Tổ chức cho học viên làm việc với sách giáo khoa

Một phần của tài liệu Tổ chức học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919 1945 (lớp 12) ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 99)

10. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3.2.3. Tổ chức cho học viên làm việc với sách giáo khoa

Theo Luật Giáo dục năm 2005 và sửa đổi bổ sung năm 2010, “Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông” [46,tr. 50]

Như vậy, sách giáo khoa là tài liệu cơ bản phục vụ học tập cho học sinh, được nhà nước tổ chức biên soạn theo chương trình ban hành và quán triệt mục tiêu giáo dục đã được xác định “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nhĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [46, tr.32]. Từ mục tiêu đó, sách giáo khoa trở thành người thầy thứ hai cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức, trí tuệ cho các em. Vì thế, học tập dựa trên sách giáo khoa là biện pháp cơ bản thúc đẩy quá trình nhận thức và nâng cao chất lượng học tập bộ môn cho học viên.

Đối với giáo viên, sách giáo khoa “Là điểm tựa để giáo viên xác định kiến thức cơ bản, xác định các khái niệm cần hình thành cho học sinh trong giờ học, là sự gợi ý để lựa chọn phương pháp dạy học vừa phù hợp với đối tượng, vừa phát huy được tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh” [52, tr.56]

Hiện nay, để đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, sách giáo khoa nói chung, sách giao khoa lịch sử và sách giáo khoa lịch sử lớp 12 nói riêng đã có những thay đổi về quan niệm, cách nhìn nhận vấn đề và cách biên soạn:

Thứ nhất, sách giáo khoa lịch sử hiện nay không phải chỉ là tài liệu thông báo kiến thức như quan niệm trước đây mà còn là tài liệu hướng dẫn học sinh học tập, giúp các em tìm tòi kiến thức, nghiên cứu để hình thành tri thức và khái niệm. Đồng thời, nó còn là tài liệu tham khảo quan trọng để giáo viên khai thác, sử dụng khi xây dựng kế hoạch sư phạm của mình trong tổ chức hoạt động dạy và học.

Thứ hai, nội dung sách giáo khoa hiện nay được viết súc tích, ngắn gọn hơn, những diễn biến các sự kiện thường được in chữ nhỏ hoặc in nghiêng để tham khảo. Những sự kiện, hiện tượng lịch sử không trình bày theo kiểu thông báo như trước đây mà chủ yếu theo hướng gợi mở, nêu vấn đề.

Thứ ba, các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa phong phú hơn về thể loại, chủ yếu đã tập trung vào những câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực học tập và tư duy sáng tạo của học sinh, bên cạnh đó còn có các bài tập thực hành và bài tập nhận thức.

Thứ tư, Sách giáo khoa nói chung hiện nay đã chú ý đến kênh hình và các phương tiện trực quan như: tranh, ảnh, bản biểu đồ…nó không chỉ đơn thuần là công cụ minh họa cho bài viết mà còn là nguồn kiến thức quan trọng. Ngoài ra sách giáo khoa hiện nay còn có phần đọc thêm được in bằng chữ nhỏ, phần này vừa yêu cầu giáo viên hướng dẫn cho học sinh tham khảo, vừa giúp học sinh tập dần với phương pháp tự học, tự nghiên cứu lịch sử.

Ngoài những đặc điểm mới trên, sách giáo khoa lịch sử lớp 12 còn có những điểm mới khác đó là cách nhìn nhận đánh giá các sự kiện không còn cứng nhắc và nặng nề, ví như, về từ ngữ không còn sử dụng các cụm từ như “quân đội tay sai, quân chư hầu” mà đã sử dụng những cụm từ mang tính ngoại giao hơn như “Quân đội Sài Gòn, chính quyền Sài Gòn”, “Quân Đồng minh của Mỹ”, những hạn chế trong Luận cương tháng 10/1930 của Trần Phú, hạn chế trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968…dù sách giáo khoa in phần chữ nhỏ (đọc thêm) nhưng về cách nhìn nhận vấn đề đã mang tính khách quan và trung thực hơn…

