Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Tổ chức học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919 1945 (lớp 12) ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố hồ chí minh (Trang 34)

10. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay ở các trung tâm giáo dục thường xuyên.

Nhận thức về việc dạy học lịch sử ở các trung tâm giáo dục thường xuyên của giáo viên: Trước hết từ phía lãnh đạo đơn vị, phần lớn đều cho rằng môn lịch sử là môn phụ, chỉ học thuộc lòng là đủ để đi thi, phân phối chương trình cho môn lịch sử lớp 12 là 1,5 tiết/tuần, đơn vị nào cố gắng lắm cũng chỉ phân bố 2 tiết/tuần, nên giáo viên bộ môn không có thời gian để luyện tập và mở rộng thêm kiến thức cho học sinh. Cuối tháng 3 hằng năm khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố môn thi tốt nghiệp, nếu có môn lịch sử thì lập tức tăng thêm từ 2 đến 4 tiết/tuần để giáo viên tổ chức ôn tập và dò bài. Với cách làm như vậy, ta thấy lãnh đạo đơn

vị chỉ chạy theo thành tích là chính, nên trong giai đoạn này, giáo viên chỉ biết nhồi nhét kiến thức và học sinh thường có hiện tượng “bội thực”, nên việc tổ chức học viên lĩnh hội kiến thức chỉ là hình thức “đọc – chép”, học viên thụ động lĩnh hội kiến thức, dần dần các em cảm thấy “chán sử” và “sợ sử”. Các nhà giáo dục học thì cho rằng: “Việc dạy học ở nhà trường đòi hỏi trước hết học sinh phải hoạt động tư duy có tính mục đích, buộc nó phục tùng một nhiệm vụ nhất định. Học sinh tìm lời giải cho câu hỏi mà giáo viên đặt ra, giữ cho tư duy diễn biến theo hướng nhất định là hướng giải quyết nhiệm vụ đó” [ 20, tr.27]. Đối với giáo viên, khi dự tuyển công chức và nhận công tác thường không chọn về dạy ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, nếu vì một lý do nào đó được điều về thì họ cảm thấy bỡ ngỡ, xa lạ, khi gặp học viên buổi tối thường là cán bộ, công nhân viên vừa đi làm vừa đi học, nên đây là trở ngại đầu tiên cho những giáo viên trẻ mới ra trường. Một khi tâm lý giáo viên chưa ổn định thì khó mà dành toàn tâm toàn ý cho việc giảng dạy nói chung, nhất là giảng dạy bộ môn lịch sử nói riêng. Thực tế cho thấy việc dạy và học bộ môn Lịch sử ở các trung tâm giáo dục thường xuyên hiện nay chủ yếu là để đối phó với thành tích là chính.

Thực trạng việc dạy và học lịch sử hiện nay ở các trung tâm giáo dục thường xuyên:

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 24 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp quận, huyện; 3 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp thành phố; 3 trung tâm giáo dục thường xuyên trực thuộc các Sở, Ngành khác quản lý; 15 phân hiệu bổ túc văn hoá nằm trong các trường trung học phổ thông, cao đẳng và đại học, nâng tổng số lên 45 đơn vị. Lực lượng giáo viên cơ hữu môn lịch sử của giáo dục thường xuyên là 42, giáo viên thỉnh giảng từ các trường phổ thông trên địa bàn lân cận là 31 giáo viên, nâng tổng số giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn lịch sử ở các đơn vị giáo dục thường xuyên là 73. Hằng năm, số lượng bình quân thí sinh dự thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông dao động từ 11.000 thí sinh đến 13.000 thí sinh, nếu lấy bình quân là 12.000 thí sinh, mỗi lớp 12 có 45 thí sinh thì ta thấy bình quân là 266 lớp/73 giáo viên, nếu lấy bình quân thì mỗi giáo viên dạy 4 lớp 12 với 180 học viên, đây là con số lý tưởng, theo chúng tôi là không quá

tải và chấp nhận được trong việc tổ chức hướng dẫn học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản môn lịch sử nói chung.

