Nhu cầu thu nhận vật chất khô ở bò sữa

Một phần của tài liệu Khảo sát bệnh toan huyết, kiểm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sở chăn nuôi các tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị (Trang 28 - 32)

Thức ăn chủ yếu của bò là thức ăn thô nên ñiều quan trọng trước tiên là phải biết ñược liệu con vật có thể ăn ñược bao nhiêu trong một ngày ñêm ñể

biết ñược lượng thức ăn ñó có thể ñáp ứng ñược bao nhiêu so với nhu cầu dinh dưỡng của con vật và từñó biết ñược mức thức ăn bổ sung cần sử dụng. Trong ñiều kiện bình thường lượng chất khô thu nhận chịu ảnh hưởng trước tiên bởi khối lượng cơ thể, do ñó cách tính toán ñơn giản nhất là tính toán theo thể trọng. Theo McDonald và cs (2002), lượng thu nhận vật chất khô của bò sữa khoảng 2,8% thể trọng vào ñầu kỳ sữa và 3,2% thể trọng vào lúc thu nhận ñỉnh ñiểm (theo Nguyễn Xuân Trạch và ctv, (2006)[19, tr.93]. Trong nuôi dưỡng bò sữa thì nhu cầu về năng lượng, protein, Ca và P là quan trọng nhất.

Theo Vũ Duy Giảng và cs (2008)[6, tr.127-131], nhu cầu các chất dinh dưỡng của bò sữa ñược tính như sau:

+ Nhu cu dinh dưỡng cho duy trì bò sa

Trường ðại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc Nông nghip ………20 chức năng hoạt ñộng sống như hô hấp, tuần hoàn máu, tiêu hóa, hoạt ñộng cơ

bắp...

Nhu cầu năng lượng của bò sữa thường dùng ñơn vị năng lượng tạo sữa UFL (UFL= 1700Kcal năng lượng thuần NE).

Nhu cầu năng lượng cho duy trì có thểñược tính theo thể trọng (W, kg) của bò như sau: UFL/ngày = 1,4+0,6 W/100 (INRA, 1989)

Nhu cầu năng lượng cho duy trì sau khi tính như trên cần phải tăng 10% cho những bò nuôi nhốt không hoàn toàn. Nếu nuôi nhốt không có nhiều khoảng trống ñể di chuyển trong chuồng, nhu cầu năng lượng cho duy trì chỉ

cần tăng lên 5% là ñủ. Trong trường hợp bò có nhiều diện tích di chuyển thì phải tăng thêm từ 15- 20%. Nhu cầu cho duy trì phải tăng từ 20- 60% ở những bò chăn thả tùy theo giai ñoạn phát triển của cỏ và loài cỏ có mặt trên thảm cỏ. (Nguyễn Xuân Trạch và ctv, 2006) [19, tr.94].

Nhu cầu Protein, Ca và P cũng có thể tính trực tiếp từ khối lượng: g (PDI/ngày) = 95 + 0,5.W (INRA, 1989)

Ca (g/ngày) = 6.W/100 (INRA, 1988) P (g/ngày) = 5.W/100 (INRA, 1988)

+ Nhu cu dinh dưỡng cho sinh trưởng bò sa

Bò cái mới ñẻ lứa ñầu còn tiếp tục sinh trưởng và phát triển cơ thể ñể ñạt ñược tầm vóc trưởng thành. Như vậy, nó có nhu cầu cho sinh trưởng. Nhu cầu này tùy thuộc vào mức ñộ tăng trọng cơ thể và ñược cộng thêm vào nhu cầu duy trì như sau:

3,5UFL cho 1 kg tăng trọng (INRA, 1978) 280g PDI cho 1 kg tăng trọng (INRA, 1978) 3,2g Ca và 1,8g P/1kg tăng trọng (INRA, 1978) + Nhu cu năng lượng cho mang thai bò sa

Trường ðại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc Nông nghip ………21 trong các tháng chửa thứ 7, 8 và 9 (INRA, 1978). Nhu cầu này không phụ

thuộc vào ñiều kiện chăm sóc quản lý. Nhu cầu protein cho mang thai ñược tính toán tương ứng là 19,5; 33 và 51g PDI/ngày cho 10kg khối lượng bê sơ

sinh dùng ñể tính toán là 20kg ở bò LaiSind, 30kg ở bò lai hướng sữa (LaiSind x Holstein-Friesian).

Nhu cầu Ca tương ứng cho mang thai là 2,25g/ngày cho 10kg khối lượng bê ở tháng chửa thứ 7; 4g/ngày cho 10kg khối lượng bê ở tháng chửa thứ 8 và 25g/ngày cho khối lượng bê ở tháng chửa thứ 9 (INRA, 1978). Nhu cầu P tương ứng cho mang thai là 0,75g/ngày cho 10kg khối lượng bê ở tháng chửa thứ 7; 1,4g/ngày cho 10kg khối lượng bê ở tháng chửa thứ 8 và 2,13g/ngày cho 10kg khối lượng bê ở tháng chửa thứ 9 (INRA, 1978).

+ Nhu cu năng lượng cho tiết sa bò sa

Theo Phùng Quốc Quảng và cs (2002)[11]. Sau khi bò ñẻ lượng sữa trong một ngày ñêm tăng dần và ñạt cao nhất vào tháng thứ 2 và 3 do ñó nhu cầu năng lượng cho tiết sữa cũng tăng lên.

Theo (INRA, 1989) nhu cầu năng lượng ñể sản xuất 1kg sữa tiêu chuẩn (4% mỡ) là 0,44 UFL. Nhu cầu năng lượng cho tạo 1 kg sữa có tỷ lệ mỡ sữa bất kỳñược tính như sau: UFL/kg sữa/ngày = 0,44.(0,4+0,15.hàm lượng mỡ

thực tế).

