Vùng đất Gia Định xa, lúc còn hoang sơ và gần nh vắng chủ cũng đã ẩn chứa những tiềm năng: “ kể thì Gia Định xa là đất của nớc Thuỷ Chân Lạp, đất ruộng béo tốt, sông nhiều, bể mặn, có nhiều địa lợi nh thóc, đậu, cá, muối” [7,74].
Về sau, khi cuộc sống di c đã có phần ổn định thì những ngời Việt hợp lại phát huy tiềm năng ấy thành một nền nông nghiệp trù phú: “Ba Giồng có gò đống khởi phục, cây cối sum suê,... dân giàu, của đủ” và “các Giồng tuy
lớn nhỏ không đều nhng đều trồng bông vải, dầu, mè, đậu, bí, khoai, bắp, nhân dân đều nhờ đó để làm sản nghiệp” [7,51-52]. Đặc trng của vùng đất này nổi tiếng gắn với câu ngạn ngữ “Gia Định nhất thóc nhì cau”.
Đờng thời, thóc gạo không chỉ đủ dùng ở địa phơng mà còn dôi ra với số lợng lớn, trở thành hàng hoá đợc buôn bán tự do trên thị trờng: “Hầu hết những chợ ở Tiền Giang đều có buôn bán lúa gạo, nổi bật nhất là chợ Lơng Phú (chợ Gạo), có quán xá trù mật, đầu chợ phía Đông có bến chùa đều là những nhà ở bán lúa gạo, cho nên những ghe đi mua gạo thờng nhóm ở đây, cũng gọi là cái chợ lớn”. Không chỉ ở Tiền Giang mà còn của cả Nam Bộ nữa, đặc biệt việc buôn bán lúa gạo diễn ra một cách nhộn nhịp tại các cửa biển. Lê Quý Đôn cho biết:
“Nếu cho thuyền đi miền dới thì ngời ta sẽ vào cửa Tiểu, cửa Đại. Đến đây, ngời ta thấy thuyền của dân xúm xít kề nhau, tấp nập tại bến. Và việc buôn bán lúa gạo bắt đầu. Hai bên mua và bán đã thơng lợng với nhau, bàn định giá cả xong rồi, bấy giờ ngời bán sai các trẻ nhỏ hay ngời làm khuân vác lúa gạo xuống thuyền cho ngời mua. Cứ 1 tiền mua đợc 16 đấu thóc, cứ l- ờng theo bát bằng miệng mà dân gian thờng dùng ở địa phơng thì bát ấy bằng 30 bát của Nhà nớc. Giá rẻ nh vậy, các nơi khác cha có từng, gạo nếp vừa trắng vừa dẻo” [9,197].
Ngoài lúa gạo, cau cũng là mặt hàng nông sản bán rất chạy trên thị tr- ờng. Cau, hồi nửa sau thế kỷ XVIII, không chỉ để tiêu dùng nội địa, mà còn đợc xuất khẩu. Chính vì vậy trong mục “Viên” của “Gia Định Thành thông chí”, Trịnh Hoài Đức chỉ viết về mỗi cây cau mà thôi. Còn việc buôn bán cau thì: “ở huyện Kiến Đăng và Kiến Hng, nhà nào cũng có cau tơi và cau khô, chất chứa đầy sân, đầy lẫm để bán các nơi xa gần” [7,62] và “ở sông An Bình (Cái Bè) có chợ quán trù mật, nhiều nhà phú hộ, chất chứa hột cau, để chở bán cho ngời buôn ở Sài Gòn, lại chế tạo ra nhiều cái lán, ghe để đi thơng mãi ở Cao Miên” [7,56-57].
Sau thóc gạo và cau kể trên, hồi bấy giờ nghề trồng bông, trồng dâu nuôi tằm cũng có những bớc phát triển đáng kể. Trịnh Hoài Đức “ở địa phận
thôn Tân Hiệp và thôn Tân Đức (nay là Hiệp Đức - Cai Lậy) có nhiều ngời chuyên nghề dệt cửi, sản xuất sô, sa, trừu, lãnh, nghệ thuật tinh xảo, dệt đợc tất cả các thứ bông hoa” [7, 31].