Về năng lực dạy học của giáo viên nói chung, giáo viên giảng dạy môn lịch sử ở trung tâm giáo dục thường xuyên nói riêng cần được xem xét, đánh giá trên nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên, hai nội dung trên cho phép chúng ta đánh giá một cách tương đối chính xác thực trạng năng lực dạy học của người giáo viên là ở trình độ nắm vững kiến thức và kỹ năng dạy học. Đây là hai nội dung gắn bó chặt chẽ với nhau, là hai bộ phận quan trọng nhất cấu thành năng lực dạy học của người giáo viên. Kết quả khảo sát vào tháng 3 năm 2012, thông qua dự giờ thăm lớp một số đơn vị như: Dự giờ cô Nguyễn Kim Trang giáo viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 1, cô Nguyễn Thị Như Liêm giáo viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 8, cô Nguyễn Thị Mai Trang giáo viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 10, cô Đỗ Thị Nương giáo viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 12, thầy Nguyễn Văn Mai giáo viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hóc Môn, thầy Nguyễn Văn Gặp giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Củ Chi…đã cho thấy: giáo viên bộ môn lịch sử ở các trung tâm giáo dục thường xuyên nắm vững kiến thức bộ môn, giàu nhiệt huyết và tận tâm với nghề. Tuy nhiên, về kỹ năng xác định kiến thức cơ bản, kỹ năng tổ chức dạy học nhất là tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp, kỹ năng hướng dẫn học viên tìm hiểu lịch sử địa phương, kỹ năng hướng dẫn học viên hoạt động ngoại khoá, kỹ năng tổ chức ôn tập, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên…nói chung là phương pháp dạy học lịch sử của một bộ phận giáo viên còn chưa đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học môn lịch sử.

Qua kết quả điều tra, khảo sát 30 giáo viên hiện đang giảng dạy lịch sử ở các trung tâm giáo dục thường xuyên quận, huyện và các phân hiệu bổ túc văn hoá trong trường trung học phổ thông, cũng như các phân hiệu bổ túc văn hóa nằm trong các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố, chúng tôi đã rút ra một số nhận xét qua bảng kết quả điều tra dưới đây:

STT Nội dung điều tra Kết quả

Số GV trả lời Tỉ lệ %

1

Theo Thầy (cô), thái độ học tập của học viên với bộ môn lịch sử như thế nào?

A. Rất thích B. Thích C. Bình thường D. Không thích 1 8 17 4 3,3 26,7 56,7 13,3 2

Theo Thầy (cô), kiến thức cơ bản trong dạy học bộ môn lịch sử được hiểu là

A. tất cả kiến thức của khoa học lịch sử B. tất cả kiến thức trong sách giáo khoa C. kiến thức tối thiểu mà học sinh cần đạt D. kiến thức chuẩn mực, đúng đắn nhất 2 14 14 6,6 46,7 46,7 3

Thầy (cô), có thường xuyên xác định kiến thức cơ bản khi soạn giáo án:

A. Thường xuyên

B. Chỉ khi có sự kiểm tra chuyên môn C. Chỉ với những bài quan trọng D. Không xác định 28 2 93,3 6,7 4

Khi soạn giáo án, Thầy (cô) thường dựa vào: A. Sách giáo khoa

B. Sách giáo khoa, phân phối chương trình, sách giáo viên

C. Sách giáo khoa, phân phối chương trình, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kỹ năng

D. Sách giáo khoa, phân phối chương trình

1 3 20 6 3,3 10 66,7 20 5 Theo Thầy (cô), có cần thiết cung cấp tất cả những kiến

thức có trong sách giáo khoa không? A. Rất cần thiết B. Cần thiết C. Không cần thiết 2 4 19 6,7 13,4 63,3

D. Bình thường 5 16,6

6

Trong dạy học lịch sử, để tổ chức cho học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản, Thầy (cô) thường sử dụng:

A. thuyết trình, diễn giải B. dạy học nêu vấn đề C. sử dụng hệ thống câu hỏi D. sử dụng đồ dùng trực quan

E. kết hợp các dạng hoạt động học tập

F. hướng dẫn học viên sử dụng sách giáo khoa và các loại tài liệu lịch sử liên quan khác

G. kết hợp các phương pháp trên tuỳ theo nội dung bài dạy

H. thường xuyên hướng dẫn học viên củng cố kiến thức K. kết hợp kiểm tra đánh giá với hướng dẫn học viên tự kiểm tra đánh giá

1 6 1 7 15 3,3 20 3,3 23,4 50 7

Theo Thầy (cô), những phương pháp hoặc biện pháp nào sau đây có ưu thế trong việc phát huy tính tích cực học tập của học viên?

