả rất cụ thể, gợi cảm. Ngôn từ mang cái chất trần trụi, mang hơi thở đời thờng. Đấy cũng chính là một đặc trng của ngôn ngữ trờng ca hiện đại, không chỉ riêng trong tác phẩm Nguyễn Khoa Điềm. Mặt khác, chúng ta thấy ngôn ngữ là một trong yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Mỗi ngời cầm bút chân chính bao giờ cũng là tấm gơng sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ, có ý thức tìm tòi, đổi mới không ngừng để ngôn ngữ trong tác phẩm của mình vừa đạt chuẩn thẩm mỹ chung, vừa mang “phong vị”, cá tính riêng, độc đáo. Với Thu Bồn, sự cố gắng rèn giũa, sáng tạo về mặt ngôn ngữ thể hiện qua việc vừa tiếp thu những đặc sắc của ngôn ngữ trờng ca cổ điển vừa có những phát hiện mới, những lối diễn đạt táo bạo, đầy ấn tợng của con ngời hiện đại.

Trớc hết, trờng ca nói chung, trờng ca Thu Bồn nói riêng thờng hớng tới những nhân vật có các chi tiết sống và hành động chứa đựng chất thơ, chất lý t- ởng của hiện thực. Do vậy, để khắc họa, tô đậm những hình tợng này, Thu Bồn thờng sử dụng một thứ ngôn ngữ cờng điệu, phóng đại, cố ý làm thay đổi kích thớc, quy mô, tính chất, hiệu quả của hiện tợng để làm tăng sức biểu hiện của nó. Trong "Bài ca chim Chơrao", một tác phẩm mang âm hởng lãng mạn cách mạng - ngôn ngữ đợc thể hiện phóng túng. Ngay trong những dòng hồi ức của

Rin về buôn làng, nơng rẫy, quê hơng Tây Nguyên đã hiện lên khoáng đãng, trù phú:

"Rẫy của mình ăn ba trái núi

Dàn khinh khung bằng bốn nhà rông".

âm hởng câu thơ là lối diễn đạt phóng đại quen thuộc trong các trờng ca cổ Tây Nguyên. Bút pháp khoa trơng điêu luyện, tự nhiên của tác giả đã phác vẽ nên một hình ảnh quê hơng thanh bình, yên ả, đậm đà bản sắc văn hóa núi rừng. Và trong dòng hồi ức ấy, hình ảnh con ngời hiện lên đẹp đẽ:

"Cờm lóng lánh ngàn sao đậu về trên cổ Mỗi bớc đi sao chạm vào nhau

( )

Bộ ngực căng hồng rẽ sóng sông Ba Nớc ùa lên đôi vai trần loáng

Để dòng sông đợc lây cả màu hồng

Và mái tóc đen dài làm tỉnh cả dòng sông".

Khi đối mặt quân thù, lời nói của Rin cũng là những lời lớn lao mang âm hởng tráng ca:

"Dân tộc tao căm thù đầy bụng Máu đỏ dòng sông nớc chửa nhòa".

Lối diễn đạt phóng đại này cũng chính là cách nói thờng gặp của đồng bào Tây Nguyên. ở đây, lối nói này đã nhấn mạnh, khắc sâu mối hận thù của những con ngời yêu chính nghĩa, một dân tộc chuộng hòa bình bị dập vùi, đày đọa, bị tớc đi quyền sống. Và trớc cái chết, tâm hồn anh vẫn thanh thản, bay bổng lạ thờng:

"Gió ơi! Ta muốn hòa vào trận gió Vuốt ve những sợi khói lam chiều Ta sẽ thổi lên những đồi nắng lửa Hớn hở mặt ngời cây lúa thân yêu".

Những dòng thơ dạt dào cảm xúc, ngôn ngữ nhẹ nhàng, đằm thắm trữ tình, mợt mà bay bổng. Đấy là thứ ngôn từ cách điệu nhằm biểu lộ một tâm hồn cao đẹp, một khát vọng bất tử trong cuộc đời với niềm yêu thơng, chung thuỷ với quê hơng. Đặc biệt, hình ảnh hai chiến sĩ Hùng và Rin hiên ngang giữa pháp trờng, trớc cái chết đợc Thu Bồn chạm khắc bằng một thứ ngôn ngữ bóng bẩy, đẹp đẽ:

"Ôi hai con chim ng trong bão tố Đầu sắp rơi đôi cánh vẫn tung bay".

Đây là ẩn dụ - một ẩn dụ đẹp, kỳ vĩ. Những lời tụng ca đợc viết nên bởi ngôn ngữ cách điệu song vẫn rất gần gũi, chân thực, vẫn xúc động lòng ngời. Hình ảnh hai con chim ng trong bão tố đầu sắp rơi nhng đôi cánh vẫn tung bay hiên ngang, ngoan cờng và kiêu hãnh biết bao. Đấy là cái hào hùng trong bi tráng của những chiến sỹ cộng sản không biết lùi bớc, khuất phục, nhụt chí trớc kẻ thù. Đối diện với cái chết, họ vẫn rắn rỏi, vững tâm, vẫn đầy nhuệ khí. Nếu không phải là thứ ngôn ngữ cách điệu, với sự so sánh có hiệu quả này, hẳn Thu Bồn khó dựng lên đợc cái tợng đài lồng lộng của ngời chiến sĩ giữa pháp trờng nh thế. Đến cuối tác phẩm, khi ngợi ca sức mạnh của Tây Nguyên anh dũng, Thu Bồn đã thực sự thổi vào những dòng thơ của mình cái âm hởng hào hùng của những trang sử thi cổ:

"Sức mạnh Đam San tay thần Xing Nhã Dồn vào lồng ngực Nơ Trang Lơn Rốch, Xếch lên cung, Giàng khiếp sợ Đá lăn, sấm động chuyển Trờng Sơn".

