Kinh nghiệm thực tiễn và những vấn đề cần giải quyết

Một phần của tài liệu Tổ chức học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919 1945 (lớp 12) ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 45)

10. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.2.3. Kinh nghiệm thực tiễn và những vấn đề cần giải quyết

Từ thực tiễn ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi rút ra một số vấn đề sau:

Thứ nhất, giáo viên phải xác định được những kiến thức cơ bản, cần thiết nhất để cung cấp cho học viên, không nên ôm đồm quá nhiều kiến thức trong sách giáo khoa, không đặt yêu cầu cao đối với học viên.

Thứ hai, giáo viên phải vận dụng các biện pháp sư phạm như: sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng thành tựu công nghệ thông tin trong dạy học để tạo được sự hứng thú học tập cho học viên.

Thứ ba, giáo viên phải biết sáng tạo trong từng bài dạy, có thể biến những con số, ngày tháng, sự kiện lịch sử khô khan thành những sự kiện gần gũi nhất diễn ra hằng ngày trong cuộc sống của học viên như: gắn với ngày sinh nhật của lãnh tụ, gắn với các ngày lễ lớn trong năm mà họ được nghỉ làm việc (chẳng hạn như ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5 liên hệ với sự ra đời của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh 19/5/1941, ngày Quốc tế Lao động 1/5 liên hệ với mốc mở đầu đợt tấn công thứ 3 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ…).

Từ vấn đề lý luận và thực tiễn đã phân tích, ở chương 1 Luận văn đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với việc xác định đúng đắn kiến thức cơ bản Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 và các biện pháp phù hợp nhằm tổ chức cho học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trên cơ sở những yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nói chung, dạy học bộ môn lịch sử nói riêng. Đây là điều kiện tiên quyết để từng bước nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử hiện nay ở các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Việc xác định kiến thức cơ bản và các biện pháp tổ chức cho học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử không chỉ giải quyết ở mặt lý luận chung mà cần phải làm rõ ở từng nội dung, từng chương và từng bài cụ thể. Chính vì vậy, phần chính của luận văn này sẽ tập trung xác định những kiến thức cơ bản trong chương trình Lịch sử Việt Nam (lớp 12) giai đoạn 1919 – 1945 và các biện pháp tổ chức cho học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử ở các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 2

Một số biện pháp tổ chức cho học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 (lớp 12) ở trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Hồ Chí Minh. Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Tổ chức học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919 1945 (lớp 12) ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w