Như vậy, theo quan điểm hiện nay, “Sách giáo khoa trở thành tài liệu định hướng và hổ trợ cho quá trình tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức mới và thực hành theo năng lực của người học. Các thông tin trong sách giáo khoa thông qua kênh hình cũng như kênh chữ thường đa dạng, phong phú, đòi hỏi người học phải có tư duy linh hoạt, có đầu óc phê phán mới phát hiện và giải quyết được vấn đề” [7, tr.8]

Xuất phát từ vị trí quan trọng của sách giáo khoa trong dạy học lịch sử, từ những quan điểm mới và những nội dung khó trong sách giáo khoa được biên soạn theo tinh thần đổi mới, đòi hỏi cả thầy và trò phải có phương pháp sử dụng tốt sách giáo khoa, triệt để khai thác nội dung sách giáo khoa theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học viên, hoặc tổ chức cho học viên tự nghiên cứu sách giáo khoa để tự lĩnh hội kiến thức cơ bản của bài học. Mặt khác, trong hoạt động nội khóa trên lớp, giáo viên sẽ không đủ thời gian để nói tất cả những nội dung đã viết trong sách. Bởi vậy, giáo viên cần phải tổ chức cho học viên khai thác, xử lý các thông tin trong sách giáo khoa để các em tự rút ra kết luận.

Như đã trình bày ở phần trên, trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, ngoài kênh chữ, kênh hình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản. Giữa kênh hình và kênh chữ có mối quan hệ biện chứng với nhau. Thông qua kênh chữ, giáo viên giúp học viên giải quyết một cách chính xác và đầy đủ nội dung kênh hình trong sách giáo khoa. Ngược lại, thông qua kênh hình, giáo viên sẽ giúp học viên hình dung một cách chính xác, khoa học về các sự kiện lịch sử và tránh được bệnh “hiện đại hóa” lịch sử. Vì vậy, căn cứ vào nội dung sách giáo khoa yêu cầu, giáo viên cần tổ chức cho học viên khai thác một cách hợp lý cả kênh hình lẫn kênh chữ trong sách giáo khoa để nắm một cách vững chắc nội dung của bài học. “Giảng như trong sách giáo khoa hoặc tách rời khỏi sách giáo khoa đều không đúng, nhất là không tính đến điều kiện cụ thể: tính chất của tài liệu học tập, chất lượng của bài đọc trong sách và lứa tuổi học sinh” [19, tr.18]

Như vậy, việc tổ chức cho học viên khai thác kiến thức cơ bản trong bài viết của sách giáo khoa được thể hiện qua các bước sau:

Bước 1:

- Xác định vị trí bài viết trong cả khóa trình

- Hướng dẫn học viên đọc nhanh nội dung của bài viết, tìm các ý chính của từng mục.

- Trình bày lại nội dung bài viết theo dàn ý đã được lập.

Bước 2: Hướng dẫn học viên trả lời các câu hỏi, bài tập trong sácg giáo khoa để lĩnh hội kiến thức cơ bản

- Xác định vị trí vai trò câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa

- Hướng dẫn học viên trả lời câu hỏi, bài tập ở trên lớp và kể cà bài tập ở nhà Như vậy, vai trò của giáo viên trong việc tổ chức hướng dẫn học viên tự tìm kiến thức trong sách giáo khoa được thể hiện qua việc hướng dẫn cho cá nhân hoặc toàn lớp đọc sách và đưa ra các yêu cầu cụ thể như: yêu cầu cá nhân hoặc đại diện nhóm lên trình bày kết quả tìm được để cả lớp nhận xét và góp ý, thảo luận, hướng dẫn học viên tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau. Còn vai trò của học viên là tích cực, chủ động đọc sách giáo khoa, tóm tắt các nội dung chính để tra lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra và phải diễn đạt những kiến thức đã lĩnh hội được thông qua các hình thức như: trình bày miệng, trình bày bằng bài viết, sơ đồ hóa hoặc bảng biểu trước cả lớp để cùng nhau thảo luận.