Đấy là dòng chảy từ quá khứ về hiện tại, từ trong truyền thuyết về với mạch sống của quê hơng. Nó tích tụ bồi đắp nên tinh thần dũng cảm, kiên cờng, tạo nên một sức mạnh tiến công ồ ạt, tràn bờ, vũ bão. Có cờng điệu, có phóng đại đấy, song tất cả những hình ảnh, âm thanh kỳ vĩ kia đã làm nổi bật cái hào khí bừng bừng, căng tràn, cuộn chảy của Tây Nguyên trong thời đại cách mạng.

Đến "Vách đá Hồ Chí Minh" cũng có nhiều dòng thơ, nhiều ý thơ đợc tác giả viết với một thứ ngôn ngữ cờng điệu mà gợi cảm. Đó là những dòng thơ viết về ngời con gái núi rừng Dy Mơ Thng:

"Dy Mơ Thng lại đi xua bóng tối,

Tiếng đàn goong nâng dậy những cung đờng Lân tinh cháy dịu dàng trên lá ải

Lồng ngực em nghiêng đến chiến trờng".

Tác phẩm viết trong chiến tranh, viết về cuộc chiến của dân tộc đầy máu và nớc mắt mà mợt mà, trữ tình đến thế này quả là không dễ, không nhiều. Hình ảnh ngời con gái Tây Nguyên mang một vẻ đẹp hoang dã, dịu dàng mà khoẻ mạnh đợc phác vẽ nên bởi một ngôn từ cờng điệu nhng lại chân xác, gợi cảm. Sự kết hợp giữa cái cụ thể và cái trừu tợng, giữa cái thực và cái ảo trong những liên tởng phóng khoáng đã tạo cho những câu thơ của Thu Bồn một vẻ đẹp rất riêng. Ngay cả những dòng thơ chạm khắc cái vẻ cheo leo cao ngất mà uy nghi của vách đá-nơi thắp sáng dòng chữ thiêng liêng "Hồ Chí Minh muôn năm" cũng đợc tác giả viết với một thứ ngôn từ cờng điệu kỳ vĩ:

"Vách núi vơn cao ngất Khoan khoái thở làn hơi Nơi chỗ đất gặp trời

Cãi vã bằng những cơn giông tố Những trận gió đá lăn sấm nổ

Ném vào không gian rần rật tiếng cời…"

Khi nói về chàng dũng sĩ Dang Nghi A với tấm lòng hiếu thảo và dũng khí cao cả, Thu Bồn lại viết:

"Trên khuôn mặt Dang Nghi A; mặt trời nhìn e thẹn Khép nép lùi dần đa mây xám lên che".

Trớc sức mạnh, dũng khí và lòng quả cảm của chàng, thiên nhiên cũng phải cúi đầu, nghiêng mình thán phục, nể trọng - "mặt trời nhìn e thẹn" rồi

"khép nép" lùi dần và "đa mây xám lên che". Ngôn ngữ cờng điệu ở đây không

nhằm "tô vẽ" nhân vật mà nhằm thể hiện một cái nhìn, một quan niệm: bản lĩnh và sức mạnh con ngời sẽ vợt lên tất cả, chinh phục và chế ngự thiên nhiên, vũ trụ. Bởi thế, hành động của Dang Nghi A sau khi khắc sâu thêm dòng chữ "Hồ Chí Minh muôn năm" cũng là:

"Dang Nghi A treo lơ lửng cuối đầu dây Anh chao ngời xua đuổi những đám mây".

Đặc biệt, cái chết lẫm liệt của chàng dũng sĩ này đợc miêu tả lừng lẫy:

"Dang Nghi A nh ngọn đuốc băng mình Gãy đổ cây rừng vách đá lung linh Đầu miệng núi đánh đa trên miệng hố Lồng ngực con ngời căng trong bão tố Máu vọt ra mở đờng cho vách đá bay lên".

Cái chết làm xao động núi rừng, cây cỏ, thiên nhiên. Chết trong t thế làm chủ và quyết tâm bảo vệ ý nghĩa sự sống, bảo vệ chính nghĩa. Chết nhng khát vọng, lý tởng vẫn sáng ngời. Cái chết mở đờng và tiếp sức cho một sự vùng lên, quật khởi của buôn làng quê hơng đợc tác giả diễn tả bằng một thứ ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh so sánh, phóng đại tợng trng. Âm hởng đoạn thơ là vừa hùng tráng vừa thiết tha, có sức chứa và sức gợi sâu sắc. Đó phải chăng tiếng vọng của ngôn ngữ dân gian, là âm hởng của những trang trờng ca cổ đợc Thu Bồn tiếp thu, vận dụng một cách khá nhuần nhuyễn, thành công. “Ngôn ngữ nhân dân là cội nguồn ngôn ngữ văn học” [18, 185]. Bởi thế, sự tiếp thu ngôn ngữ nhân dân, đặc biệt là thứ ngôn ngữ đã đợc chắt lọc qua sáng tác văn học của họ, đối với ngời nghệ sĩ, trong đó có Thu Bồn, là hết sức cần thiết. Chính điều này tạo cho những trờng ca của thời đại mới một sắc thái vừa hiện đại lại vừa cổ kính, sang trọng, không xa lạ với những truyền thống văn hóa cổ xa, những chuẩn mực thẩm mỹ của cha ông. Vì vậy ở đây, cần ghi nhận những đóng góp không nhỏ của Thu Bồn trong việc phát huy những giá trị văn học

truyền thống trong một thời đại mới của trờng ca nói riêng, văn học nớc nhà nói chung.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của trường ca thu bồn (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w