Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Tổ chức học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919 1945 (lớp 12) ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố hồ chí minh (Trang 101 - 134)

10. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.4.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm

Đối với ý kiến của giáo viên và học viên: đa số các ý kiến đều cho một nhận xét chung về bài học dạy theo giáo án thực nghiệm đã tạo ra một không khí học tập khác hẳn. Cả giáo viên và học viên đều xác định được nhiệm vụ nhận thức của bài học, nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của học viên và đảm bảo được mục tiêu yêu cầu của bài học. Việc kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học trong một tiết học trên cơ sở phát huy tính tích cực của học viên đã tạo điều kiện cho các em nắm vững kiến thức cơ bản ngay tại lớp. Không khí của giờ học rất sôi nổi, học viên đã tích cực tham gia vào các hoạt động học tập do giáo viên đưa ra, nhất là các đơn vị thuộc địa bàn nội thành. Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến còn băn khoăn về khả năng thực hiện thường xuyên những tiết dạy theo giáo án mới như vậy. Bởi vì, việc chuẩn bị cho một giáo án mới rất công phu, tốn nhiều thời gian và công sức, điều kiện cơ sở vật chất của một số đơn vị vùng ven chưa đủ để đáp ứng, trình độ nhận thức của học viên chưa cao. Hơn nữa, ở một

số bài, một số nội dung không thể áp dụng triệt để phương pháp dạy học theo giáo án mới.

Về kết quả kiểm tra kiến thức, chúng tôi đã tiến hành chấm bài theo thang điểm 10 cho một câu hỏi tự luận (6 điểm) và 8 câu hỏi trắc nghiệm khách quan (4 điểm) trong bài kiểm tra 15 phút.

Kết quả thu được cụ thể như sau:

BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ KIỂM TRA

Lớp Giỏi (9 – 10) Khá (7 – 8) TB (5 – 6) Yếu, kém (< 5) Tổng SL % SL % SL % SL % TNSP 37 15,6 91 38,2 78 32,8 32 13,4 238 ĐC 23 9,6 72 30,3 84 35,3 59 24,8 238

THỐNG KÊ BẢNG ĐIỂM CHI TIẾT CỦA CÁC ĐƠN VỊ

Đơn vị Lớp Sĩ số Điểm số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 GDTX quận 1 TN 50 2 3 3 8 10 13 5 4 2 ĐC 50 3 6 5 11 7 8 6 3 1 GDTX quận 2 TN 43 1 2 2 7 8 10 6 4 3 ĐC 43 2 6 3 10 6 9 3 2 2

GDTX quận 12 TN 50 2 3 3 8 9 12 5 5 3 ĐC 50 3 6 6 7 7 10 5 4 2 GDTX Bình Thạnh TN 47 1 2 2 6 8 9 11 5 3 ĐC 47 2 3 6 9 8 8 7 2 2 GDTX Thủ Đức TN 48 2 3 1 6 8 10 10 4 4 ĐC 48 2 3 3 10 9 8 8 3 2 Tổng TN 238 8 13 11 35 43 54 37 22 15 ĐC 238 12 24 23 47 37 43 29 14 9

Để xem xét độ trung thực và độ tin cậy của kết quả trên, chúng tôi đã sử dụng toán học thống kê để xử lý để kiểm định giá trị (t) và (tα)

KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Kết quả phân phối tần số điểm của hai lớp như sau: (n = 238)

Điểm Số HS đạt điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 n Lớp thực nghiệm (x) 0 0 8 13 11 35 43 54 37 22 15 238 Lớp đối chứng (y) 0 0 12 24 23 47 37 43 29 14 9 238