Để làm rõ phần lý luận trên, chúng tôi sẽ trình bày qua một ví dụ cụ thể khi dạy bài 13: “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 – mục I: Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng”, ở phần này, tuy mục 2: Tổ chức Tân Việt cách mạng đảng là phần giảm tải, nhưng giáo viên vẫn tổ chức chia lớp ra làm ba nhóm đọc và nghiên cứu ba tổ chức: hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân đảng. Sau khi chia nhóm, giáo viên cần đưa ra yêu cầu tìm hiểu về ba tổ chức trên như: hoàn cảnh ra đời, giai cấp lãnh đạo, hoạt động yêu nước, em có nhận xét gì về sự thất bại và tan rã của hai tổ chức Tân Việt cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân đảng?

Tùy theo trình độ nhận thức của học viên mỗi lớp, giáo viên có thể đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở để dẫn dắt các em khai thác nội dung kiến thức trong sách giáo khoa về ba tổ chức cách mạng trên, từ đó bằng các thao tác tư duy như phân tích, khái quát hóa…tự rút ra kết luận và trả lời các câu hỏi nhận thức: tại sao nói tổ chức hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là tổ chức tiền thân của Đảng ta? Sự

phân hóa và tan rã của hai tổ chức còn lại đã để lại cho Đảng và nhân dân ta bài học kinh nghiệm nào?

Một vấn đề quan trọng khác mà giáo viên phải lưu ý khi tổ chức cho học viên khai thác sách giáo khoa và các tài liệu khác để lĩnh hội kiến thức cơ bản trong quá trình cung cấp kiến thức mới là phải giải quyết đúng đắn, linh hoạt và mềm dẻo giữa nội dung sách giáo khoa và bài giảng của giáo viên, giữa bài giảng của giáo viên với việc tự học của học viên theo sơ đồ Đai – ri, (xem phần Phụ lục) nhằm tránh tình trạng, bài giảng của giáo viên chỉ là sự tóm tắt nội dung trong sách giáo khoa hoặc là thoát ly sách giáo khoa. Ví dụ, khi dạy bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, ở mục 1: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp, giáo viên cần giúp học viên nắm vững về hoàn cảnh thế giới tác động đến Việt Nam, nội dung chương trình khai thác thuộc địa của Pháp…để giúp học viên hiểu hơn về quy mô, mức độ của chính sách bóc lột của Pháp, giáo viên có thể dành chút thời gian giới thiệu cho học viên hiểu thêm về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (1897 – 1914), việc giới thiệu thêm này sẽ giúp học viên hiểu sâu hơn về bản chất bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây, tức là cột chặt nền kinh tế thuộc địa vào chính quốc. Khi dạy đến mục 3 của bài 12: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, ngoài những sự kiện từ năm 1917 đến năm 1925, giáo viên có thể mở rộng thêm về thân thế, sự nghiệp vĩ đại của Người, nhằm giúp học viên có ấn tượng sâu sắc về cuộc đời hoạt động cách mạng, khơi dậy trong tâm thức các em niềm tự hào, kính yêu vô bờ bến đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Như vậy, “Việc sử dụng có kết quả sách giáo khoa là một điều kiện quan trọng bậc nhất để đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn, nên việc sử dụng sách giáo khoa là khâu quan trọng trong hoạt động giáo dục. Phát huy vai trò của sách giáo khoa là một trong những con đường để nâng cao hiệu quả dạy học”