Cũng cần phải kể đến sự giàu có về các loại thuỷ sản, đặc biệt là “cá tôm đợc đánh bắt rất nhiều, ngời ta ăn không hết, nhân dân thờng luộc sơ qua rồi phơi để bán. Hoặc cá tôm ở sông rạch, chàm ao, đồng ruộng... có rất nhiều, bắt dùng không hết” [7, 69].
Chính vì sự trù phú đó tạo nên những khung cảnh đô hội, tấp nập mà dới mắt một ngời Mỹ đó là dấu hiệu để nhận biết thành phố: “trong ánh bình minh đang đến, chúng tôi nhìn thấy trên bờ sông những ngôi nhà nằm rải rác, những vờn trồng cau và dừa, vài đàn trâu bò và các con thuyền đánh cá, xa xa là cả một rừng cột buồm báo hiệu cho chúng tôi biết là đã đến thành phố [17,45].
Nhiều hàng hoá, dẫn đến việc thông thơng, trao đổi tạo nên cảnh sầm uất. Ngoài ra còn có một hệ quả hết sức quan trọng đó là tạo nên Cù Lao Phố. Cù Lao Phố là cảng biển quan trọng đầu tiên của Nam Bộ, đón nhận thơng thuyền của nớc ngoài, hng thịnh suốt khoảng 90 năm từ khi Trần Thắng Tải đến với quân đội: “Nông Nại Đại Phố, lúc đầu khai thác do Trần Thợng Phiên, tức Trần Thắng Tài chiêu tập ngời buôn nớc Tàu đến kiến thiết phố xá mái ngói tờng vôi, lầu cao quan rộng, dọc theo bờ sông liên lạc dài 5 dặm, chia và vạch làm 3 đờng phố, đờng phố lớn lót đá trăng, đờng phố ngang lót đá ong, đờng phố nhỏ lót gạch xanh, đờng rộng bằng phẳng, kẻ buôn tụ tập, ghe thuyền lớn ở biển và ở sông đến đậu, có những xà - lan (kéo bè chở hàng hoá) ấy là một chỗ đại đô hội những nhà buôn bán to duy ở đây là nhiều hơn” [7, 194].
Tuy nhiên, trong sự phát triển của mảnh đất Gia Định có sự đóng góp rất lớn của mạng lới sông ngòi. Chính yếu tố này mà ngời ta còn gọi ở đây có nền văn hoá chi phối bởi “văn minh sông rạch”. Và cũng thế, quy luật hình thành nên phố thị vùng Gia Định đều bắt nguồn từ sông rạch. Nơi giáp nớc của các dòng sông mà ghe thuyền đậu nghỉ chờ con nớc ròng, lâu ngày trở
thành một cái chợ. Chợ lớn dần lên trở thành phố chợ, lúc đó đình chùa, miếu mạo theo nhau mọc lên, làng xóm phố thị đợc thiết lập. Các dòng sông mang con ngời đến và cũng chính các dòng sông điều tiết sự tồn tại và phát triển của các phố thị này.
Trịnh Hoài Đức đã mô tả chợ Bến Thành cũ nh sau: “Phố xá trù mật, chợ làm theo dọc bến sông. Đầu xuân vào ngày tế mạ, thì thao diễn thuỷ biên. Bến đò ngang đón khách buôn ngoài bến lên bờ. Đầu phía bắc là rạch S Ng có cầu ván bắc ngang, hai bên cầu có phố ngói, tụ tập cả trăm thứ hàng hoá. Dọc theo bờ sông, thuyền buôn lớn nhỏ đậu san sát” [7].