- Để có kết quả, chúng tôi tiến hành tính điểm trung bình các bài kiểm tra lớp thực nghiệm (x ) như sau:

x = 2.8+3.13+4.11+5.35+6.23843+7.54+8.37+9.22+10.15 ≈ 6.5

- Để có kết quả, chúng tôi tiến hành tính điểm trung bình các bài kiểm tra lớp thực nghiệm (y ) như sau:

ni xi x xix (xix)2 ∑n xi( ix)2 0 0 6.5 -6.5 42.25 0 0 1 6.5 -5.5 30.25 0 8 2 6.5 -4.5 20.25 162 13 3 6.5 -3.5 12.25 159.25 11 4 6.5 -2.5 6.25 68.75 35 5 6.5 -1.5 2.25 78.75 43 6 6.5 -0.5 0.25 10.75 54 7 6.5 0.5 0.25 13.5 37 8 6.5 1.5 2.25 83.25 22 9 6.5 2.5 6.25 137.5 15 10 6.5 3.5 12.25 183.75 897.5 - Phương sai phép đo lớp thực nghiệm ( S2x):

S(x) = 2 ( ) 1 i i n x x n − − ∑ S(x) = 1,94 237 5 . 897 ≈ ni yi y yiy (yiy)2 ∑n yi( iy)2 0 0 5.9 -5.9 34.81 0 0 1 5.9 -4.9 24.01 0 12 2 5.9 -3.9 15.21 182.52 24 3 5.9 -2.9 8.41 201.84 23 4 5.9 -1.9 3.61 83.03 47 5 5.9 -0.9 0.81 38.07 37 6 5.9 0.1 0.01 0.37 43 7 5.9 1.1 1.21 52.03 29 8 5.9 2.1 4.41 127.89 14 9 5.9 3.1 9.61 134.54 9 10 5.9 4.1 16.81 151.29 971.58 Phương sai phép đo lớp đối chứng ( S2y):

S(y) = 2 ( ) 1 i i n y y n − − ∑ S(y) = 2.02 237 58 . 971 ≈

Trên cơ sở điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng nêu trên, chúng tôi sử dụng phép toán thống kê để xác định tính khả thi về các phương pháp sư phạm của đề tài Luận văn theo ba bước cụ thể sau:

- Bước 1: tính giá trị tương quan (t) giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

t = (x y− ) 2 2 ( )x ( )y n D +D t = (6.5 – 5.9) 238 1. 49 2+2.0223.31

- Bước 2: tính giá trị kiểm định (tα ) trong bảng số student tương ứng: k = 2n – 2 = 238.2 – 2 = 474, với sai số phép đo tự chọn α = 0,05 sẽ cho giá trị tới hạn tα = 1.96

- Bước 3: so sánh t và tα ta thấy t > tα (3,31> 1,96)

Nhìn vào kết quả xử lý, ta thấy điểm bình quân của lớp thực nghiệm là 6,5 và lớp đối chứng là 5,9. Điều đó cho thấy tỷ lệ điểm khá giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, từ điểm bình quân tính được, ta cũng thấy phương sai của lớp thực nghiệm chỉ có (1,94) trong khi phương sai của lớp đối chứng là (2,02).

Kết luận: t > tα. Như vậy những biện pháp sư phạm đề tài Luận văn có tính khả thi

Từ kết quả thực nghiệm trên, chúng tôi nhận thấy: khi tiếp cận với giáo án và phương pháp sư phạm mà Luận văn đưa ra, cả giáo viên và học viên đều cảm thấy không khí tiết học sôi nổi hơn hẳn, từ đó có (60%) số học viên nắm rất vững kiến thức sau tiết học lịch sử theo phương pháp mới này. Cũng từ kết quả thu được qua việc tiến hành thực nghiệm sư phạm, cho phép chúng tôi khẳng định nội dung khoa học và các biện pháp sư phạm để tổ chức cho học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 (lớp12) ở các trung

tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do luận văn đề xuất và thực nghiệm là có tính khả thi.

