Gia Định ngày xa vốn là thủ phủ của miền Nam nớc Việt. Địa danh Gia Định thờng đợc gọi kèm với địa danh Đồng Nai để chỉ về toàn lãnh thổ phơng Nam:
“Nhà bè nớc chảy chia hai Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”
Nhìn lại lịch sử quá trình hình thành đất Gia Định, chúng ta thấy đó là quá trình tổng động viên tiến quân trên mọi mặt: xã hội ngoại giao, chính trị, kinh tế và văn hoá. Tìm hiểu những thay đổi hành chính Gia Định trớc cải cách để hiểu ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Mạng tiến hành.
Địa danh Gia Định theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đăng trên tạp chí “Xa và nay” (số 37b, 3/1997) là đã trải qua 300 năm kể từ năm 1698. Địa danh Gia Định tơng ứng với những đơn vị và địa giới hành chính khác nhau: khi là phủ, là trấn, là toàn xứ Nam Bộ và cả là tỉnh lỵ nữa. Cụ thể nh sau:
Năm 1698, thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam, thấy nơi đây đất đã mở mang “hàng ngàn dặm và có dân trên 4 vạn hộ”. Để chấm dứt tình trạng lu dân tự khẩn hoang, lập ấp đó, ông bèn lập phủ Gia Định để coi hai huyện: Phớc Long (Biên Hoà) và Tân Bình (Sài Gòn, từ sông Sài Gòn đến sông Vàm Cỏ Đông). Diện tích rộng khoảng 30.000 km2.
Năm 1708, Mạc Cửu xin cho trấn Hà Tiên thuộc quyền chúa Nguyễn. Năm 1732, chúa Nguyễn cho lập châu Định Viễn và dựng dinh Long Hồ (sau là Vĩnh Long). Năm 1756, tổ chức cai trị đạo Trờng Đồn (về sau là Định T- ờng). Rồi năm 1757, chúa Nguyễn cho lập các đạo: Đông Khẩu, Tân Châu, Châu Đốc. Từ đó toàn miền Nam thuộc về lãnh thổ và chính quyền Đại Nam.
Từ năm 1779, phủ Gia Định bao gồm cả: Dinh Phiên Trấn (Sài Gòn)
Dinh Trấn Biên (Biên Hoà) Dinh Trờng Đồn (Định Trờng).
Dinh Long Hồ (Vĩnh Long, An Giang) Trần Hà Tiên
Nh vậy diện tích của phủ Gia Định là diện tích toàn Nam Bộ, rộng khoảng 64.743km2.
Gia Định Kinh từ 1790 - 1802: Sau khi thu hồi đất đất Gia Định, Nguyễn ánh cho thành Bát Quái (còn gọi là thành Gia Định) do V.Ollivier giúp Nguyễn ánh xây năm 1789, nằm trên khu đất làng Tân Khai (Bắc Sài Gòn) bao gồm cả vùng đất bên kia rạch Bến Nghé và rạch Tàu Hũ. Nguyễn ánh đặt là Gia Định kinh.
*Gia Định trấn (1802-1808):
Năm 1802, Nguyễn ánh thâu phục kinh thành Phú Xuân, rồi lên ngôi và lấy đế hiệu Gia Long. Gia Long bèn hạ cấp Gia Định kinh xuống làm Gia Định trấn thành, cải tên phủ Gia Định làm trấn Gia Định và đặt “trấn quan” để cai quản cả “ngũ trấn” là :
Trấn Phiên An. Trấn Biên Hoà Trấn Định Tờng
Trấn Vĩnh Thanh (Vĩnh Long, An Giang). Trấn Hà Tiên
*Gia Định Thành (1808-1832):
Năm 1808, vua Gia Long định lại bờ cõi, gọi Gia Định Thành thay cho Gia Định trấn. Về mặt hành chính, Gia Định Thành đặt dới quyền coi sóc của một vị tổng trấn, có 2 vị phụ tá là Hiệp tổng trấn và phó tổng trấn. Các thuộc viên khác thì gồm có Trấn phủ, Cai bộ, Ký lục.
Có lẽ phải đổi tên Gia Định trấn ra Gia Định Thành để khỏi lẫn với 5 trấn dới quyền cai quản. Từ đó, Thành cai quản Trấn để dễ phân biệt.
Sau này địa danh Gia Định còn đợc thay đổi nữa và mỗi lần thay đổi về sau đều thu hẹp lại về địa hạt hành chính. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, ta chỉ quan tâm sự thay đổi của nó trớc cuộc cải cách hành chính năm 1832, để hiểu đợc rằng cuộc cải cách mà Minh Mạng tiến hành ở Gia Định chính là thực hiện trên toàn bộ xứ Nam Bộ ngày xa.