Sự lên ngôi của Minh Mạn g:

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu công cuộc cải cách hành chính ở gia định dưới triều minh mạng (1820 1840) (Trang 27 - 29)

Vấn đề lên ngôi của Minh Mạng, cũng là cả quá trình đấu tranh của Gia Long với các cận thần về ý tởng của mình và nguyên tắc truyền ngôi mang tính chất truyền thống. Chúng tôi trình bày việc lựa chọn ngời nối ngôi vua để thấy đợc ý đồ trớc mắt và lâu dài mà Gia Long chờ ở ngời kế nhiệm.

Tháng 12 năm 1819, Gia Long băng hà cũng ngay cuối tháng đó Phúc Đảm lên ngôi vua đặt niên hiệu là Minh Mạng. Việc lên ngôi của Minh Mạng không tuân theo nguyên tắc quân chủ phơng Đông là : trọng nam,

trọng đích và trọng trởng. Trong thực tế lịch sử phong kiến Việt Nam đây cũng không phải hoàn toàn là một sự kiện lạ. Song sự thật thì Gia Long cũng phải trải qua một quá trình dàn xếp với triều thần và dòng họ khi nhận thức rõ về ngời con của mình.

Trớc hết, đối với việc chọn ngời kế vị, Gia Long không vội vàng lập Thái tử . Điều đó có lẽ do tình hình đối nội và đối ngoại khá phức tạp nên ông thận trọng. Hoặc đúng hơn là ông muốn hoàng tử ra sức học tập tu dõng hoàn thiện nhân cách năng lực và tài năng, đồng thời không để những thầy dạy hoàng tử hay quan đại thần nào "bảo hộ" thái tử nhân cơ hội làm càn, lấn lớt quyền hành. Chính vì thế năm 1805, các đình thần tâu xin lập Hoàng Thái tử, ông đã gạt đi và cho biết ý định của mình: " Các hoàng tử, hoàng tôn… còn nhỏ, ta đơng giao cho các s phó dạy bảo cho đặng thanh đức, rồi sẽ lựa chọn ngời hiền lập làm thái tử, cũng cha lấy gì làm muộn " [ 5].

Vào năm 1814 , bà cả họ Tống của Gia Long qua đời, ông không chỉ Hoàng Tôn Đán con trai của Hoàng tử Cảnh làm chủ tế mà thay vào đó là Hoàng T Phúc Đảm. Lúc này, Phúc Đảm đã 23 tuổi rồi, việc này cũng có nguyên do rằng Phúc Đảm tự tay bà nuôi nấng, song nguyên do lớn nhất đó là sự ngầm định của Gia Long tạo thế chính thống vị trí con trởng cho Minh Mạng khi Gia Long đã có đích trởng là Hoàng Tôn Đán.

Một sự kiện nữa vào năm 1815, đó là Nguyễn Văn Thành một trong những đại thần có công lớn trong việc khai sáng triều đại Gia Long, đề cao thuyết "Đích tôn thừa trọng" xin lập con trai của Đông cung Cảnh là Hoàng Tôn Đán làm Hoàng Thái tử , để sau này nối ngôi. Nhng lại một lần nữa bị Gia Long gạt đi và phán rằng : "Nớc nhà mới yên phải chọn ngời lớn tuổi cầm quyền, chẳng nên dùng kẻ ấu thơ" [26,207]. Nh vậy, vào thời gian này trong t tởng của mình Gia Long đã chính thức lựa chọn Hoàng tử là Phúc Đảm để chuyển giao ngôi thứ. Chính sử triều Nguyễn cho biết rằng : "Mùa thu tháng 7 năm Gia Long thứ 14 (1815), vua tuổi đã cao mà cha định ngời nối ngôi. Hoàng tử thứ t hiền và lớn hơn cả, vua đã để ý bầy tôi đều có… lòng theo. Riêng một Nguyễn Văn Thành là ngời ngạo mạn, kiêu căng, muốn

đợc vua nhỏ tuổi, không thích vua lớn tuổi". Sách "Đại Nam thực lục chính biên" cho biết thái độ của Gia Long khi biết đợc ý đồ của Nguyễn Văn Thành: "Hắn muốn dựng vua nhỏ để dễ khống chế, ngày sau có thể chẹt họng, vỗ lng chăng. Ta hoá tối tăm lầm lẫn, không biết đắn đo nên chăng, vội nghe lời hắn mà không vì xã tắc chọn ngời sao!"[26,267].

Tháng 3 năm Gia Long thứ 15 (1816) nhà vua chính thức thiết triều tại điện cần chánh, sách lập Nguyễn Phúc Đảm làm Hoàng thái tử , ban chiếu dự cho trong ngoài biết Gia Long chính thức phủ dụ các bầy tôi: "Trẫm nay làm việc đã mỏi, rất lo đến kế lớn của xã tắc. Thái tử là ngôi trừ nhị của nớc cần phải sách lập để trọng chính thống mà giữ bền gốc mới" [26,267]. Sau đó, Gia Long triệu thợng th bộ lại là Trịnh Hoài Đức đến trớc giờng ngự, sai viết" Lập hoàng tử hiệu làm Hoàng thái thái tử" , đa cho bầy tôi xem , và nói : "Ai đồng ý thì ký vào" . Mọi ngời đều đồng thanh nói : "ý thánh định tr- ớc, thực là phúc không cùng của xã tắc. Bọn thần xin noi theo mệnh lệnh". [26,267]. Ngay sau đó, Gia Long cho đúc ấn, sách vàng, chế mũ áo và dựng cung điện riêng cho Hoàng Thái tử ở phía đông hoàng thành, gọi tên là điện Thanh Hoà.

Nh vậy, Minh Mạng lên ngôi chính là qúa trình đấu tranh của Gia Long với cả hoàng thân quốc thích cùng với các đại thần tín cẩn của mình và cũng là cả qúa trình trởng thành của bản thân Minh Mạng nữa. Theo chúng tôi ,điều quan trọng hơn cả khiến Gia Long chọn Phúc Đảm chính là bởi quá trình hoàn thiện năng lực, nhân cách của Minh Mạng. Gia Long nhìn thấy con ngời tài năng của Minh Mạng, nhãn quan và bản lĩnh chính trị vững vàng của Minh Mạng đúng nh ý niệm tìm kiếm của ông - đủ trí và lực để ông gửi gắm tất cả những vấn đề tồn tại, nảy sinh dới thời cai trị của mình giao phó cho Minh Mạng giả quyết. Trong thực tế, xét theo ý tởng của Gia Long trên nhiều lĩnh vực Minh Mạng đã hoàn thành khá xuất sắc.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu công cuộc cải cách hành chính ở gia định dưới triều minh mạng (1820 1840) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w