Việc phát triển các hoạt động nhận thức một cách tích cực, độc lập và sáng tạo của học viên không chỉ giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản của bài học mà còn phát triển ở các em năng lực nhận thức, năng lực hoạt động sáng tạo và giáo dục thái độ tình cảm cho các em. Đây là con đường hiệu quả nhất nhằm giúp các em lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 (lớp 12) nói riêng. Vì vậy, khi đề xuất các biện pháp sư phạm, chúng tôi đều hướng tới vấn đề này

Như vậy, ở chương này, xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp chủ yếu: vận dụng dạy học nêu vấn đề, sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và kênh hình trong sách giáo khoa nói riêng, tổ chức cho học viên khai thác kiến thức trong sách giao khoa và các loại tài liệu tham khảo khác, tổ chức cho học viên củng cố kiến thức cơ bản, tổ chức kiểm tra đánh giá và hướng dẫn học viên tự kiểm tra đánh giá theo tinh thần đổi mới…để tổ chức cho học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử, thông qua các hoạt động nhận thức độc lập và sáng tạo của các em. Việc sử dụng biện pháp nào là tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung của bài học và tùy thuộc vào từng đối tượng học viên. Song phải nhận thức rằng: không có phương pháp dạy học nào là vạn năng mà cần phải phối hợp nhuần nhuyễn, hợp lý các phương pháp với nhau, cũng như chính đặc thù ngành học giáo dục thường xuyên là mềm dẻo, linh hoạt, học mọi lúc mọi nơi và học tập suốt đời, tất nhiên mỗi bài học cụ thể sẽ có một phương pháp dạy học đóng vai trò chủ đạo.

Để kiểm nghiệm lại tính khả thi của các biện pháp sư phạm mà đề tài luận văn đã đưa ra nhằm tổ chức để tổ chức cho học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 (lớp 12) ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, trong chương 2, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm. Kết quả của quá trình thực nghiệm sư phạm đã cho thấy, những biện pháp mà Luận văn đưa ra là có tính khả thi. Vận dụng các biện pháp sư phạm này vào

việc tổ chức cho học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử nói chung, sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các em chủ động, độc lập chiếm lĩnh kiến thức trong hoạt động học tập bộ môn lịch sử.

KẾT LUẬN

Xuất phát từ đối tượng, mục đích, nhiệm vụ của đề tài Luận văn; thông qua quá trình nghiên cứu lý luận, thực tiễn, nghiên cứu vận dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam (lớp 12) trong các trung tâm giáo dục thường xuyên và tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với học viên lớp 12 của năm đơn vị ở những địa bàn cư trú khác nhau, bước đầu chúng tôi khẳng định được giả thuyết khoa học của Luận văn nêu ra là đúng đắn. Trên cơ sở đó, chúng tôi rút ra kết luận và mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:

1. Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giũa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học đang là vấn đề đặt ra cấp thiết. Làm thế nào để giải quyết được sự mâu thuẫn giữa thời gian học tập rất hạn hẹp với khối lượng khổng lồ kiến thức lịch sử thế giới và dân tộc, số lượng kiến thức này vẫn không ngừng tăng lên theo ngày tháng. Để không đi xa rời mục tiêu giáo dục phổ thông, lý luận dạy học bộ môn cần phải làm rõ những căn cứ và xác định được mức độ cơ bản, tối thiểu về kiến thức mà học viên cần đạt trong dạy học lịch sử; đưa ra những định hướng về phương pháp dạy học để tổ chức cho học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng. Đó là lý do vấn đề “Xác định kiến thức cơ bản trong dạy học và tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức ấy” trong dạy học nói chung đang được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự quan tâm nghiên cứu của các nhà giáo dục học và tập thể giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục.

2. Lý luận dạy học và thực tiễn cho thấy, vấn đề xác định kiến thức cơ bản, làm thế nào để tổ chức cho học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử ở từng bài, từng chương, từng khóa trình là không hề đơn giản. Đó là nhiệm vụ mà đề tài của Luận văn đã cố gắng đi sâu tiếp cận và mạnh dạn đề xuất một số biện pháp sư phạm để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử nói chung ở các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 3. Từ nhận thức lý luận chung: kiến thức cơ bản trong học tập bộ môn lịch sử là mức độ kiến thức và kỹ năng tối thiểu nhất mà tất cả học viên trong các trung tâm giáo dục thường xuyên phải đạt được theo quy định của chương trình, là mặt bằng chung cho học viên ở tất cả các vùng có điều kiện cần thiết và tối thiểu nhất có thể tiến hành việc dạy học bình thường. Chúng tôi đã tiến hành điều tra, nghiên cứu và đã chỉ rõ những bất cập trong nhận thức về vị trí vai trò bộ môn lịch sử trong nhà trường nói chung; những bất cập trong việc xác định kiến thức cơ bản và phương pháp giảng dạy của một bộ phận giáo viên, thực trạng chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ở các trung tâm giáo dục thường xuyên. Từ nhận thức lý luận, trên cơ sở thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp sư phạm để tổ chức cho