[37, tr.65]. Sử dụng sách giáo khoa để tổ chức học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản dưới sự hướng dẫn của giáo viên là một trong những biện pháp quan trọng để khai thác nội dung sách giáo khoa trên cơ sở phát huy tính tích cực, tự giác, suy nghĩ độc lập, sáng tạo của các em. Khai thác nội dung sách giáo khoa theo hướng này

không chỉ giúp học viên nắm vững nội dung cơ bản, trọng tâm của bài học mà còn có tác dụng lớn trong việc giáo dục và phát triển năng lực tư duy, thực hành cho các em. Điều này càng có ý nghĩa thiết thực và quan trọng đối với một số trung tâm giáo dục thường xuyên khi mà điều kiện phục vụ cho việc giảng dạy còn thiếu thốn, sách giáo khoa là tài liệu học tập chủ yếu, quan trọng nhất mà học viên chủ yếu dựa vào đó để tiếp thu kiến thức lịch sử, thậm chí nhiều nơi sách giáo khoa gần như là tài liệu học tập duy nhất. Việc tổ chức cho học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trên cơ sở khai thác nội dung sách giáo khoa trong dạy học lịch sử nói chung, chúng ta cần tránh rơi vào hai thái cực: hoặc là lặp lại nguyên xi, hoặc là xa rời quá đà nội dung sách giáo khoa, cả hai đều biến tiết dạy trở nên nhàm chán, đơn điệu hoặc dễ xa rời chương trình, xa rời mục tiêu bài học.

Bên cạnh sách giáo khoa là tài liệu cơ bản, bắt buộc trong học tập đối với học viên, thì việc sử dụng các tài liệu tham khảo khác là rất cần thiết trong dạy học lịch sử. Do đặc trưng của việc học tập lịch sử, các tài liệu tham khảo liên quan khác như tài liệu lịch sử, tài liệu văn học cũng góp phần nhất định vào việc khôi phục, tái hiện lại hình ảnh của quá khứ. Trong đó các tài liệu lịch sử (chính thống) này là căn cứ khoa học, bằng chứng về tính xác thực, tính cụ thể, tính phong phú của sự kiện lịch sử mà học viên cần tiếp nhận; nó giúp các em tránh được hiện tượng “hiện đại hóa” hoặc “hư cấu” lịch sử. Khi xem tài liệu tham khảo là nguồn kiến thức quan trọng, thì nguồn tài liệu ấy phải được thẩm định kỹ, khi phân tích những nội dung phải lựa chọn những phần chính xác, phù hợp với trình độ và phù hợp với cấp học của học viên.

Việc sử dụng tài liệu tham khảo còn giúp học viên có thêm cơ sở để nắm vững bản chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài học quan trọng của lịch sử, từng bước rèn cho học viên thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy lịch sử. Như vậy, tài liệu tham khảo còn là phương tiện có hiệu quả để hiểu rõ hơn kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, là nguồn bổ sung quý giá về kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Hiện nay, có nhiều loại tài liệu tham khảo trong học tập bộ môn lịch sử, trong đó, có lẽ phong phú và đa dạng nhất là tài liệu lịch sử thành văn và tài liệu văn học. Tuy nhiên việc sử dụng các loại tài liệu này phải xuất phát từ mục đích, nội dung bài học, tùy thuộc vào trình độ và cấp học của học viên mà lựa chọn tài liệu và có phương pháp sử dụng thích hợp. Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng tài liệu tham khảo được tiến hành trong những trường hợp sau:

- Để minh chứng cho một luận điểm khoa học, nhằm giúp học viên hiểu đúng về một nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử.

- Để cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử đang được giáo viên trình bày nhằm tạo cho học viên biểu tượng rõ nét về sự kiện ấy, làm tăng thêm tính sinh động, hứng thú học tập cho các em.

- Để giải thích, phân tích một sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhằm giúp học viên hiểu rõ hơn về bản chất của sự vật, hiện tượng đang được trình bày.

Ví dụ, ở giai đoạn lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945, khi nói về những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, sách giáo khoa chỉ đề cập đến một giai đoạn ngắn từ năm 1917 đến tháng 6/1925, để giúp học viên hiểu rõ và sâu

Một phần của tài liệu Tổ chức học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919 1945 (lớp 12) ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w