A. Thuyết trình, diễn giải

B. Dạy học nêu tình huống có vấn đề C. Sử dụng hệ thống câu hỏi

D. Sử dụng đồ dùng trực quan E. Dạy học theo nhóm

F. Hướng dẫn học viên sử dụng sách giáo khoa và các loại tài liệu lịch sử liên quan khác

2 15 6 2 4 1 6,7 50 20 6,7 13,4 3,3 8

Theo Thầy (cô), chương trình, sách giáo khoa hiện nay có quá tải không?

A. Quá tải B. Vừa đủ

C. Chỉ quá tải ở một số bài D. Không quá tải

20 2 7 1 66,8 6,6 23,3 3,3

9

Nếu quá tải, theo Thầy (cô) là do A. thời lượng cho bộ môn ít B. ôm đồm quá nhiều sự kiện

C. trình độ học viên yếu không tiếp thu được

D. giáo viên không xác định được kiến thức cơ bản

10 18 2 33,3 60 6,7 10

Theo Thầy (cô), phần lịch sử Việt nam giai đoạn 1919 – 1945 có vai trò như thế nào trong việc giáo dục lịch sử dân tộc? A. Rất quan trọng B. Bình thường C. Không quan trọng 24 6 80 20

Thứ nhất, hầu hết ý kiến thầy (cô) (56%) đều khẳng định học viên đều có phản ứng bình thường với bộ môn lịch sử, một số (26,7%) yêu thích học bộ môn, cá biệt có (3,3%) học viên rất thích, cũng có một số (13,3%) học viên quay lưng với bộ môn lịch sử.

Thứ hai, có (46,7%) giáo viên tuy đã nhận thức được những kiến thức tối thiểu mà học viên cần đạt, nhưng còn bám sát vào sách giáo khoa và khung phân phối chương trình một cách máy móc, thiếu linh hoạt.

Thứ ba, vì quá ôm đồm kiến thức trong sách giáo khoa, nên có 66,7% giáo viên cho rằng chương trình sách giáo khoa quá tải, nặng nề. Vì thiếu kinh nghiệm trong việc xác định kiến thức cơ bản và tổ chức cho học viên lĩnh hội nên một bộ phận giáo viên tỏ ra khó khăn, lúng túng trong việc chuyển tải những kiến thức trong sách giáo khoa.

Thứ tư, hầu hết giáo viên (80%) đều cho rằng Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục Lịch sử dân tộc cho học viên.

Thứ năm, trong dạy học lịch sử chỉ có (50%) giáo viên kết hợp các dạng hoạt động học tập tuỳ theo nội dung bài dạy ở trên lớp, đa số còn lại thì lúng túng, hoặc phiến diện ở một biện pháp nào đó.

1.2.2. Thực trạng đối tượng học viên ở các trung tâm giáo dục thườngxuyên. xuyên.

Đối tượng học viên ở các trung tâm giáo dục thường xuyên có thể chia làm hai đối tượng để thấy rõ thực trạng học viên ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Hồ Chí Minh

- Đối tượng còn ở độ tuổi phổ thông (từ 16 đến 18 tuổi), đối tượng này hầu hết là không đạt điểm đậu vào lớp 10 công lập, không đủ điều kiện về kinh tế để vào lớp 10 hệ ngoài công lập, chuyển trường nhưng chưa có hộ khầu để vào công lập. Các đối tượng này được bố trí học vào ban ngày như công lập và phải học 7 môn bắt buộc đó là: Văn, Toán, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa cùng với 3 môn khuyến khích học (vì ba môn này không tham gia vào tính điểm xếp loại trong học bạ, thường thì tổ chức học theo chương trình thi để lấy chứng chỉ cấp độ A, B) đó là: Anh văn, Tin học và Giáo dục công dân. Thời lượng học các môn cũng tương đương như ở khối công lập. Tuy nhiên, so với công lập về tâm lý nhận thức, kỹ năng, thái độ…ngoài một số ít học viên có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, còn lại phần lớn đối tượng này, nhận thức còn hạn chế, ít tự giác chủ động lĩnh hội kiến thức, học viên lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, thái độ học tập mang tính đối phó với giáo viên bộ môn và đối phó với các kỳ thi là chính.

