4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.7. 5 Hoàn thiện công tác khuyến nông
Xác định rõ chức năng nhiệm vụ của khuyến nông và các mô hình dự án phát triển nông nghiệp nông thôn khác để giảm bớt sự chồng chéo giữa các bộ phận trong huyện. Cần xác định rõ nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp của huyện là do Khuyến nông hay phòng Nông nghiệp - Địa chính, Trạm bảo vệ thực vật. Từ đó sẽ có đề xuất về quyền lợi và nghĩa vụ của công việc này.
Xây dựng câu lạc bộ khuyến nông, hiệp hội các mô hình kinh tế trang trại, nhóm sở thích là hình thức tốt nh−ng cần bồi d−ỡng để có nội dung hoạt động bền vững và có một số kinh nghiệm để vận động các nhóm khác. Nên tập trung chỉ đạo phát triển nhóm sở thích chăn nuôi lợn lái, lợn thịt và phát triển thêm 1-2 nhóm sở thích khác, rút kinh nghiệm mà không nên vận động lập hàng loạt theo phong trào.
Trạm khuyến nông huyện và các khuyến nông x1 có kế hoạch truyền thông rộng r1i cho nhân dân biết về tầm quan trọng của việc đ−a giới vào công tác khuyến nông và các mô hìh dự án phát triển nông nghiệp qua nhiều ph−ơng tiện thích hợp nh− qua phát thanh của huyện của x1, qua các cuộc họp, qua các bảng tin ở thôn và x1 ....
Đặt các mục tiêu cụ thể cân bằng giới cho từng hoạt động của mô hình dự án. Với mô hình thử nghiệm cần mấy hộ nam, mấy hộ nữ, tập huấn tham quan yêu cầu cần có sự cân bằng nữ, nam.
Kết hợp giữa các hoạt động của khuyến nông với các tổ chức khác có nguồn lực cho hoạt động nh− hội phụ nữ, hội nông dân từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc lồng ghép giới.
Tăng c−ờng công tác khuyến nông, thu hút các ch−ơng trình dự án của các tổ chức Phi chính phủ và Quốc gia với định h−ớng giới bằng cách tìm hiểu
nhu cầu của từng loại hộ, từng giới từ đó tổ chức tập huấn hoặc xây dựng mô hình phù hợp.
Trong tập huấn và xây dựng mô hình cần lựa chọn hộ hoặc ng−ời thích hợp. Nếu một mô hình mà nữ thực hiện là chủ yếu thì cán bộ khuyến nông và cán bộ h−ớng dẫn mô hình dự án, cần trao đổi trực tiếp với phụ nữ sẽ có kết quả tốt hơn.
Cần kết hợp với các tổ chức khác giáo dục, tuyên truyền cho phụ nữ thấy vai trò của giới để phụ nữ cố gắng v−ơn lên vì nữ hay tự ty, coi mình yếu hơn nam giới.
Nghiên cứu đề xuất định h−ớng về giới trong các mô hình dự án nhằm đ−a vấn đề giới thành một hoạt động cần thiết phổ biến ở nông thôn nói chung và nhận thức cân bằng giới trong hoạt động gia đình và x1 hội nói riêng. Mục tiêu là tất cả ng−ời dân, tất cả loại hộ đều biết về khuyến nông và SRI nông dân đ−ợc h−ởng lợi để có đ−ợc cân bằng giới trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn hiện nay.