học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 (lớp 12) ở các trung tâm giáo dục thường xuyên.

4. Xét về bản chất, việc dạy học lịch sử ở các trung tâm giáo dục thường xuyên cũng là một quá trình nhận thức, quá trình này chỉ thực sư đạt kết quả khi phát huy được hoạt động tích cực, chủ động nhận thức của học viên, đặc biệt là phát triển khả năng tư duy.

5. Để vận dụng các biện pháp tổ chức cho học viên ở các trung tâm giáo dục thường xuyên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử, trước hết giáo viên cần phải xác định đúng kiến thức cơ bản ở mỗi bài, mỗi chủ đề. Để hỗ trợ giáo viên trong việc giảng dạy nói chung, xác định kiến thức cơ bản môn lịch sử nói riêng, tháng 11 năm 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xuất bản bộ tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn lịch sử”. Tuy nhiên, bộ tài liệu này chỉ mang tính hướng dẫn và gợi ý cho giáo viên tham khảo, nó không giới hạn kiến thức và không thể thay thế cho sách giáo khoa, không phải để học viên chỉ học thuộc mà triệt tiêu sự nổ lực nghiên cứu, triệt tiêu sự bồi dưỡng của giáo viên trong việc xác định kiến thức cơ bản. Chính vì vậy, khi xác định kiến thức cơ bản, giáo viên cần dựa vào lý luận dạy học của bộ môn, chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác, trong đó có tài liệu: “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn lịch sử”. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên phải xác định mình là vai trò trung tâm trong việc tổ chức, hướng dẫn học viên lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên, cũng cần căn cứ vào tình hình thực tiễn ở đơn vị, căn cứ vào trình độ nhận thức của học viên để có những giải pháp sư phạm phù hợp, nhằm đảm bảo việc dạy học không hạ thấp, cắt xen chương trình, không chạy theo hình thức để dẫn đến tình trạng quá tải, đảm bảo việc xác định đúng kiến thức cơ bản trong mỗi bài học nhằm đạt được mặt bằng nhận thức chung, nhưng đồng thời cũng phải phát hiện, khuyến khích, động viên và bồi dưỡng những học viên khá giỏi để các em có cơ hội phát huy năng lực của mình.

6. Kiến nghị: Trong việc đổi mới phương pháp dạy học, theo lý luận dạy học hiện đại thì học viên với vị trí trung tâm, là chủ thể của hoạt động nhận thức, cho

nên, hơn lúc nào hết các em phải ra sức học tập một cách tự giác, chủ động và tích cực. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trước hết là vị thế của bộ môn trong hệ thống các môn học ở nhà trường và tác động của nó rất lớn đối với việc chọn nghề nghiệp trong tương lai của người học, điều đó đã chi phối và khiến cho một bộ phận lớn học viên xác định động cơ học tập bộ môn chưa đúng đắn. Phần lớn, học viên hiện nay ở các trung tâm giáo dục thường xuyên chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc học tập môn Lịch sử. Đây là vấn đề lớn có liên quan đến gia đình, nhà trường, xã hội, lãnh đạo các cấp trong và ngoài ngành giáo dục. Chính vì vậy cần phải có biện pháp hổ trợ phối hợp giáo dục thế hệ trẻ những kiến thức lịch sử nói chung một cách kịp thời và đồng bộ. Ở thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể

Một phần của tài liệu Tổ chức học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919 1945 (lớp 12) ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố hồ chí minh (Trang 101 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w