Một số biện pháp sư phạm

Một phần của tài liệu Tổ chức học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919 1945 (lớp 12) ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố hồ chí minh (Trang 54)

10. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3. Một số biện pháp sư phạm

bản trong dạy học lịch sử

2.3.1. Yêu cầu khi lựa chọn và sử dụng các biện pháp sư phạm... 2.3.1.1. Biện pháp lựa chọn phải phù hợp với đặc trung của bộ môn.

Đặc trưng của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông nói chung là học viên không trực tiếp quan sát hay tiếp xúc với quá khứ đã diễn ra. Quy luật nhận thức kiến thức lịch sử cũng tuân thủ quy luật nhận thức chung của con người đó là “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn…” đó là con đường biện chứng để nhận thức chân lý. Việc nhận thức kiến thức lịch sử của học viên cũng theo con đường chung ấy, nhưng lại có những nét đặc thù là do các sự kiện đã diễn ra trong quá khứ, nên học viên chỉ có thể trực quan sinh động thông qua tài liệu về sự kiện, đồ dùng trực quan. Vấn đề này, ít nhiều sẽ gây khó khăn trong việc lựa chọn biện pháp tổ chức cho học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử. Vì vậy khi lựa chọn biện pháp phải đảm bảo tính cụ thể, tính chân thực và giàu hình ảnh để giúp học viên khôi phục lại bức tranh sinh động vốn có của lịch sử.

Thứ nhất, Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1945, được phân bố thành hai chương (năm bài: 12, 13, 14, 15 và 16), giai đoạn lịch sử này của dân tộc luôn chịu tác động qua lại của lịch sử thế giới (tương đương với giai đoạn lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến năm 1945) như: cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (1917), chiến tranh thế giới kết thúc (1918), Hội nghị Versaille (1919 - 1920), sự thành lập Quốc tế III (1919)…những sự kiện này đã tác động đến phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam, đặc biệt là sự chuyển hướng hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc để đến với Chủ nghĩa Lênin và

chọn con đường cách mạng vô sản cho cách mạng Việt Nam…Chính vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn học viên chú ý đến các mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa Lịch sử Thế giới và Lịch sử Việt Nam.

Thứ hai, kiến thức lịch sử thế giới và của dân tộc rất gần với chính trị và có tính giai cấp, nên giáo viên phải hướng học viên nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử theo quan điểm của Đảng ta (tính đảng) và theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thứ ba, trong thời đại hiện nay, nguồn tài liệu tham khảo cho việc dạy và học lịch sử rất phong phú từ báo đài, sách vở và mạng Internet…học viên sẽ có nhiều lựa chọn trong việc tiếp thu kiến thức lịch sử. Song cũng có không ít nguồn tư liệu không chính thống, nguồn tư liệu này sẽ có tác động xấu đến nhận thức của học viên. Chính vì vậy, giáo viên phải có bản lĩnh chính trị và chuyên môn vững vàng để hướng học viên nhận thức đúng tính khách quan của lịch sử, loại trừ những quan điểm xuyên tạc lịch sử.

2.3.1.2. Biện pháp lựa chọn phải đáp ứng được mục tiêu dạy học.

Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông đã được xác định trong Luật Giáo dục Việt Nam (2005) là: “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [46; tr.19].

Trong việc thực hiện mục tiêu chung ấy, môn lịch sử có ưu thế về giáo dục truyền thống dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc và đạo đức cách mạng.

Mục tiêu của bộ môn lịch sử là cơ sở để xây dựng mục tiêu của các khoá trình, chương, bài ở hai cấp học trung học cơ sở và trung học phổ thông. Do vậy, khi tổ chức cho học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử, giáo viên phải căn cứ vào mục tiêu bài học, khóa trình…để lựa chọn phương pháp, biện pháp.