Tiềm năng, triển vọng của vùng đất Gia Định thể hiện rõ nhất trong tầm nhìn của chính khách thực dân Pháp. Đa đợc luận điểm này vào có phần nào đó cha thích hợp về mặt thời gian, nhng cái cốt yếu là để lấy phần khách quan của nó, thêm một lần nữa khẳng định đợc vị trí đóng góp về kinh tế của vùng đất phơng Nam này.
Trớc hết, đó là báo cáo của Genouilly về dự định đánh chiếm Gia Định: “Sài Gòn là kho lúa gạo cung cấp một nguồn lơng thực quan trọng cho Huế và quân đội An Nam và cho cả vùng phía Bắc. Hết tháng 3 này (3/1859) chúng ta sẽ cắt đứt tuyến lơng thực này” [21,18].
Sau đó là hai trong ba bức th một chính khách thực dân Pháp ở Nam kỳ viết năm 1863 gửi Berryer- Nghị sĩ có thế lực trong Viện lập pháp nớc Pháp: “Khi chúng ta đã thấy rõ tầm quan trọng của xứ này và quyết tâm thiết lập một xứ Nam kỳ thuộc Pháp tuyệt vời, một xứ có vị trí u việt, đầy tiềm lực và triển vọng về đất đai và dân sự. Việc chinh phục dứt điểm xứ Nam kỳ sẽ mở rộng ảnh hởng của nớc Pháp, mở rộng hoạt động hàng hải của chúng ta đến các vùng biền xa xôi. Nguồn lợi thu đợc sẽ vợt qua các khoản chi phí về thiết kế và xây dựng” [21,28].
Bức th thứ ba, ông ta nêu lên những triển vọng to lớn của Nam kỳ: “Tha Ngài, hiện nay xứ Nam kỳ không giống bất cứ một thuộc địa nào khác của chúng ta. Nam kỳ không cần những viện trợ nhân đạo phải vun bón khó
nhọc nh đối với một số thuộc địa khác. Nam kỳ tự nó đủ sức nuôi sống dân c gấp 20 lần. Năm 1862, chúng ta thu nhập ở Nam kỳ 3 triệu Francs và sẽ còn thu nhập hơn thế” [21,30].
Triển vọng đó theo ông là có sự đóng góp to lớn của văn minh sông rạch nh: “những cửa cảng tuyệt vời, một dòng sông mênh mông và u đãi, thuận tiện cho những con tàu trọng tải lớn nhất dễ dàng di chuyển suốt hai đầu xứ sở, lại có thể chuyên chở ít tốn kém những sản vật giàu có của miền Thợng về các kho chứa tại Sài Gòn” [21, 30].
Tiếp đó ông ta nhận định rằng đất đai Nam kỳ với độ phì nhiêu kỳ lạ, với hàng triệu lao động nông nghiệp bản xứ, đó là “thực tế hùng hồn của thuộc địa tuyệt diệu này” [21,30]. Và một khi toàn Nam kỳ thuộc về nớc Pháp, thì ngoài ấn Độ của Anh chẳng có thuộc địa nào trên hành tinh này có thể sánh bằng: “Nam kỳ cũng có thể kho gạo dự trữ của Trung Quốc và ấn Độ, là kho bông, lụa và hơng liệu của nớc Pháp” [21, 30]. Vả chăng, nếu Nam kỳ không hứa hẹn những nguồn lợi vô tận nh vậy thì tại sao công ty vận tải Hoàng gia lại khẩn thiết xin bao thầu dịch vụ chuyển vận thờng xuyên giữa Suez và Sài Gòn, có thể cạnh tranh với hải đoàn Anh về độc quyền thông vẫn mau lẹ với vùng Viễn Đông.
Cuối cùng, ông ta khẩn thiết rằng “tôi hy vọng giúp Ngài khẳng định tầm quan trọng và triển vọng đặc biệt của xứ Nam kỳ, một báu vật mà Thợng Đế đã giao phó cho chúng ta, cũng là vùng đất mà nớc Anh thực sự thèm khát nhng không dám thú nhận... không để nó tuột khỏi tay ta một cách dễ dàng hoặc đem bán đổi theo giá vàng” [21, 30].