Nhu cầu protein cho tạo sữa là 48g PDI cho 1 kg sữa có mỡ tiêu chuẩn (INRA, 1989). Nhu cầu Ca và P cho tiết sữa là 4,2 và 1,7g cho 1kg sữa có mỡ

tiêu chuẩn (INRA, 1978).

2.4 Cơ s khoa hc ca s cân bng pH (kim toan) trong cơ th

ðộ pH trong máu ñược ñịnh nghĩa là chỉ số ño hoạt ñộng của các ion hydro(H+). Trong môi trường dịch thể của máu có các thành phần như muối natri, muối kali, muối canxi...Những thành phần này giữ cho môi trường pH

Trường ðại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc Nông nghip ………22 hóa (nghĩa là tính acid tăng cao, pH giảm). Nếu môi trường máu không tự ñiều chỉnh ñược sự thay ñổi này thì các phản ứng của cơ thể sẽ không diễn ra một cách bình thường dẫn ñến rối loạn chức năng, sinh ra các chất ñộc hại

ảnh hưởng ñến năng suất và sức khỏe ñộng vật.

Theo Schenck/Kolb (1982)[46] thì: Sựổn ñịnh của pH máu có ý nghĩa sinh lý quan trọng, pH duy trì hoạt ñộng của các men (enzym); các kích tố

(hormon) và ảnh hưởng tốt ñến tác dụng của thuốc, của các hợp chất khoáng. Cũng theo Schenck/Kolb (1982)[46] thì ñộ pH trong cơ thể bò sữa ngoài chịu ảnh hưởng của các chất ñào thải của nội tế bào sau khi chuyển hóa thì còn phụ thuộc rất lớn vào khẩu phần, chếñộ dinh dưỡng và sự chuyển hóa thức ăn qua hệ tiêu hóa của chúng.

Theo Lachmann (1981)[42], Scharfer,Kolb(1981)[45], Furll(2004)[38], Dirksen và cộng sự (2006)[37], thì trong cơ thể luôn luôn tồn tại sự cân bằng giữa acid và baze. Phá vỡ sự cân bằng ñó ñều dẫn tới bệnh toan huyết hoặc kiềm huyết. Ở bò ñộ pH chuẩn trong máu thường dao ñộng từ 7,36 - 7,44. ðộ

pH < 7,36 (toan huyết), pH > 7,44 (kiềm huyết). Nhưng trong nhiều trường hợp thì ngay khi trong cơ thể ñang tồn tại bệnh toan huyết hoặc kiềm huyết nhưng ñộ pH trong máu vẫn bình thường. Vì cơ thể có khả năng tựñiều chỉnh

ñộ pH trong máu qua hệ hô hấp và bài tiết thông qua các hệ ñệm: HCO3- và pCO2 trong máu; Hệ acid (Cl-, SO4-2, HPO4-2, NH4-, acid hữu cơ); và hệ

baze(Na+, K+, Mg+2, Ca+2, HCO3-) trong nước tiểu. Vì vậy trong nhiều trường hợp thì ñộ pH trong máu không thay ñổi, trong khi chỉ có các chỉ số trong hệ ñệm của hệ hô hấp và hệ bài tiết là thay ñổi. Và khi ñó người ta gọi là bệnh toan huyết hoặc bệnh kiềm huyết còn bù hay còn gọi là nhiễm acid hoặc base còn bù. Trong nhiều trường hợp thời gian nhiễm acid hoặc base quá dài hoặc mật ñộ acid hay base tăng nhanh quá ñột ngột trong máu dẫn ñến các hệ ñệm trong cơ thể không còn khả năng trung hòa (ñiều chỉnh) ñược nữa dẫn tới ñộ

Trường ðại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc Nông nghip ………23 pH trong máu thay ñổi dưới hoặc trên mức chuẩn cho phép. Trong trường hợp trên người ta gọi là bệnh toan huyết hoặc bệnh kiềm huyết mất bù, hay còn gọi là nhiễm acid hoặc base mất bù.

Các phản ứng sinh hóa trong cơ thể ñòi hỏi một giới hạn pH thích hợp của môi trường. Trong khi ñó các quá trình chuyển hóa lại sản sinh ra các sản phẩm mang tính acid như: CO2, acid pyruvic, acid lactic...làm pH tế bào có xu hướng hạ xuống. ðể duy trì pH trong phạm vi 7,4 ± 0,04 tế bào phải sử dụng một loạt hệ thống ñệm nội bào và ñào thải các sản phẩm acid ra huyết tương (CO2, acid pyruvic, acid lactic...). Tuy nhiên nếu huyết tương tích lũy các sản phẩm acid sẽ ngăn cản sự ñào thải tiếp acid của tế bào. ðộ pH của huyết tương luôn luôn có xu hướng biến ñộng vì:

• Tiếp nhận các sản phẩm acid của tế bào

• Nhận các chất acid, kiềm từ thức ăn

• Trao ñổi acid, kiềm với dịch tiêu hóa

Vì vậy ở huyết tương luôn luôn diễn ra quá trình ñiều hòa pH, ñó là tiền

ñề quan trọng ñể duy trì hằng ñịnh pH trong tế bào và an toàn cho cơ thể. Huyết tương giữ hằng ñịnh pH bằng các hệ ñệm như sự ñào thải CO2 qua phổi, ñào thải các acid không bay hơi qua thận - Theo Schenck/Kolb (1982)[46].

Một phần của tài liệu Khảo sát bệnh toan huyết, kiểm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sở chăn nuôi các tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)