Khi xác định đúng kiến thức cơ bản ở mỗi chương, mỗi bài qua chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng…khi chuyển tải những kiến thức cơ bản đến học viên thì giáo viên phải sử các phương pháp dạy học như: dạy học nêu vấn đề, sử dụng sách giáo khoa, đồ dùng trực quan… và sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp ấy với nhau. Yêu cầu đối với mỗi phương pháp phải phù hợp với đặc điểm của kiến thức lịch sử và phải phát huy tính tích cực học tập của học viên theo quan niệm “dạy học tức là dạy cách học”. Để làm được điều này, giáo viên phải định hướng, tổ chức các hoạt động nhận thức cho học viên, đồng thời phải giúp cho học viên phương pháp tự nghiên cứu để lĩnh hội kiến thức cơ bản đó. Việc tổ chức này, trước hết diễn ra trong hoạt động nội khoá thông qua các hình thức dạy cả lớp, dạy theo nhóm, dạy học nêu vấn đề…Trong quá trình tổ chức này, giáo viên là người hướng dẫn, điều khiển, học viên là người tiếp nhận kiến thức một cách chủ động, chọn lọc, trao đổi và thảo luận. Đồng thời giáo viên còn rèn cho học viên kỹ năng sử dụng sách giáo khoa, sử dụng các kênh hình, bản đồ…để so sánh đối chiếu, phân tích và đánh giá một sự kiện lịch sử mà học viên đã lĩnh hội được.

2.3.1.3. Biện pháp lựa chọn phải phát huy tích tích cực học tập của học viên.

Dạy và học là hai quá trình thống nhất với nhau, kết quả của hai quá trình này phụ thuộc vào sự tích cực, nổ lực từ hai phía cả thầy và trò. Đối với phương pháp dạy học truyền thống, trong đó lấy giáo viên làm trung tâm “ban phát” kiến thức và những kết luận có sẵn, học viên thì thụ động tiếp thu một cách máy móc nên hiệu quả dạy học thu lại còn hạn chế. Đối với việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học viên làm trung tâm, đã tạo cho các em tư thế chủ động lĩnh hội kiến thức, chủ động chọn lựa cách học bằng cách phát huy tính tích cực độc lập của mình. Đây là định hướng chính để tổ chức cho học viên lĩnh hội kiến thức thức cơ bản trong dạy học lịch sử ở các trung tâm giáo dục thường xuyên.

Theo các nhà giáo dục của nước ta, thì tính tích cực chủ động học tập là một phẩm chất vốn có của con người trong xã hội. Tuy nhiên sự hình thành và phát

triển tính tích cực lại là nhiệm vụ của giáo dục. Có thể xem tính tích cực là điều kiện, là kết quả của sự phát triển nhân cách học viên trong quá trình giáo dục.

Trong xu thế đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay, người ta xem học viên là chủ thể của quá trình nhận thức. Vì vậy, việc dạy học không thể đạt kết quả cao khi các em thụ động lĩnh hội kiến thức từ phía người thầy, mà phải chủ động tích cực trong lĩnh hội kiến thức. Tính tích cực của học viên không chỉ đơn giản là sự tập trung chú ý nghe giảng và ghi nhớ sự kiện mà còn phải chú ý hướng vào quá trình tiếp thu tri thức, tức là học viên phải thể hiện ở việc tích cực độc lập suy nghĩ, chủ động tham gia vào hoạt động học tập để tự khám phá và tự chiếm lĩnh tri thức, mạnh dạn bày tỏ quan điểm và ý kiến riêng của cá nhân, tích cực tham gia thảo luận, tranh luận để tìm hiểu và phát hiện ra những tri thức mới.

Tính tích cực học tập của học viên không chỉ thể hiện ở hoạt động nội khoá mà cả khi hoạt động ngoại khoá như khi tự học bài và làm bài tập ở nhà theo yêu cầu của giáo viên, chuẩn bị bài mới, luyện tập cách diễn đạt kiến thức mới theo quan điểm cá nhân mình.