- Đối tượng học viên từ 18 tuổi trở lên (hầu hết là những người còn đang làm việc), các môn học bắt buộc và khuyến khích cũng tương tự như đối tượng học ban ngày, lịch học của đối tượng này được bố trí sau giờ hành chánh thường thì từ 18 giờ đến 21 giờ. Điều kiện và thời gian học tập thường diễn ra sau một ngày làm việc vất vả nên khi đến lớp, học viên thường tỏ ra mệt mỏi, thiếu hứng thú học tập, cách tiếp thu cũng tỏ ra chậm chạp và mệt mỏi. Nếu giáo viên ra bài tập về nhà hoặc sưu tầm tài liệu bổ sung cho bài học thì họ không có thời gian để thực hiện. Sau buổi học, về đến nhà thì thời gian đã là 22 đến 23 giờ đêm nên học viên không thể xem lại bài đã học. Vì là đối tượng lớn tuổi đi học, nên thường rất ngại hỏi giáo viên, nhất là những giáo viên trẻ những vấn đề còn thắc mắc khi lĩnh hội kiến thức từ phía giáo viên. Đối tượng này thường có tư tưởng an phận, học để đối phó hoặc

“giữ chức, lên lương” là chính. Đặc biệt, những đối tượng học viên trong các trường trại do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý thì việc đi học là để trốn tránh lao động, trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật…

Qua kết quả điều tra, khảo sát ngẫu nhiên 120 học viên đang học lớp 11 và 12 tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố, chúng tôi đã rút ra một số nhận xét thông qua bảng kết quả điều tra dưới đây:

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HỌC VIÊN

STT Nội dung điều tra Số HV trả lờiKết quả Tỉ lệ %

1 Em có yêu thích và hứng thú học tập bộ môn lịch sử không? A. Rất thích B. Thích C. Bình thường D. Không thích 2 18 52 48 1,7 15,0 43,3 40,0 2

Em gặp khó khăn khi học bộ môn lịch sử vì:

A. lịch sử có rất nhiều sự kiện, không thể nhớ được B. kiến thức lịch sử lại khó nhớ và nhanh quên C. kiến thức lịch sử khô khan và không hấp dẫn D. bị áp lực của các môn học khác 32 43 27 18 26,7 35,8 22,5 15,0 3

Để học tốt môn lịch sử, em thường dùng những biện pháp nào sau đây?

A. Đọc và nghiên cứu sách giáo khoa ở nhà trước khi đến lớp

B. Học thuộc lòng tất cả những kiến thức mà thầy, cô đã cho ghi trong vở

C. Tự làm bài tập lịch sử ở nhà, sưu tầm các tài liệu có liên quan

D. Chỉ tập trung học khi đến kỳ thi hoặc có kiểm tra

15 50 10 45 12,5 41,7 8,3 37,5

4

Em có hiểu bài ngay trên lớp sau khi kết thúc giờ học không? A. Rất hiểu B. Hiểu C. Bình thường D. Không hiểu 2 36 42 40 1,7 30,0 35,0 33,3 5

Em có cảm thấy dễ tiếp thu bài học nếu thầy (cô) A. đưa ra nhiệm vụ học tập ngay từ đầu giờ

B. cung cấp đầy đủ kiến thức theo sách giáo khoa C. bổ sung thêm kiến thức, câu chuyện hấp dẫn ngoài sách giáo khoa

D. tổ chức thảo luận nhóm về các nội dung bài học E. đưa ra các câu hỏi, bài tập để học viên nghiên cứu và trả lời

F. sử dụng phần mềm Power Point hoặc tranh ảnh trực quan 53 10 37 10 5 5 44,2 8,3 30,8 8,3 4,2 4,2 6

Với các câu hỏi và vấn đề thầy (cô) đưa ra, em thường A. chủ động trả lời và tham gia thảo luận

B. chỉ tham gia khi được chỉ định C. không bao giờ

20 81 19 16,7 67,5 15,8 7

Khi làm bài kiểm tra 1 tiết hoặc học kỳ môn lịch sử em thường

A. nhớ đâu viết đấy

B. viết những gì thầy (cô) cho ghi mà mình nhớ được C. đọc kỹ đề và trình bày những gì mình nhớ và theo cách hiểu của mình D. chép tất cả những gì mà bạn đọc cho 34 62 2 22 28,3 51,7 1,7 18,3 8 Sau khi học tiết lịch sử theo phương pháp mới của thầy

đưa ra, em có nắm vững những kiến thức mà thầy đã cung cấp không?

B. Bình thường

Một phần của tài liệu Tổ chức học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919 1945 (lớp 12) ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố hồ chí minh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w