Tính tích cực có khi xuất phát từ động cơ, ý thức học tập sẵn có ở trong mỗi học viên. Nhưng để đạt hiệu quả cao trong mục tiêu dạy học, người giáo viên phải tổ chức hướng dẫn cho học viên thường xuyên phát huy tính tích cực ấy, theo đó thầy không chỉ là người cung cấp kiến thức mà còn dạy cho các em phương pháp tự tìm ra kiến thức qua nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa hiện hành, triệt để khai thác kiến thức theo sơ đồ Đai-ri về mối quan hệ giữa sách giao khoa với bài giảng của người thầy. Làm sao để vừa có thời gian tập trung khai thác những kiến thức cơ bản của bài, vừa có thời gian giúp học viên phát huy tính tích cực học tập. Vì vậy, để tổ chức cho học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học viên, nhất thiết phải xác định và tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với từng nội dung bài học cụ thể và phù hợp với từng đối tượng học cụ thể.

2.3.1.4. Các biện pháp lựa chọn phải được giáo viên sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo.

Trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, không có phương pháp hoặc biện pháp nào là bất biến, vạn năng mà cần phải kết hợp giữa chúng với nhau để đạt hiệu quả dạy học cao nhất. Chính vì vậy, khi vận dụng các biện pháp tổ chức cho học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản phải có sự linh hoạt và sáng tạo tuỳ theo đặc điểm các loại kiến thức, đối tượng học, điều kiện dạy học…Cụ thể là:

Kiến thức lịch sử được giảng dạy trong nhà trường phổ thông nói chung được cấu tạo theo hướng “đồng tâm kết hợp với đường thẳng” ở hai cấp học trung học cơ sở và trung học phổ thông, mỗi cấp học sẽ có những mức độ yêu cầu về mục tiêu và trình độ khác nhau. Ở cấp trung học phổ thông, phương pháp dạy học của người thầy nhằm hướng học viên ôn lại kiến thức cũ ở cấp trung học cơ sở, mở rộng và khắc sâu tìm tòi những kiến thức mới. Kiến thức Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 có ít nhiều liên quan mật thiết đến Lịch sử Thế giới hiện đại giai đoạn 1917 – 1945, nên đòi hỏi giáo viên phải chú ý đến sự tác động qua lại giữa tình hình thế giới và trong nước, để giúp học viên dễ dàng so sánh đối chiếu, phân tích đánh giá các sự kiện của lịch sử dân tộc. Ví dụ, khi phân tích sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng từ Hội nghị tháng 11/1939 và hoàn chỉnh trong Hội nghị Trung ương 8 tháng 5/1941, giáo viên phải liên hệ với tình hình thế giới: Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước và ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh để phân chia lại thế giới, từ đây vấn đề dân tộc đã trở nên cấp thiết và đã được hai Hội nghị Trung ương đưa lên trên vấn đề giai cấp.

Các biện pháp sử dụng phải mang tính vừa sức và phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Dù là giáo dục phổ thông hay giáo dục thường xuyên, nhưng ở các cấp học đều dùng chung một chương trình và sách giáo khoa, dùng chung hướng dẫn thực hiện chương trình, số tiết phân bố cho bộ môn cũng tương đương nhau, ví dụ: bộ môn sử ở lớp 12 được bố trí 1,5 tiết/tuần. Ở cấp trung học phổ thông, có hai bộ sách hiện hành đó là sách cho Ban Cơ bản và sách cho Ban Nâng cao. Ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thì dùng chung sách Ban Cơ bản như trung học phổ thông, tuy nhiên mức độ yêu cầu về mục tiêu và trình độ sẽ khác nhau như đã trình

bày ở phần trên. Ở khâu kiểm tra đánh giá, thực tế khi thi tốt nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra hai đề cho hai hệ học khác nhau. Khảo sát nhiều năm gần đây về đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông nói chung cho thấy: độ lệch về trình độ giữa hai đề cho hai hệ học không nhiều, thậm chí nhiều năm đề thi cho học viên giáo dục thường xuyên khó hơn trung học phổ thông. Điều đó cho thấy, đối tượng đầu vào của hai hệ học thì rất khác biệt nhau, nhưng yêu cầu đầu ra thì tương đương nhau, thậm chí có một số em học viên sau khi tốt nghiệp, lại tiếp tục dự thi và đậu vào đại học. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao phải cùng tiếp thu với một lượng kiến thức tương đương nhau nhưng khác biệt nhau về trình độ, khác biệt nhau về điều kiện và thời gian học tập, giáo viên đang giảng dạy trong các trung tâm giáo dục thường xuyên phải xem đây là rào cản, thử thách lớn phải vượt qua để tồn tại và phát triển.

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, hiện có 19 quận và 5 huyện ngoại thành, mỗi quận huyện đều có một trung tâm giáo dục thường xuyên, một số phân hiệu trong các trường trung học phổ thông, đại học…nâng tổng số lên 45 đơn vị. Sách giáo khoa là tài liệu dùng chung trên cả nước. Song, trình độ của học viên trên địa bàn thành phố lại không đồng đều giữa các vùng miền với nhau. Chẳng hạn, học viên ở huyện Cần Giờ không thể so sánh về trình độ với học viên ở nội thành. Vì vậy, khi tổ chức cho học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử, giáo viên phải căn cứ vào đối tượng cụ thể để xác định biện pháp phù hợp.

Đối với đối tượng học viên ở nội thành, các em có điều kiện và thời gian học tập gần giống như đối tượng học hệ trung học phổ thông, có khả năng tiếp thu nhanh, biết cách ghi chép và tìm tài liệu học tập…giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học như: dạy theo nhóm, dạy học nêu vấn đề, dạy theo đề án… giáo viên cũng có thể giao nhiệm vụ tìm hiểu lịch sử địa phương, đề ra những câu hỏi và bài tập khó. Mức độ kiến thức và mục tiêu cần đạt của đối tượng này sẽ cao hơn rất nhiều so với đối tượng học viên ở ngoại thành vì các em có thể tiếp tục học lên nữa sau khi tốt nghiệp Tú tài.

Đối tượng là học viên ngoại thành và học viên học buổi tối, đã quen với phương pháp dạy học truyền thống là đọc chép, chưa biết tự học, tự ghi bài, thiếu thời gian học ở nhà do ban ngày phải đi làm hoặc phải phụ giúp việc cho gia đình…với đối tượng này, giáo viên không thể áp dụng ngay các phương pháp dạy học mới như: dạy theo nhóm, dạy học nêu vấn đề, hoặc đưa ra những câu hỏi khó buộc phải suy luận. Thay vào đó, giáo viên phải lựa chọn các phương pháp phù hợp từ dễ đến khó như: đưa ra những câu hỏi gần gũi với cuộc sống thực tế với nhiều gợi ý nhỏ, sử dụng hệ thống câu hỏi mang tính vừa sức, lựa chọn những kiến thức cơ bản hơn nữa để truyền đạt, giảm thiểu những số liệu cụ thể như trận đánh ấy, ta đã giết và bắt sống bao nhiêu tên địch, thu được bao nhiêu vũ khí…rồi từng bước vận dụng các phương pháp dạy học mới.

Đối tượng là học viên trong các trung tâm Cai nghiện do Sở Lao động và Thương binh – Xã hội quản lý, giáo viên chỉ nên áp dụng phương pháp thuyết trình và diễn giải là chính, mức độ kiến thức cần đạt chỉ dừng ở mức độ biết và ghi nhớ các sự kiện là đủ, vì bản thân họ không có thái độ cầu tiến trong học tập. Họ đi học là để trốn tránh lao động cưỡng bức hoặc trốn tránh với pháp luật là chính. Thực tế cho thấy, nhiều đối tượng khi bị bắt vào trại Cai nghiện, dù trình độ đã tốt nghiệp trung học phổ thông (khi trực tiếp giảng dạy, giáo viên mới phát hiện ra trình độ của họ), nhưng vẫn khai với Cán bộ Quản giáo là học đến lớp 9 hoặc lớp 10…

Khi tổ chức hướng dẫn học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch

Một phần của tài liệu Tổ chức học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919 1945 (lớp 12) ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố hồ chí minh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w